Tư duy ‘tự do’ cánh tả đang phá hủy nước Mỹ như thế nào?
- John Hawkins
- •
Nhà thám hiểm, nhà văn Jacques Cousteau đã nói rằng: “Chúng ta đang sống trong chuỗi tiếp nối vô tận của sự ngu dốt được áp đặt bởi lối logic cận thị của thứ tư duy thiển cận”. Ben Shapiro, nhà bình luận phái bảo thủ nhấn mạnh: “Thực tế không quan tâm đến cảm xúc của bạn”.
Giống như những kẻ nghiện ma tuý, họ không thể nghĩ tới bất cứ điều gì khác ngoài “liều phê” tiếp theo. Phe tự do cánh tả (liberal) dường như không thể nghĩ bất cứ điều gì khác mà chỉ biết xổ hết ra cảm xúc của họ về thế giới. Họ hay nói theo phản xạ về một điều gì đó khiến họ bị kích thích các cảm giác, như thương xót, xúc phạm, nhạy cảm hoặc tức giận. Phe tả thường bị chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc cá nhân.
Tất nhiên, một điều mà ai cũng biết là nếu dùng cảm xúc để làm nền tảng cho tư duy thì sẽ tạo ra nhiều quan điểm méo mó. Thế nhưng, nó cũng khiến cho người ta sa lầy vào những suy nghĩ nông cạn… – có thể tạm gọi như vậy. Vì nếu bạn bị cảm xúc chi phối, hầu hết hành vi của bạn không phải là tư duy, bạn chỉ đang phản ứng dựa vào “tôi cảm thấy như thế này”. Đây chính là kịch bản cuộc sống 24/7 của những người cánh tả tự do, và do đó, cũng không có gì là kinh ngạc khi hành động của họ không được sâu sắc cho lắm.
Hãy lấy ví dụ về phản ứng của ngôi sao nhạc rock Katy Perry sau vụ đánh bom tại Manchester, Anh Quốc khiến 22 người chết. Cô ta đã phát biểu: “Chúng ta không cần rào chắn, không cần biên giới, tất cả chúng ta cần là cùng chung sống”. Thế nếu cùng chung sống với những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan muốn giết người thì sao? Liệu cô ca sĩ nổi tiếng Katy Perry có dám mời những tên IS khủng bố từ Syria tới đánh bom buổi biểu diễn sắp tới của mình?
Chúng ta hãy thử hình dung xem những kẻ khủng bố sẽ nghĩ như thế nào về phản ứng của một người cánh tả điển hình, chẳng hạn cô Perry nhé.
Họ có thể sẽ đối thoại với nhau thế này:
Tên khủng bố: Chúng ta muốn giết chết các ngươi nhân danh thánh Allah vì chúng ta là những người Hồi giáo ngoan đạo!
Perry: Không, bạn không phải là như thế. Đó không phải là điều bạn tin tưởng.
Tên khủng bố: Đúng thế đấy.
Perry: Không, không… bạn đang bị áp bức và có thể bạn chỉ đang thấy thất vọng về sự nóng lên toàn cầu.
Tên khủng bố: Chờ đã, ngươi nói cái gì cơ?
Perry: Tất cả chúng ta hãy cùng chung sống nhé!
Tên khủng bố: Có từ nào trong câu: “Bọn ta muốn giết ngươi nhân danh Allah” mà ngươi không hiểu thế? Đầu ngươi bị làm sao vậy?
Sau đó, lại có scandal rò rỉ thông tin từ chính quyền Trump. Không nghi ngờ gì nữa, một vài sự rò rỉ thông tin là do nhân viên của ông Trump, nhưng còn có những người khác dường như “cắm rễ”, rất sâu trong bộ máy chính quyền. Nói cách khác, những người thuộc đảng Dân chủ trong bộ máy hành chính của chính phủ đang tiết lộ thông tin cho báo chí để cố gắng phá hoại đảng Cộng hòa đối lập. Rõ ràng, lý trí của những người này bị tâm oán hận ông Trump che mờ tới mức, họ cho rằng việc để lộ tin tức ra bên ngoài xuất phát từ động cơ chính trị là xác đáng. Vì sao? Tư duy của họ là: Nếu bây giờ người đứng đầu chính phủ thuộc Dân chủ, thì những người đảng Cộng hòa trong nội bộ chính quyền cũng sẽ tuồn thông tin ra ngoài để làm xấu mặt ông ta như vậy thôi.
Những người theo cánh tả với cảm xúc quá mạnh; họ giỏi đóng vai nạn nhân hơn là ý thức được rằng những gì họ làm rồi sẽ một ngày gậy ông đập lưng ông. Chẳng hạn, Đảng Dân chủ đã bị sốc và kinh ngạc khi Đảng Cộng hoà dùng “lựa chọn hạt nhân” để khiến những nhà lập pháp đối lập không thể ngăn chặn việc ông Trump bổ nhiệm nội các của chính phủ. Nhưng chẳng phải chính họ đã dùng “cái gậy” này khi ông Obama bổ nhiệm nội các vào nhiệm kỳ trước đó hay sao? Họ bị sốc khi người ta làm với họ, chính xác điều họ đã làm với người khác. Còn vụ lùm xùm rò rỉ thông tin xung quanh Tổng thống Trump thì sao? Đừng lo, vị Tổng thống đảng Dân chủ kế tiếp cũng sẽ bị làm mất uy tín theo cách y như vậy.
Hãy xem những đe dọa của phe tả và thứ bạo lực tại các trường đại học đã diễn ra thường xuyên như thế nào. Ở mức độ tồi tệ nhất, họ nổi bạo loạn lên khi người họ bất đồng ý kiến được phát biểu ở trường học. Ở mức độ nhẹ nhàng nhất, họ đe doạ và làm mọi việc cần thiết để ngăn cản các diễn giả phái bảo thủ thực hiện quyền tự do ngôn luận, vốn được bảo vệ trong Tu chánh án 1, Hiến Pháp Hoa Kỳ. Những người cánh tả ủng hộ các hoạt động này tới mức một số cảnh sát Mỹ theo phe tả đã từ chối ngăn chặn các cuộc bạo loạn hay gây rối trật tự tại khuôn viên trường học.
Nói cách khác, những người bảo thủ không còn nhận được sự bảo vệ tương tự từ cảnh sát. Cảnh sát tại các trường học bị cánh tả thống trị thậm chí đối xử tốt với những người nước ngoài di cư bất hợp pháp vào Mỹ hơn cả với những người có tư tưởng bảo thủ. Trong tình cảnh như thế, liệu có ai ngạc nhiên khi những người bảo thủ đã nhiệt liệt ủng hộ Người Gậy (biệt danh gán cho 1 người ủng hộ Trump) khi đập một gậy vào đầu một người biểu tình chống Trump? Tôi thì không cảm thấy ngạc nhiên nếu tương lai chúng ta chứng kiến nhóm tự phát vũ trang của những người bảo thủ đi cùng các cuộc tuần hành để bảo vệ những người cách hữu khác khỏi bị hành hung bởi các băng đảng có vũ trang của những người cánh tả. Bởi vì phe cánh tả đã thuyết phục cảnh sát không làm điều đó. Đây chính là thế giới mà cánh tả đã tạo ra bằng suy nghĩ nông cạn của họ: một nơi mà hai phe của cuộc tranh luận chính trị sử dụng tới cả băng đảng vũ trang trong các buổi tập trung. Điều này sẽ có tác động thế nào đối với quốc gia?
Những người tự do cũng suy nghĩ ngắn ngủi về vấn đề thâm hụt ngân sách. Tư duy của họ là: “Ủng hộ chương trình phúc lợi đó làm cho tôi cảm thấy bản thân thật tốt! Hãy chi tiền của người khác và tôi không thích nghĩ về khoản nợ; do đó tôi lờ điều đó đi”.
Họ cũng hành xử như vậy với đạo luật chăm sóc sức khỏe Obamacare. Họ nói dối về đạo luật, cho rằng sẽ không ai nhận ra bị họ lừa dối khi dự luật trở thành luật, và họ không quan tâm chút nào đến việc nó sẽ tạo ra một chương trình thụ hưởng đắt đỏ trong khi đất nước đang ngập ngụa với đống nợ công.
Họ cảm thấy thất vọng khi ông Trump thực sự đã nói với NATO rằng nếu họ muốn tiếp tục liên minh quân sự với Mỹ, thì các nước này phải chi tiêu đủ tiền cho quân đội của họ để họ xây dựng được một lực lượng quân sự hiệu quả. Sao ông Trump lại dám làm cho NATO thực sự trở nên hữu dụng trở lại?
Những người tự do mù quáng vì cảm xúc của mình đến nỗi thậm chí họ còn bầu chọn cho Hillary Clinton là người phụ nữ đứng thứ 6 thế giới về sắc đẹp. Tôi nói nghiêm túc đấy.
Không thể điều hành một quốc gia thành công dựa trên cảm xúc thuần túy và tư duy ngắn hạn. Hơn nữa, thực tế là còn không thể đàm phán với những người mà toàn bộ tư tưởng và lối sống của họ giống như mô tả sau: “Các ngôi sao nổi tiếng đã nói tôi nên làm thế này, bây giờ tôi phải làm như thế” hoặc “Hôm qua tôi nghe được một câu chuyện rất buồn, vì thế, thế giới quan của tôi đã thay đổi mất rồi”. Ở một mức độ nào đó, phải làm cho những người theo chủ nghĩa tự do tham gia vào một số tư duy dài hạn, vượt qua suy nghĩ vô trách nhiệm “khi chúng tôi nắm quyền thì chúng tôi làm gì cũng không sai”, hoặc đất nước chúng ta sẽ bị kéo xuống vực cùng với họ.
Tác giả: John Hawkins
John Hawkins (sinh 12/1/1972) là một blogger, nhà báo theo đường lối bảo thủ. Ông đã viết cho nhiều tờ báo như Townhall.com, The Washington Times, Human Events, The Hill, The Washington Examiner, The Huffington Post, Hot Air, và National Review.
Tân Bình (biên dịch)
Xêm thêm:
Từ khóa Đảng Dân chủ chủ nghĩa tự do liberal chính trị Mỹ