Đông Phương: Vụ kiện Facebook độc quyền, liệu có thắng được không?
- Đông Phương
- •
Tháng 12 năm ngoái, Ủy ban Thương mại Mỹ và công tố viên tại 46 bang đã phát động vụ kiện chống độc quyền nhắm vào Facebook, mục đích cuối cùng là muốn phân tách Facebook thành 3, gồm Facebook, Instagram, WhatsApp. Nếu vụ kiện thành công, đây sẽ là một trong những vụ chia tách công ty lớn có quy mô lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, tương tự như vụ tách công ty Standard Oil và AT&T. Tuy nhiên nếu muốn phân tách Facebook, nói thì dễ nhưng làm thì khó, đây cũng là luận điểm chính mà Facebook tự biện hộ cho mình, một khi phân tách thì sẽ gây ra việc giảm an toàn thông tin người dùng, sản phẩm không còn sức thu hút, và đến cả việc lãng phí tài nguyên, lãng phí 9 tỷ USD. Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg nói trong email gửi nhân viên rằng, vụ kiện cần kéo dài mấy năm, tôi tin rằng cuối cùng Facebook sẽ thắng.
Bài viết được chuyển thể từ Video của kênh YouTube Đông Phương thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Sở dĩ việc phân tách Facebook gặp khó là do từ sau khi sáp nhập Instagram, WhatsApp, Facebook đã trói buộc càng chặt chẽ hơn các ứng dụng phần mềm này lại với nhau. Theo cách nói của Mark Zuckerberg, làm như thế là để phục vụ người dùng tốt hơn. Tuy nhiên người phê bình lại trách móc rằng đây là cách làm “tiên thủ hạ vi cường” của Facebook, để cho toà án không dễ ra lệnh tách Facebook. Dù vậy, chuyên gia tiết lộ, mặc dù muốn phân tách Facebook là điều rất khó, nhưng mà không phải là không thể, đây là nhận định của ông Ashkan Soltani – cựu chuyên gia công nghệ của Ủy ban Thương mại liên bang. Do phần mềm ứng dụng được phát triển theo từng module một, tiện lợi cho gỡ và cài đặt lại mới, các phần mềm của Facebook cũng như thế, cho nên nếu tách ra thì cũng không khó khăn như Facebook miêu tả.
Năm 2012, Facebook đã mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD, sau đó gắn chặt nó với Facebook. Quảng cáo của Facebook có thể xuất hiện trên trang chủ của Facebook, cũng có thể xuất hiện cả trên Instagram, dựa vào trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn để đẩy quảng cáo lên hai trang này, đồng thời căn cứ vào thông tin mà người dùng lưu lại trên Facebook để đẩy quảng cáo trên Instagram, đây là từ góc độ người dùng cuối thì thấy như vậy. Ở đằng sau, thì là Facebook và Instagram chia sẻ dữ liệu, chia sẻ công cụ quản lý, cũng chia sẻ cả kiểm duyệt nội dung, nhân viên của công ty thường xuyên làm việc qua lại ở hai nền tảng này. Một cựu kỹ sư phần mềm của Instagram tiết lộ, hai nền tảng có mối liên hệ vô cùng sâu, nếu tách ra thì sẽ là một thách thức rất lớn đối với các kỹ sư phần mềm.
Ông Alex Stamos, cựu giám đốc an ninh Facebook nói rằng, nếu thực sự tách Facebook và Instagram, cần phải mất thời gian mấy năm. Ông cho rằng một biện pháp thích hợp hơn là tách riêng mảng kinh doanh quảng cáo của Facebook và Instagram, có phòng ban phát triển chính sách và sản phẩm khác nhau, tuy nhiên công nghệ hỗ trợ đằng sau thì có thể chia sẻ. Làm như thế này thì tương đối đơn giản, hơn nữa cũng có thể đạt được mục đích chống độc quyền, bởi vì sau khi mảng kinh doanh quảng cáo tách ra, thì Instagram lập tức trở thành người cạnh tranh của Facebook. Trong số thu nhập 70 tỷ USD từ quảng cáo mỗi năm của Facebook, có 15 tỷ USD đến từ Instagram, hơn nữa tỷ trọng quảng cáo của Instagram tương lai sẽ ngày càng lớn.
Ngược lại, tách WhatsApp ra khỏi Facebook lại tương đối dễ, tuy nhiên cũng là tách người dùng đầu cuối ra thì là dễ, còn công nghệ đằng sau thì cũng tương đối không dễ tách rời. Facebook mua lại WhatsApp vào năm 2014, sau đó WhatsApp đã tăng thêm nhiều chức năng, nhưng do WhatsApp có chức năng mã hóa hai đầu, cũng tức là tin nhắn chỉ có 2 đầu nhận và gửi là đọc được, người khác lấy từ trên mạng về đều là dạng mã hóa, cho nên mức độ dung hòa của WhatsApp vào Facebook là tương đối nông hơn so với Instagram. Hơn nữa, Facebook vẫn luôn không thể tiền tệ hóa WhatsApp, không đẩy quảng cáo trên WhatsApp. Điều này có nguyên nhân là tầng quản lý của WhatsApp phản đối; một nguyên nhân nữa là chức năng mã hóa hai đầu khiến Facebook rất khó thu thập thông tin người dùng. Facebook rất muốn đưa chức năng cuộc gọi thoại vào trong phần mềm nhắn tin của Facebook, nhưng cũng không thành công. Do WhatsApp không có thu nhập từ quảng cáo, vì thế nếu phân tách ra thì cũng không có ảnh hưởng ngay lập tức đối với tài chính của Facebook.
Năm 1998, Microsoft cũng đối mặt với kiện cáo độc quyền, Microsoft thua kiện, nhưng cuối cùng tòa án vẫn không phán quyết cần phải tách Microsoft. Nếu Facebook thất bại trong vụ kiện, có khả năng cũng sẽ là kết quả này.
Tuy nhiên, hiện giờ Facebook đối mặt không chỉ là cáo buộc độc quyền, mà còn đối mặt với thế tấn công mạnh mẽ. Tôi cho rằng là đã đánh trúng điểm yếu, đây là Facebook, cũng là vết thương chí mạng của nền tảng mạng xã hội. Toàn bộ mô hình kinh doanh của họ bị nghi ngờ, trong lĩnh vực đạo đức bị nghi ngờ, người đầu tiên chống lại Facebook chính là Giám đốc điều hành của Apple Tim Cook.
Thứ Năm tuần trước (ngày 4/2), khi phát biểu tại Hội nghị Máy tính, Quyền riêng tư và Bảo vệ Dữ liệu, ông Tim Cook đã chỉ thẳng nền tảng mạng xã hội, lên án mạng xã hội vì để theo sát cư dân mạng, nên đằng sau đã thiết kế thuật toán dữ liệu lớn, đẩy từng nội dung mà cư dân mạng thích xem vào, đặc biệt là thuyết âm mưu, thù hận bạo lực, tin đồn. Mục đích là khiến cư dân mạng nghiện, xem càng lâu càng tốt, khiến cho toàn bộ xã hội trở lên tối tăm rối loạn. Ông Tim Cook kêu gọi, không nên tiếp tục lơ là hiện tượng này cũng như để nó tiếp tục, làm như thế sẽ gây ra đối lập xã hội, sẽ mất sự tín nhiệm, cũng sẽ dẫn đến bạo lực. Không thể để mặc cho vấn đề xã hội trở thành khủng hoảng xã hội. Mặc dù ông Tim Cook điểm tên chỉ mặt Facebook, nhưng mọi người cũng biết rằng ông đang nói đến ai.
Netflix có một bộ phim tài liệu có tên “The Social Dilemma” (Xã hội thông minh: Tiến thoái lưỡng nan). Bộ phim đã phỏng vấn một số người sáng lập nền tảng mạng xã hội, ví dụ như Tristan Harris – người phụ trách thiết kế luân lý đạo đức của Google, còn có những người tham gia thiết kế phát triển Instagram, Facebook, YouTube. Họ có được một kết luận, đó chính là họ đã sáng tạo ra một ‘đại quái vật’.
Với tư cách là người dùng, với tư cách là cư dân mạng, chúng ta coi truyền thông xã hội là sản phẩm tiêu dùng, nhưng trên thực tế, là nền tảng mạng xã hội biến cư dân mạng thành sản phẩm tiêu dùng. Họ dần dần thay đổi cách tư duy, cách nhận thức của cư dân mạng, dần dần thay đổi bạn, chỉ có như thế mới có thể nắm chắc được tập quán sở thích của cư dân mạng, chỉ có như thế thì họ mới kiếm được tiền.
Chúng ta sinh sống trong một thế giới rộng lớn, chuyện kỳ lạ nào cũng có, các loại người khác nhau, các loại ý thức hệ khác nhau, phương thức tư duy khác nhau. Có người có cùng chí hướng với bản thân, nhưng đại đa số đều khác với bản thân, đây chính là hiện thực xã hội. Con người đều thích xem những gì mình thích, nghe những gì mình thích nghe, kết bạn với những người gần giống mình, nhưng trong hiện thực, gặp được tri kỷ nói chuyện say sưa không biết chán đã ít lại càng ít, còn lời không hợp ý nửa câu cũng nhiều lại là điều bình thường hay gặp.
Có nền tảng truyền thông xã hội, con người tập trung lại với nhau trở nên dễ dàng hơn. Nền tảng truyền thông xã hội đã khiến cho những người có cùng chí hướng tập trung lại với nhau, đây là mặt tích cực, nhưng đồng thời cũng khiến người ta trở lên hẹp hòi hơn. Bởi vì người mà bạn tiếp xúc đến được đều là những người có cùng suy nghĩ tương tự bạn, dần dần, bạn cho rằng con người trên thế giới đều là như thế. Vì để bạn nghiện, truyền thông xã hội đề xuất cho bạn những tin tức, đều là thứ mà bạn thích, dần dần, bạn cho rằng những sự việc xảy ra trên thế giới đều là như thế. Truyền thông xã hội thay thế TV, phát thanh, báo giấy truyền thống, hoặc giả nói, vì để sinh tồn, TV, phát thanh, báo giấy cũng bắt đầu có lập trường. Như thế, toàn bộ xã hội vì sự sinh tồn của truyền thông xã hội mà trở thành đối lập về hình thái ý thức. Vẫn là thế giới rộng lớn như thế, nhưng hiện tại những người giống nhau thực sự đã tập hợp cùng nhau, họ tập hợp lại trên nền tảng truyền thông xã hội.
Tam Tự Kinh nói, “Nhân chi sơ, Tính bản thiện, Tính tương cận, Tập tương viễn, Cẩu bất giáo, Tính nãi thiên, Giáo chi đạo, Quý dĩ chuyên”. Con người nếu như không có sự giáo dục chính thống, truyền thống, dần dần sẽ sa đọa, có truyền thông xã hội rồi, thì sẽ càng tăng tốc sa đọa. Bạn thích nghe, bạn thích xem, truyền thông xã hội sẽ dẫn dắt bạn càng xem càng nhiều, càng xem càng thích, càng thích lại càng xem. Thực ra là đang mở rộng thứ mà bạn dính mắc vào, đây mới là tác dụng xấu nhất mà truyền thông xã hội mang đến. Chả trách, không ít người phát triển những nền tảng này ban đầu, hiện giờ đang hối hận, hối hận vì họ đã tạo ra một ‘đại quái vật’.
Đông Phương
Xem thêm:
Từ khóa Instagram Whatsapp Dòng sự kiện Chống độc quyền Đông Phương Khởi kiện Facebook Facebook