Trị Tàu
- Đỗ Ngà
- •
Kế hoạch của ĐCSTQ rất thiên biến vạn hóa, và tất cả mọi cách tiếp cận của họ luôn ẩn chứa mưu đồ chính trị, có điều là họ giấu giếm hay lộ liễu mà thôi. Với Mỹ và Phương Tây thì họ giấu giếm kín kẽ trong các vỏ bọc doanh nhân, chuyên gia, nhà khoa học; với những xứ tham nhũng thì lộ liễu thì đặt thẳng vấn đề qua tiếp xúc giữa 2 bộ máy chính trị với đồng tiền làm mồi nhử.
Với sức mạnh kinh tế chỉ sau Mỹ và EU, và với dân số trên 1,4 tỷ dân, ĐCSTQ ảo tưởng rằng họ là nền kinh tế mạnh. Thực ra mà nói, nền kinh tế Trung Quốc lớn chứ không mạnh, bởi vì nói cho cùng, đã từ lâu nên kinh tế này chỉ chạy theo số lượng và bỏ quên yếu tố chất lượng, chạy theo con đường gian xảo bỏ quên con đường tử tế. Và cho đến hôm nay, sau khi phát triển thần tốc thì nền kinh tế này đã đến hồi khó khăn. Đó là nền kinh tế không bền vững.
Như ta biết, hầu hết các hàng “Made in China” có chất lượng xưa nay hầu hết là “Made in China” của các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, khoảng chừng một thập kỷ gần đây, sản phẩm “Made in China” của Trung Quốc cũng đã nổi lên như những sản phẩm có chất lượng chấp nhận được như Huawei, OPPO, Xaomi vv.. Nếu nhìn vào sự nổi lên của loại sản phẩm “Made in China” này, chúng ta có thể nghĩ rằng, nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển dần từ lượng sang chất, điều này cũng tựa như sản phẩm Hàn Quốc trước đây. Thế nhưng nếu nhìn sâu hơn về bản chất, thì Hàn và Trung không giống nhau. Vì sao?
Thực ra những Chaebol hàn Quốc như Hyundai, Sam Sung, LG khi đi ra thị trường thế giới, họ đã gia nhập cuộc chơi toàn cầu thuần là cạnh tranh về kinh tế, và họ gia nhập cuộc chơi với tư thế của một người tử tế. Thế nhưng, những Huawei, ZTE của Trung Quốc khi ra thế giới, họ đã không chơi như vậy mà họ lại để bàn tay ĐCSTQ thọc vào. Làm CEO của các doanh nghiệp Trung thì không biết bao nhiêu người trong đó là gián điệp Trung Nam Hải. Chưa hết, những sản phẩm của Trung Quốc cho dù là có tâng tầm chất lượng, thì nó cũng phảng phất đâu đó nhái thiết kế của kẻ khác. Đây là cách làm ăn rất gian xảo. Người ta đổ núi tiền ra cho thiết kế, còn anh thì ăn cắp nó về xài để giảm chi phí thiết kế và cạnh tranh giá rẻ. Chính vì vậy, những Hyundai, Samsung, LG xâm nhập vào thị trường Mỹ bao lâu nay không sao, nhưng Huawei và ZTE mới chân ước chân ráo vào thì bị Mỹ sờ gáy. Và khi Mỹ sờ gáy những doanh nghiệp này thì cũng có nghĩa Mỹ đang muốn loại bỏ nó.
Chuyện một chính quyền có quyền lực mạnh nhất thế giới mà đánh doanh nghiệp là chuyện xưa nay hiếm. Nó giống như voi dẫm nát sâu bọ vậy. Nhưng không! Doanh nghiệp Trung Quốc không đơn giản là một tổ chức hoạt động kinh tế đơn thuần. Huawei và ZTE thực ra cây lá là doanh nghiệp, nhưng cái rễ của nó là ĐCSTQ. Lồng trong vỏ bọc những doanh nghiệp, Trung Nam Hải cho thực hiện những mưu đồ chính trị bẩn thỉu nhắm vào các nước giàu. Ngoài những điệp viên đội lốt doanh nhân, đội lốt chuyên gia, thì ĐCSTQ cũng tung điệp viên đội lốt nhà khoa học để ăn cắp những bí mật quân sự.
Đấy là cách Trung Quốc đối phó Mỹ và Phương Tây. Như ta biết, những quốc gia này phát triển hơn Trung Quốc, và những quan chức ở các quốc gia này gần như không thể dùng tiền mua chuộc được, thì Trung Quốc làm vậy. Còn với những quốc gia nghèo quan chức tham nhũng thì sao? Trung Quốc chỉ cần dùng ít tiền mua chuộc thì chúng cúi đầu phục vụ. Tuy nhiên, với những quốc gia tầm khá như Thái Lan và Indonesia thì Bắc Kinh làm việc này cũng không dễ dàng gì vì những quốc gia này dù sao tiếng nói người dân còn có trọng lượng, còn như Việt Nam thì ĐCSTQ có thể đạt mục đích vô cùng dễ dàng.
> Lịch sử sử dụng chiến tranh để giải quyết khủng hoảng chính trị của ĐCSTQ
Dự án “Một vành đai Một con đường” và các thỏa thuận làm ăn với các nước nghèo Châu Phi hay Nam Mỹ cũng theo cách thỏa thuận chính trị kèm theo thủ đoạn hối lộ quan chức như vậy, cách này đến nay vẫn hiệu quả. Vậy thì qua đây chúng ta thấy gì? Đó là kế hoạch của ĐCSTQ rất thiên biến vạn hóa, và tất cả mọi cách tiếp cận của họ luôn ẩn chứa mưu đồ chính trị, có điều là họ giấu giếm hay lộ liễu mà thôi. Với Mỹ và Phương Tây thì họ giấu giếm kín kẽ trong các vỏ bọc doanh nhân, chuyên gia, nhà khoa học; với những xứ tham nhũng thì lộ liễu thì đặt thẳng vấn đề qua tiếp xúc giữa 2 bộ máy chính trị với đồng tiền làm mồi nhử.
Rõ ràng, chúng ta thấy rằng, cộng sản dưới màu sắc của Đặng Tiểu Bình là một thứ độc tài biết cách ứng biến. Mỹ tưởng rằng bắt tay làm ăn với Trung Quốc thì thế nào dân chủ và nhân quyền cũng vào được Đại lục. Nhưng không! Mỹ đã lầm, ĐCSTQ đã biết đổi màu để vô hiệu hóa sức mạnh nhân quyền của Mỹ rất tốt. Tưởng rằng với dân chủ nhân quyền có thể theo chân Internet vào được Đại lục, nhưng không ngờ Trung Quốc đã có cách ứng biến. Trung Nam Hải đã chặn hết các mạng xã hội từ bên ngoài và xây dựng riêng cho Đại lục một hệ sinh thái riêng có sự kiểm soát chặt chẽ. Và từ đó ĐCSTQ cách ly hoàn toàn 1,4 tỷ dân của họ với thế giới tự do.
Đứng trước con mãnh thú vừa xảo quyệt và vừa thông minh như ĐCSTQ, có lẽ đã đến lúc Mỹ phải thay đổi chiến thuật. Nếu mở cửa không thành thì bây giờ đóng cửa cô lập. Với nền kinh tế chưa đủ sức bền vững của Trung Quốc, thời điểm này Mỹ ra tay là hợp lí, nếu không thì sẽ muộn. Thông qua đạo luật cấm những công ty không đạt chuẩn niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Mỹ, đưa các doanh nghiệp Mỹ ra khỏi Trung Quốc, tăng thuế đánh vào hàng Trung Quốc, và lôi kéo Phương Tây cũng tẩy chay hàng Trung Quốc là cách mà Mỹ đang làm. Làm cho kinh tế Trung Quốc suy yếu, làm cho Bắc Kinh chìm ngập trong khủng hoảng; đồng thời kế bên Đại Lục, dân Hồng Kông thổi bùng ngọn lửa dân chủ. Mong rằng với những bước đi như vậy, ĐCSTQ sẽ khủng hoảng cả kinh tế lẫn chính trị. Chỉ khi nào con ‘quái thú’ này sụp đổ, thế giới mới được bình an.
Đỗ Ngà
Đăng theo Facebook Đỗ Văn Ngà. Vui lòng đọc bài gốc tại đây.
Xem thêm:
Từ khóa đối đầu Mỹ Trung đối phó với Trung Quốc