Năm 2022 bạn có rất nhiều ước mơ mà chưa thể thực hiện, bạn ôm giữ nhiều hối tiếc trong trái tim mình? Nhưng bạn có thắc mắc tại sao bản thân mãi không thể có bứt phá mới? 

tương lai hứa hẹn
Nếu bạn mang 10 thói quen xấu này, bạn sẽ khó mà có được tiền đồ trong tương lai. (Ảnh: pathdoc/ Shutterstock)

Nguyên nhân có thể là do bạn mắc phải 10 thói quen xấu nguy hại này. Chính vì vậy, hãy thay đổi nó và phát triển thành một bản thân tốt hơn vào năm 2023 nhé!

1. Trì hoãn

Kế hoạch và ý tưởng thì rất đầy đủ, nhưng việc thực hiện lại rất hời hợt. Bao nhiêu việc đang trong lịch trình, nhưng vì cứ hết lý do này sang lý do khác để trì hoãn nhiều lần và cuối cùng đành bỏ cuộc. 

Có thể thấy, sự chần chừ đã trở thành chướng ngại lớn nhất trên con đường dẫn đến thành công của nhiều người. Đáng tiếc là có rất nhiều người trong xã hội đều có chung đặc điểm này. Chính vì vậy, bạn muốn có những bước tiến mới thì hãy từ bỏ thói quen trì hoãn “mãn tính” này nhé.

2. Sợ hãi

Trước tính chất khốc liệt của thương trường, những người có tinh thần mạo hiểm cuối cùng sẽ vượt qua nỗi sợ hãi dù đã thất bại bao nhiêu lần. Còn người không có tiền đồ lại là những người luôn bị đánh bại bởi chính nỗi sợ hãi từ trước khi họ bắt đầu.

3. Do dự không quyết đoán

Một người không quyết đoán, không dám thử sức sẽ khó có khả năng đạt được thành công. Bao nhiêu cơ hội đều vì sự do dự của bản thân mà bỏ lỡ. Thậm chí ngay cả một lần được nếm thử mùi vị của sự thất bại cũng không có, đành phải ngậm ngùi thở dài và hối tiếc.

4. Tự giới hạn bản thân

Tự giới hạn và nghi ngờ bản thân là kẻ thù tồi tệ nhất của thành công. Tất cả những người bất tài vô dụng đều đã từng nghĩ về một câu hỏi: Tôi có thể làm được không? Và sau khi suy nghĩ về nó một vài lần, họ sẽ đi đến câu trả lời là: “Thôi bỏ qua đi!”

5. Né tránh thực tế

Lúc nằm ngủ thì suy tính trăm đường, nhưng khi tỉnh dậy lại vẫn theo lối cũ. Hầu hết những người thua cuộc đều là những người mơ mộng điển hình. Bạn luôn mơ tưởng về việc làm thế nào để bạn có thể thành công, và bạn sẽ có được danh tiếng hay vinh dự gì sau khi thành công. Nhưng hầu hết bạn sẽ không đạt được gì cả. Bởi vì tất cả đều chỉ nằm trong tư tưởng viển vông của bạn. 

Hãy luôn nhớ rằng, muốn tới thì phải bước đi. Do đó nếu bạn không thực hiện hóa ước mơ của mình, thì bạn sẽ mãi mãi chỉ là “những người thành công trong trí tưởng tượng” của chính mình mà thôi.

6. Luôn bào chữa

“Đó không phải lỗi của tôi, tất cả là tại vì thế này thế khác…” Và câu cửa miệng “đó không phải là lỗi của tôi” đã chở thành vũ khí bảo vệ lợi hại nhất của những người thua cuộc. Luôn tìm lý do khách quan để che đậy cho sự kém cỏi của mình là mức độ thấp nhất của nghệ thuật bào chữa.

7. Nản chí và sớm bỏ cuộc 

shutterstock 2100651571
(Ảnh minh họa: Prostock-studio/ Shutterstock)

“Bây giờ tất cả đã ra nông nỗi này, vậy hãy quên nó đi”. Đây là một loại tâm lý điển hình tai hại của rất nhiều người. Có mấy ai biết rằng nhiều thành công là phải trải qua cảnh “đi mòn giày sắt vẫn chưa thấy gì” trước khi “núi cùng nước tận ngờ hết lối, bóng liễu hoa tươi một thôn làng”. Thế nhưng với những người không có sự kiên trì bền bỉ, không vững tin vào bản thân thì sẽ sớm bỏ cuộc trước khi nhìn thấy cánh cửa của thành công.

8. Không chịu học hỏi

Đôi khi không phải là bạn không thể học, mà là bạn không muốn học. Theo thời gian, bạn mất đi sự hiếu kỳ, lòng nhiệt huyết và sẽ phải chịu khuất phục trước những biến cố trong cuộc đời mình. Những người không chịu chấp nhận cái mới cuối cùng sẽ bị chính những khắc nghiệt của xã hội đào thải.

9. Nhiệt huyết 3 phút

Một số người thường chỉ có “3 phút nhiệt huyết”, mà 80% sự thất bại trên thế giới là đến từ việc bỏ cuộc giữa chừng. Những người bất tài vô dụng ban đầu thường rất hào hứng, nhưng khi gặp một chút khó khăn, họ lại bắt đầu phàn nàn, sự nhiệt tình của họ giảm mạnh và cuối cùng họ chọn rút lui.

10. Sợ bị từ chối

Biết bao người không dám thử vì sợ bị người khác từ chối. Không ai thích bị từ chối, nhưng hãy học cách chấp nhận nó. Hãy nhớ rằng, khuôn mặt của bạn là vô giá trị cho đến khi bạn thành công.

Vision Times,

Trúc Nhi biên tập