Bất ổn xã hội Mỹ không ảnh hưởng đến Mỹ chế tài ĐCSTQ
- Nghiêm Thuần Câu
- •
Có lẽ hoạt động bạo loạn biểu tình đang diễn ra trên khắp nước Mỹ khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và giới dư luận viên vô cùng hả hê, hy vọng những rắc rối ở Mỹ sẽ gây trở ngại trong hoạt động chế tài ĐCSTQ của Mỹ. Đây chẳng qua là suy nghĩ của một nhóm người mê muội mà thôi.
Dưới đây là bài viết của nhà văn Nghiêm Thuần Câu thể hiện quan điểm của riêng tác giả.
Hôm 31/5/2020, cảnh sát trưởng Steve Mylett của thành phố Bellevue tại Washington quỳ xuống nói chuyện với mọi người. Hoạt động biểu tình đang bùng nổ khắp nước Mỹ do cái chết gần đây của người đàn ông da màu George Floyd vì bị một cảnh sát dùng vũ lực (Ảnh: David Ryder/Getty Images).
Bất ổn xã hội Mỹ không đòi hỏi Tổng thống Donald Trump phải trực tiếp đi xử lý, mỗi bang có biện pháp đối phó riêng, có nơi cần điều động Vệ binh Quốc gia thì điều động, nơi nào cần giới nghiêm sẽ áp đặt giới nghiêm. Đây không phải là lần đầu tiên Chính phủ Mỹ đối mặt với bạo loạn người da đen. Người dân Mỹ vốn quen sống theo chủ nghĩa tự do, họ cũng quen với vấn đề sử dụng đến bạo lực, giữa người da đen và người da trắng vốn có hận thù từ xưa cộng thêm lần dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán này khiến nhiều người thiệt mạng và nạn thất nghiệp tăng cao, khiến nhiều người phải đối mặt với những khó khăn, hệ quả của tâm trạng bức xúc xã hội lên cao sẽ phát sinh một số sự cố.
Hiện nay phương hướng tổng thể về chế tài của Chính phủ Mỹ đối với ĐCSTQ đã được đặt ra nên cứ vậy thực thi, mỗi ban bệ có nhiệm vụ riêng của mình, xử lý hoạt động biểu tình bạo loạn là việc của cảnh sát, còn việc của Chính phủ xúc tiến thực thi lệnh chế tài thì vẫn triển khai bình thường, có gì cản trở mà dư luận viên phải vui mừng hí hửng?
So với Mỹ, lẽ nào xã hội Trung Quốc hoàn hảo hơn? Nước Mỹ cho phép vấn đề phơi bày ra công khai để từ đó mà tìm cách giải quyết rốt ráo, nhưng ĐCSTQ không cho phép như vậy mà tìm mọi cách giấu những thứ rác rưởi hôi tanh đi để theo thời gian bốc mùi và thối rữa. Những rắc rối của ĐCSTQ vẫn âm ỉ ẩn giấu, đó là những rắc rối mang tính căn cơ, lâu dài, thảm họa, vậy mà dư luận viên không biết bản thân đang bên bờ vực của chết chóc lại còn ca hát nhảy múa!
Trên Internet người ta đăng tải một video ngắn cho thấy một nhóm cảnh sát Mỹ đang quỳ xuống trước công chúng trên đường phố và xin lỗi vì gây ra tình trạng bất an cho người dân, đây là đạo lý gì?
Khi hoạt động biểu tình phản đối diễn ra trong ôn hòa thì không có vấn đề gì, nhưng một khi xảy ra cảnh bạo lực phá hoại thì cảnh sát tất nhiên sẽ phải xử lý, có lý do gì để cảnh sát phải quỳ xuống và xin lỗi vì vấn đề xử lý bạo loạn gây bất ổn xã hội?
Vấn đề là cảnh sát Mỹ không tự xem họ là thế lực cai trị đối với mọi người dân thường, đồng nghiệp của họ bị mất khả năng tự kiểm soát bản thân dẫn đến hại chết một thường dân, chuyện này đối với lực lượng cảnh sát Mỹ là lỗi lầm, vì lỗi lầm này mà gây cảnh bạo loạn xã hội nên họ nhận thấy phải có trách nhiệm với công dân của mình, vì vậy họ đã chủ động quỳ xuống và xin lỗi.
Sau khi viên cảnh dùng đầu gối ép cổ người đàn ông da đen khiến anh ta thiệt mạng thì ngay lập tức Chính phủ tiến hành điều tra và công bố kết quả điều tra, đồng thời đã bắt giữ cảnh sát phạm tội, cáo buộc tội mưu sát, và cả ba cảnh sát tham gia trong vụ việc cũng bị bắt truy cứu trách nhiệm. Tất cả việc Chính phủ đã làm cho thấy Chính phủ đã tận lực với trách nhiệm.
Tuy nhiên, cảnh sát Mỹ vẫn đã quỳ xuống.
Ai có thể tưởng tượng cảnh sát Hồng Kông quỳ gối và xin lỗi người dân Hồng Kông vì sự tàn bạo của họ trong cả năm qua? Chuyện này quá hoang đường! Còn Chính phủ của Lâm Trịnh Nguyệt Nga làm gì với vấn đề bạo lực của cảnh sát trong gần cả năm qua: chỉ thực hiện một cuộc điều tra công khai và minh bạch, chỉ bắt giữ một cảnh sát hành hung, và chỉ xin lỗi một lần.
Ngày nào Lâm Trịnh Nguyệt Nga cũng xem truyền hình, thấy rõ những hành vi áp đặt bạo lực quá mức và vi phạm nhân quyền của cảnh sát. Nếu là một người bình thường thì không có lý do gì bà ta không biết cảnh sát đã làm sai thế nào, nhưng từ đầu đến cuối chưa bao giờ thấy Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói một lời nào để kiềm chế cảnh sát.
Cảnh sát tiền tuyến dã man đến mức như vậy chắc chắn phải được dung túng từ cảnh sát chỉ huy tiền tuyến, còn cảnh sát chỉ huy tiền tuyến phụng lệnh làm việc phải theo lệnh của Đặng Bính Cường (Chris Tang), còn mệnh lệnh dùng bạo lực của Đặng Bính Cường phải được Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho phép. Không cần phải nói, tất cả các sự cố bạo lực của cảnh sát ở Hồng Kông đã được cho phép của Lâm Trịnh Nguyệt Nga, bà ta đã trao quyền cho cảnh sát, và tất nhiên cảnh sát sẽ tận sức hành xử bạo lực.
Tại sao cảnh sát Mỹ quỳ gối trước công chúng? Tôi tin rằng không có sĩ quan cảnh sát cấp trên nào yêu cầu họ làm vậy, cũng sẽ không có Thống đốc hay thậm chí Trump yêu cầu như vậy, đó hoàn toàn là phản ứng tức thời của các sĩ quan cảnh sát tiền tuyến. Chỉ riêng trong vấn đề này có thể cho thấy khác biệt căn cơ giữa bạo lực nhà nước của hai thể chế chính trị.
Chế độ độc tài thường có thái độ thù địch với người dân nên dễ lạm dụng bạo lực đối xử, nhưng trong hệ thống dân chủ thì nhân dân là chủ đất nước và Chính phủ có trách nhiệm với nhân dân.
Bạn thử lựa chọn: muốn sống ở Hồng Kông là nơi Chính phủ và cảnh sát vô pháp vô thiên và mới thông qua thực thi Luật An ninh Quốc gia, hay muốn sống ở Mỹ nơi Chính phủ và cảnh sát phải tuân thủ luật pháp và khi xã hội có sự cố xảy ra?
Ở Mỹ có thể xảy ra trường hợp cảnh sát cá biệt nào đó mất kiểm soát, nhưng toàn bộ Chính phủ nằm dưới sự kiểm soát của người dân; còn ở Hồng Kông thì toàn bộ lực lượng cảnh sát có thể trở nên điên cuồng mất kiểm soát, còn người dân không có khả năng giám sát Chính phủ và cảnh sát.
Ở Mỹ, một quan chức như Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã sớm mất chức từ lâu và bị điều tra, thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự (vì thương vong do bạo lực bừa bãi của cảnh sát là do mệnh lệnh hành chính của bà ta), nhưng hiện nay bà ta vẫn đầy quyền lực, trong khi người dân Hồng Kông không có cách nào để loại bỏ bà ta, trừ khi ĐCSTQ sụp đổ và người dân Hồng Kông lấy lại quyền tự trị thì khi đó họ mới có cơ hội xử lý bà ta.
Chắc chắn ngày đó sẽ đến, kẻ gây tội ác sẽ bị quả báo là đạo lý chưa bao giờ sai.
Nghiêm Thuần Câu (nhà văn Hồng Kông)
(Bài viết được trao quyền đăng lại từ trang Facebook tác giả, Đại học Trung văn Hồng Kông)
(Bài viết đại diện cho quan điểm của cá nhân tác giả)
Xem thêm:
Từ khóa Dòng sự kiện biểu tình Hồng Kông Luật An ninh quốc gia Hồng Kông bạo loạn ở Mỹ Biểu tình ở Mỹ