Admin các nhóm trên WeChat trở thành người dễ gặp nguy hiểm nhất Trung Quốc
- Blog THĐLT
- •
Sau khi một quy định mới được ban hành, tại Trung Quốc hiện nay, những người thuộc nhóm dễ gặp nguy hiểm nhất chính là admin của các nhóm trên WeChat. Họ dường như có thể bị bắt bất kỳ lúc nào và vì đủ thứ lý do trên đời. Người ta thấy thấp thoáng đâu đó là phương thức đấu tố và chỉ điểm qua lại của thời Cách mạng Văn hóa.
Hiện nay, các ứng dụng mạng xã hội rất phổ biến tại Trung Quốc, chức năng nhóm chat cũng được sử dụng ngày càng rộng rãi. Các phương tiện truyền thông xã hội như mạng xã hội Weibo, ứng dụng nhắn tin QQ, diễn đàn trực tuyến Baidu ở Trung Quốc đều tồn tại số lượng khổng lồ các nhóm chat. Cư dân mạng Trung Quốc thông qua các nhóm chat này để liên lạc với các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Chủ đề của các nhóm chat cũng thường đa dạng và phức tạp. Ngoài việc liên lạc với người thân quen ra, không ít cư dân mạng cũng gia nhập các nhóm chat để thảo luận về những đề tài nhạy cảm như chính trị và kinh tế. Vì chỉ có thành viên của nhóm chat mới có thể đọc được, nên nội dung cuộc trò chuyện tương đối bí mật riêng tư, và cũng tương đối khó bị kiểm duyệt, hạn chế.
Trước khi Đại hội 19 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) diễn ra, chính quyền Trung Quốc không ngừng tăng cường khống chế đối với thông tin trên mạng internet. Vào ngày 7/9, cơ quan quản lý thông tin mạng đã ban hành quy định mới để tiến hành kiểm soát đối với các nhóm chat trên mạng xã hội và tài khoản công cộng. Đó là “Quy định quản lý dịch vụ thông tin nhóm chat trên mạng Internet“.
Theo quy định này, người tạo và người quản lý nhóm chat trên các ứng dụng mạng xã hội phải chịu trách nhiệm đối với “những nội dung trò chuyện phạm pháp” và đảm nhận trách nhiệm pháp luật đối với nhóm chat. Các ứng dụng mạng xã hội cũng cần áp dụng các biện pháp xử lý như điều chỉnh, thông báo tạm dừng, và đóng các nhóm chat “phạm pháp“, và đồng thời lưu giữ những nội dung cuộc trò chuyện, rồi báo cáo lên các bộ phận liên quan.
Sau khi quy định này được ban hành, admin của các nhóm trên WeChat đã trở thành những người dễ gặp nguy hiểm nhất Trung Quốc. So sánh với tham quan, với xã hội đen, với tất cả những người bình thường trên thế giới, thì nguy hiểm và áp lực cao mà admin của các nhóm trên WeChat phải đối mặt, là vượt qua sức nặng mà nhân loại có thể chịu đựng.
Trong quy định trên có 9 loại tin tức nhất định không được đăng. Theo đó, nói không quá rằng chính quyền dường như có thể tóm gọn tất cả những người Trung Quốc nào không phải là quan chức cao cấp trong Đảng.
Việc cấm đăng 9 loại tin tức bao gồm: không đăng các vấn đề chính trị mẫn cảm; không đăng và lưu truyền các tin đồn, không đăng tư liệu nội bộ; không đăng những gì liên quan đến khiêu dâm, ma túy, bạo lực, không đăng các tin tức về Hồng Kông mà chưa được đăng trên các website chính thức của chính phủ, không đăng các tài liệu quân sự, không đăng những văn kiện cơ mật quốc gia; không đăng những gì liên quan đến cảnh sát có liên hệ với xã hội đen; không đăng những gì đi ngược lại các quy định pháp luật khác.
Chiểu theo quy định này mà thực thi thì nếu như một người cho dù không đăng các bài có chủ đề chính trị, mà có thể là chỉ đăng một bức ảnh mỹ nữ khiêu khích cỡ lớn, thì người đó và admin vẫn phải bị bắt. Nếu như một người là người Hồng Kông, đăng một tin tức về Hồng Kông ở trong nhóm, thì admin sẽ bị bắt. Nếu như một người đăng một tin về việc cảnh sát ở một nơi nào đó phá dỡ nhà trái phép hoặc đánh người bán hàng rong, thì người đó và admin sẽ bị bắt; nếu như một người phàn nàn rằng cơm ở nhà ăn của trường học hoặc bệnh viên không ngon, đem ra đồn đại, thì người đó và admin cũng bị bắt.
Đây không chỉ là đưa ví dụ, không ít bản án đã được thực hiện trong thực tế. Còn có những trường hợp mà chỉ cần chiểu theo điều khoản cuối cùng là: “không đăng những gì đi ngược lại các quy định pháp luật khác” và quy bạn vào tội vi phạm quy định pháp luật có liên quan, thì bản thân bạn và admin sẽ bị bắt.
Tất cả thành viên trong nhóm và admin đã trở thành cộng đồng những người bị người khác nắm giữ vận mệnh. Tất cả các lời giải thích đều là vô ích, bởi vì quyền giải thích cuối cùng để bắt người là thuộc về cơ quan bắt giữ.
Từ phía cơ quan bắt giữ mà nói, thì sự trừng trị này là hợp tình hợp lý. Vì nó kế thừa một cách thành thục “chế độ liên đới” của rất nhiều triều đại. Bất kể thế nào, khi chỉ một mình bạn dám đối đầu với nó, thì nó sẽ có thể “tru di cửu tộc” nhà bạn, điều này rất có tác dụng trấn áp, bởi vì bạn làm liên lụy cả nhà. Do vậy khi một thành viên trong nhóm nào đó của WeChat bị bắt, thì thuận tiện sẽ liên đới luôn đến cả admin, điều này sẽ ép admin phải đề phòng chú ý đến các thành viên.
Xét về một mặt nào đó, đây cũng là biện pháp cực tốt để khiến cho quần thể những người dùng WeChat được thanh lọc cho “sạch sẽ”. Thời gian lâu dần, thậm chí hoàn toàn không cần cơ quan nhà nước giám sát, admin và thành viên các nhóm của WeChat sẽ phải “tự giác kiểm soát” chính mình. Thực sự là chính quyền đã kế thừa thủ đoạn của “Thái tổ” Mao Trạch Đông: “Khiến cho quần chúng đấu lẫn nhau”.
Với cách làm như vậy, từ lịch sử của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mà xét thì thấy rằng hiệu quả “rất tốt”. Ví dụ như thời kỳ Cách mạng Văn hóa, cha mẹ tố cáo con cái, con cái tố cáo cha mẹ, thủ đoạn kia của chính quyền không thất bại lần nào. Còn có những điều như, nếu như bạn thuộc về “năm loại đen” (địa chủ, phú nông, phản cách mạng, phần tử xấu, cánh hữu), thì cả nhà bạn không được đi học, cho bạn ở chuồng bò cả đời, vĩnh viễn đi bêu phố, vĩnh viễn không có hy vọng.
Nhiều câu chuyện sự thật trong lịch sử cho thấy, một người vì để thoát khỏi “năm loại đen”, thì thường thường phải biến thành đao phủ cho cơ cấu quốc gia, hạ thủ với người thân của chính mình, hơn nữa thông thường hạ thủ rất nặng, càng nặng càng chứng tỏ rằng người này trung thành với quốc gia. Ở đây không có chuyện nhân tính hay không nhân tính, ai bảo anh ở trong “năm loại đen”?
Người tiếp bước Lỗ Tấn, tác giả trứ danh Tiêu Quân từng trải qua một sự việc có thể chứng minh tội liên đới là đáng sợ đến mức nào. Ông Tiêu Quân có con trai là Tiêu Yến, trong một lần trả lời phỏng vấn thì hồi tưởng lại nói: Năm 1966, phần tử phản đảng Tiêu Quân và một số giáo sư có tội khác (phản lại lý luận học thuật và quyền uy của ĐCSTQ, khi nói thì ông Tiêu Yến nhấn mạnh nhất vào Tiêu Quân), mười mấy, hai mươi người được đưa đến một nơi. Hồng vệ binh đốt một đống lửa nhỏ, để cho những giáo sư này đứng xung quanh, sau đó Hồng vệ binh bắt đầu đánh. Trong quá trình này, Tiêu Quân với tính cương trực của mình bắt đầu phản kháng, Tiêu Quân tuy là một nhà văn, nhưng biết võ, trong thời kháng Nhật ông từng lên tiền tuyến. Một vị giáo sư kéo lấy ông rồi nói, “ông đừng phản kháng, ông mà phản kháng thì tất cả chúng ta đều chết hết. Sau khi chúng ta chết, thì cả nhà ông cũng chết”. Tiêu Quân kiềm chế, chịu đựng quyền cước của Hồng vệ binh, lại thêm cả gậy gộc, bị thương rất nặng. Sau đó, Tiêu Quân nói với các con của ông, rằng may mà có các họ, ông mới sống được. Lúc đó ông thực sự nghĩ muốn chết cùng bọn chúng, nhưng nghĩ đến các con ông lại thôi.
Ông Lý Tiễn Lâm khi nói về việc khám nhà trong cuốn “Tạp chí chuồng bò” có nói: “Lúc đó mạng sống của ba người già trong nhà chúng tôi là bị đặt trong tay người khác. Chúng tôi giống như mấy con kiến vậy, người khác chỉ cần động ngón tay, là chúng tôi lập tức trở thành bột mịn. Chúng tôi kêu trời trời không đáp, kêu đất đất không nghe. Tôi không biết chúng tôi là đang ở thế giới con người hay thế giới của quỷ, hay là thế giới của súc vật. Trời đất mênh mông mà không có chỗ dung thân cho ba người già”.
Quay lại vấn đề liên đới tới admin của các nhóm trong WeChat, thì đây thực sự không phải là sự việc mới phát sinh. Trong lịch sử những việc thống khổ hơn, bi thảm hơn, và chí tử hơn thì người Trung Quốc đã từng trải qua cả rồi…
Liệu chính quyền sau này có gia tăng mức độ liên đới không? Ví dụ như ngoại trừ liên đới tới admin, còn liên đới tới cả nhà, cũng quy những người này thành thế lực địch nhân, không cho kết hôn, không cho làm việc, không cho đi học v.v, thực thi một cách toàn diện khiến cho thế lực đối địch không thể không chết?
Cùng với việc đó, nhà nước Trung Quốc còn cần phải cấm cả những người sử dụng WeChat ngoài Đại Lục. Nếu không, khi những người này đăng nội dung “không thích hợp” lên nhóm chat chung, chính quyền không bắt được họ vì họ ở nước ngoài, thì chỉ có admin là lãnh đủ. Hoặc quy định mới chỉ giới hạn ở những nơi có thể thực hành quyền bắt người thì có thể dùng WeChat, như Hồng Kông, Ma Cao có thể dùng, còn Mỹ và Anh thì không được dùng.
Làn sóng các admin của WeChat bị bắt lần này, có thể phải lên tới ít nhất vài trăm ngàn hoặc hơn triệu người.
Bài viết chuyển thể từ Blog “Từ Hành Đạp Lưu Thủy”
Xem thêm:
Từ khóa Tự do ngôn luận Admin Nhóm chat Kiểm soát dư luận Cách mạng Văn hóa Wechat