Xét từ hiện tượng, cả Washington và Mao Trạch Đông đều có thể được coi là nguyên thủ khai quốc, nhưng có những khác biệt cơ bản giữa họ.

mao trach dong
Cả Washington và Mao Trạch Đông đều có thể được coi là những nguyên thủ khai quốc, nhưng bản chất của họ vô cùng khác nhau. (Ảnh: Wikipedia)

1. Washington đã lãnh đạo quân đội của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ chiến đấu anh dũng chống lại Quân đội Hoàng gia Anh cho đến khi giành thắng lợi trong cuộc Chiến tranh giành độc lập toàn quốc và thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hoàn toàn độc lập;

Lãnh tụ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), lãnh đạo những người Cộng sản Trung Quốc và những người ủng hộ ĐCSTQ, tiến hành đấu tranh vũ trang với Chính phủ Quốc Dân đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu, và cuối cùng đánh bại Chính phủ Quốc dân đảng, giành quyền kiểm soát Trung Quốc Đại Lục và thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

2. Sau khi Washington giành chiến thắng trong Chiến tranh giành độc lập, ông đã ngay lập tức khởi xướng và chủ trì Hội nghị Lập hiến kéo dài 5 tháng, xây dựng Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thể hiện tinh thần dân chủ tự do của chính phủ hợp hiến, đảm bảo cho Hoa Kỳ trở thành một quốc gia dân chủ và tự do trên thế giới như ngày nay;

Sau khi Mao Trạch Đông đánh bại Chính phủ Quốc dân đảng và nắm quyền, ông ta đã thay đổi lời hứa trước đó là thành lập một “Trung Quốc mới” dân chủ và tự do, chính thức tuyên bố thiết lập quốc gia với chế độ chuyên chính vô sản hoặc chuyên chính dân chủ nhân dân mà thực chất là chuyên chính độc đảng.

Washington
Ngay khi Chiến tranh Cách mạng kết thúc, Washington đã từ chối làm nguyên thủ quốc gia, từ chối làm quốc vương. Ông không bao giờ chơi quyền lực hay dùng quyền lực để làm hại người khác. (Nguồn hình ảnh: Wikipedia)

3. Washington là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ sau khi lập quốc. Ông nhấn mạnh tập trung vào phát triển nền kinh tế trong nước, kiên trì sử dụng các biện pháp dân chủ và pháp lý để giải quyết các xung đột trong nước, thực hiện chính sách trung lập đối với bên ngoài và phản đối việc tham gia vào các tranh chấp, chiến tranh giữa các gia đình hoàng gia châu Âu;

Mao Trạch Đông tập hợp quyền lực đảng, chính phủ, quân đội trong tay sau khi thành lập đất nước, ông ta tiếp tục coi đấu tranh giai cấp là mắt xích then chốt, phát động hàng loạt phong trào chính trị trong nước, xóa bỏ mọi “kẻ thù giai cấp” và các phe đối lập chính trị cho đến khi ông qua đời.

Về đối ngoại, Mao đã phát động “Phong trào chống Mỹ và viện trợ Triều Tiên” quy mô lớn và phong trào chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa xét lại và nổi loạn. ĐCSTQ ủng hộ chế độ độc tài của Triều Tiên với cái giá phải trả là hàng trăm ngàn sinh mạng của người Trung Quốc, bí mật giúp đỡ những người cộng sản ở một số quốc gia tiến hành các cuộc đấu tranh vũ trang nhằm lật đổ chính phủ của họ. Đồng thời, gia nhập phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo và tham gia Chiến tranh Lạnh giữa hai phe lớn trên thế giới. Sau đó, để tranh giành quyền lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế, ĐCSTQ đã bất hòa với Liên Xô và chỉ trích chủ nghĩa chống Stalin của Khrushchev là chủ nghĩa xét lại, cho đến khi chiến tranh biên giới nổ ra với người anh cả ban đầu là Liên Xô.

4. Sau khi thành lập nước Mỹ, Washington kiên quyết bảo vệ con đường sở hữu tư nhân và kinh tế thị trường không dao động, điều này giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định và đảm bảo rằng Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới hiện nay;

Mao Trạch Đông sau khi thành lập chính quyền đã kiên trì con đường theo chủ nghĩa xã hội ‘một là lớn, hai là công công hữu’, xóa bỏ quyền sở hữu đất đai của nông dân, cho nông dân ăn một nồi cơm lớn, thực hiện chuyển đổi xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp và thương mại tư nhân, và tước bỏ mọi quyền sở hữu tài sản của hầu hết người dân Trung Quốc. Kết quả là chỉ riêng nông dân đã chết đói từ 30 đến 40 triệu người, và đến thời điểm Mao qua đời vào năm 1976, nền kinh tế Trung Quốc đang trong tình trạng sụp đổ hoàn toàn.

5. Một điểm sáng chói nữa của Washington là ông không bẩm sinh tham quyền lực nên không mưu mô đấu đá với người khác, chơi quyền lực hoặc dùng quyền lực để đàn áp hoặc giết người khác vì quyền lực. Khi Chiến tranh giành độc lập thắng lợi, ông xin được giải ngũ về quê, trở về trang trại của mình làm nông nghiệp. Chỉ theo yêu cầu kiên quyết của nhiều chính trị gia và công chúng, ông mới miễn cưỡng chấp nhận chức vụ tổng thống đầu tiên. Sau khi hết nhiệm kỳ thứ nhất, ông kiên quyết tuyên bố sẽ không tái tranh cử. Một lần nữa mọi người kiên định khẩn cầu, nên ông tiếp tục làm thêm một nhiệm kỳ nữa. Sau khi hết nhiệm kỳ thứ hai, ông không tiếp tục nghe lời khuyến cáo của ai nữa, và đề nghị rằng không ai nên giữ chức tổng thống Hoa Kỳ quá hai nhiệm kỳ trong tương lai. Đây là lý do tại sao tổng thống Mỹ ngày nay chỉ có thể phục vụ liên tiếp thêm một nhiệm kỳ. Hành vi của ông Washington đã ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo chính trị ở các nền dân chủ trên khắp thế giới. “Các nhà lãnh đạo hàng đầu” hiện tại chỉ có thể đảm nhiệm hai nhiệm kỳ và có thể họ cũng được truyền cảm hứng từ điều này.

Dien An
Mao đã giết gần 100.000 người trong chiến dịch đánh chiếm Trung đoàn AB. Bức ảnh cho thấy khẩu hiệu trên tường ở Cám Châu, tỉnh Giang Tây, “Đả đảo Trung đoàn AB cấu ​​kết với quân phiệt để tấn công cách mạng…” (Nguồn ảnh: Wikipedia)

Mao Trạch Đông là kẻ tham quyền điển hình nhất trong lịch sử loài người. Ngay từ khi tham gia các hoạt động chính trị xã hội khi còn trẻ, Mao đã luôn phấn đấu để đạt được quyền lực cá nhân tối đa. Vì vậy, trong cuộc đời mình, ông ta là người giỏi nhất trong việc chơi quyền lực và đã rất thành công khi chơi nó. Để có được sức mạnh lớn hơn, cần phải loại bỏ mọi trở ngại về quyền lực, loại bỏ các đối thủ một cách không thương tiếc. Vì vậy, trong suốt cuộc đời chơi quyền của Mao Trạch Đông, không biết có bao nhiêu người đã phải trả giá bằng mạng sống của mình vì ông. Chưa kể đến các trường hợp bị ông ta xúc phạm nhân phẩm cá nhân. Chỉ riêng trong những năm 1930, ông ta đã giết gần 100.000 người trong chiến dịch đánh chiếm trung đoàn AB ở Tỉnh Cương Sơn, phần lớn trong số họ là “đồng chí cách mạng” của ông ta vào thời điểm đó.

Sau khi thành lập chính quyền mới vào năm 1949, Mao đã giết rất nhiều người, chưa kể các đồng sự cấp cao của Mao và các lãnh đạo quốc gia như Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, Bành Đức Hoài, v.v. đều không được tha. Một giả thuyết phổ biến trong nước và quốc tế là 80 triệu, thậm chí 100 triệu người chết bất thường ở Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông. Số người chết bất thường cao gấp vài đến chục lần so với ở Đức và Liên Xô dưới thời Hitler và Stalin. Đây có thể là tội ác chống lại loài người chưa từng có trong lịch sử loài người. Nó đã được lưu truyền rộng rãi trên toàn thế giới trong nhiều năm rằng có 3 con quỷ lớn trong lịch sử thế giới hiện đại – Hitler, Stalin và Mao Trạch Đông, trong đó Mao đứng đầu. So với Mao, hai người đầu tiên chỉ là “múa rìu qua mắt thợ”.

Lòng tham quyền lực của Mao hoàn toàn khác với Washington. Ngay khi Chiến tranh giành độc lập kết thúc, Washington đã yêu cầu giải ngũ về quê, từ chối làm nguyên thủ quốc gia chứ chưa nói đến làm quốc vương; Mao Trạch Đông đã nắm quyền tuyệt đối trong 27 năm, khi đã 83 tuổi thân thể bị bệnh tật ‘nói không ra hơi’, đứng không được, nhưng vẫn muốn gặp khách nước ngoài, vẫn chưa nói đến “từ bỏ quyền lực”, vẫn còn muốn chỉ huy và điều động tất cả, không khác gì bạo chúa ngày xưa.

p3508041a414225531
Trang trại Mount Vernon của ông Washington, giản dị, tự cung tự cấp. (Nguồn hình ảnh: Wikipedia)

6. Về anh hùng dân tộc. Gọi Washington là anh hùng dân tộc là điều không cần bàn cãi, bởi ông là tấm gương điển hình trong việc lãnh đạo quân đội thuộc địa của 13 bang Bắc Mỹ đánh bại quân đội thuộc địa của chế độ quân chủ Anh và đưa các thuộc địa Bắc Mỹ trở thành một quốc gia hoàn toàn độc lập. Ông đã đặt nền móng cho siêu cường duy nhất trên thế giới hiện nay – Hoa Kỳ, thiết lập nền tảng cho quá trình dân chủ hóa và hiện đại hóa thế giới. Vì vậy, Washington thực sự là một anh hùng dân tộc xứng đáng và không ai có thể phủ nhận.

Gọi Mao Trạch Đông là anh hùng dân tộc là điều rất đáng tranh luận. Không rõ ý là gì khi nói “Mao Trạch Đông đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc đánh đuổi các cường quốc đế quốc, công cao hơn người”. Theo tác giả bài viết này được biết, các cường quốc đế quốc ở Trung Quốc đã bị nhân dân Trung Quốc đánh đuổi ngay từ trước và sau Cách mạng Tân Hợi, sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, quyền lực và ảnh hưởng của các cường quốc ở Trung Quốc về cơ bản đã bị suy giảm.

Sau khi thành lập Liên Hợp Quốc vào tháng 10/1945, Trung Quốc đã là 1 trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, tức là 1 trong 5 cường quốc thế giới lúc bấy giờ. Như vậy làm sao các cường quốc đế quốc vẫn có thể thống trị và ảnh hưởng đến Trung Quốc? Khi đó Trung Quốc còn nằm dưới sự cai trị của Chính phủ Quốc dân do Tưởng Giới Thạch đứng đầu, làm sao mà danh hiệu anh hùng dân tộc đánh đuổi được cường quốc đế quốc công cao hơn người lại rơi vào tay Mao Trạch Đông? Đây chẳng phải là “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, chính là cướp công người khác?

Ở đây, tôi phải tự hỏi, một số người rất có thể gán chiến thắng trong Chiến tranh chống Nhật cho Mao Trạch Đông, và tin rằng chính ĐCSTQ do Mao Trạch Đông lãnh đạo đã chỉ huy và lãnh đạo Chiến tranh chống Nhật trên toàn quốc, đã đạt được thắng lợi vĩ đại trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít Nhật. Công lao lớn nhất trong chiến thắng thời Chiến tranh chống Nhật phải thuộc về ĐCSTQ và lãnh tụ Mao Trạch Đông. Vì vậy, họ nói Mao Trạch Đông là anh hùng dân tộc có vẻ hợp lý. Vấn đề nằm ở chỗ, lãnh đạo và chỉ huy kháng chiến chống Nhật và giành được thắng lợi lớn là Chính phủ Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu chứ không phải ĐCSTQ, càng không phải Mao Trạch Đông. Điểm này trước đây đã bị che đậy, bóp méo từ lâu nhưng nay sự thật đã được phơi bày, và lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ cũng đã thừa nhận điều này trong các bài phát biểu công khai. Trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Nhật, Quốc dân đảng đã mất hơn 300 tướng, trong khi ĐCSTQ chỉ mất 2 tướng.

Đây không phải là bằng chứng mạnh mẽ sao? Ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống Nhật, chủ trương của Mao Trạch Đông là lợi dụng cuộc chiến của Chính phủ Quốc dân với chủ nghĩa phát xít Nhật để bảo toàn, phát triển và củng cố sức mạnh của mình, sau đó chờ đợi thời cơ giành chính quyền. Nước đi của Mao Trạch Đông quả thực đã thành công. Khi Trung Quốc và Nhật Bản thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào năm 1972, Mao Trạch Đông không khỏi bày tỏ lòng biết ơn tới Thủ tướng Nhật Bản Tanaka Kakuei, cho rằng nếu không có sự xâm lược của đế quốc Nhật Bản vào Trung Quốc, ĐCSTQ có lẽ đã không thể giành được chính quyền. Tất cả những điều này từ lâu đã là một bí mật công khai. Làm sao có thể nói Mao Trạch Đông là anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống Nhật?

p2089602a933862363
Năm 1938, quân tiếp viện của quân đội Cách mạng Quốc Dân đảng đến Đài Nhi Trang trong Chiến tranh chống Nhật. (Ảnh: Wikipedia)

Tóm lại, chỉ từ sự so sánh đơn giản về những khía cạnh này cũng có thể kết luận rằng Washington thực sự là một anh hùng dân tộc với những thành tựu hơn người. Lời nói và hành động của ông có tác động vĩnh viễn và toàn cầu, mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại. Còn Mao Trạch Đông thì không thể nói là một anh hùng dân tộc có tác dụng tích cực. Ông ta không có thành tựu to lớn, ngược lại lại có lỗi với người dân nước mình và thế giới. Bị thúc đẩy bởi ảnh hưởng từ tư tưởng và chính sách của Mao, chế độ Khmer Đỏ của Campuchia, nước láng giềng của Trung Quốc, đã tàn sát khoảng 2 triệu người dân của mình, đó là bằng chứng chắc chắn.

Trương Giám
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả. Bản gốc tiếng Trung tại
đây)