12 loại thực phẩm bị cho là xấu nhưng có lợi cho sức khỏe (P.1)
- Minh Nguyệt
- •
Khi một loại thực phẩm được nhận định là không tốt cho sức khỏe thì thường sẽ bị loại hẳn ra khỏi thực đơn của chúng ta. Đối với một số người quan tâm đến sức khỏe thì một khi họ đã nhận định loại thực phẩm đó là không tốt, có hại cho sức khỏe thì họ sẽ tuyệt đối không chạm đến.
Nhưng không phải tất cả các loại thực phẩm đều xấu như chúng ta từng nghĩ. Với những nghiên cứu về dinh dưỡng ngày nay, có một số loại thức ăn giàu dinh dưỡng mà các nhà khoa học đang nghiên cứu sẽ không đóng khung trong một loạt các vấn đề sức khỏe như chúng ta đã từng nghĩ.
Nhưng thực tế, có một số loại từng được nhận định là xấu nhưng lại có thể giúp chúng ta ngon miệng và còn có những chất có lợi cho sức khỏe, cũng như bảo vệ chúng ta khỏi một số căn bệnh.
Hãy khám phá những hiểu lầm mà trước đây chúng ta đã gắn cho một số loại thực phẩm và hãy mạnh dạn thêm chúng vào thực đơn của bạn.
1. Những gì có chứa chất béo
Nhận định cũ cho rằng tất cả các chất béo đều làm chúng ta béo lên.
Thật ra thì các loại chất béo phù hợp làm bạn nhanh no, tối đa hóa sự trao đổi chất, bảo vệ chống lại bệnh tim, tăng cường chất dinh dưỡng qua cơ thể và cải thiện sự hấp thụ những vitamin có thể tan trong chất béo.
Bạn nghĩ rằng những người ăn chất béo sẽ trở nên béo? Thật ra thì không hẳn thế. Cơ thể chúng ta cần chất béo trong chế độ ăn uống (đó là lý do tại sao nhiều chất béo được gọi là “essential – thiết yếu”) để giảm cân và hoạt động đúng cách.
Sử dụng đúng loại chất béo sẽ làm nên điều kỳ diệu trong việc giảm cân và cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hầu hết các loại thực phẩm có chứa chất béo đều có nhiều vi chất dinh dưỡng quan trọng, từ vitamin, khoáng chất đến các chất chống oxy hóa tự do để giúp bạn luôn khỏe mạnh. Cơ thể bạn sẽ không nhận được những chất có lợi đó với đồ ăn có nhiều đường, ít chất béo, các loại thức ăn chế biến sẵn.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi giảm lượng chất béo thì mọi người thường thay thế bằng đường hoặc carbohydrate, cả hai đều có thể có tác động tai hại đến insulin (là 1 loại hooc-môn chuyển glucose từ máu vào tế bào và kiểm soát đường máu) và nguy cơ đái tháo đường.
2. Trứng
Lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol, có nghĩa là ăn chúng sẽ làm tăng lượng cholesterol của bạn, khiến bạn có nguy cơ bị bệnh tim.
Trong nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng mức cholesterol trong cơ thể chúng ta bị ảnh hưởng bởi các loại chất béo trong thực phẩm, hàm lượng cholesterol trong khẩu phần ăn hàng ngày không có tác động đáng kể.
Khi nói đến trứng, có nhiều tranh cãi trong vấn đề ăn trứng. Nhiều người trong chúng ta lựa chọn ăn lòng trắng thay vì toàn bộ quả trứng vì theo quan niệm rằng phần màu vàng chứa quá nhiều cholesterol và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng các nhà khoa học hiện nay cho biết thực sự không phải như vậy. Trong thực tế, ăn toàn bộ trứng có thể giúp bạn không tăng cân. Lòng đỏ chứa một chất dinh dưỡng gọi là choline giúp tăng cường trao đổi chất và làm ngừng hoạt động của các gen gây nên sự béo bụng. Chưa kể, lòng đỏ chứa chất dinh dưỡng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bao gồm protein, vitamin B12 và D, folate (là dạng có trong tự nhiên của vitamin B9) và riboflavin (vitamin B2, giúp chuyển đổi cacbohydrate thành đường)
3. Bơ
Trong nhiều năm, với niềm tin rằng bơ là thực phẩm xấu vì hàm lượng chất béo bão hòa cao.
Cassie Bjork, chuyên gia dinh dưỡng của Healthy Simple Life nói rằng “bây giờ chúng ta đã biết rằng chất béo trong bơ không liên quan đến bệnh tim.”
Bơ và các sản phẩm bơ sữa giàu chất béo khác không có gì đáng sợ. Trên thực tế, bơ thực sự – đặc biệt là “grass fed butter” bơ làm từ sữa bò được nuôi bằng cỏ — là một nguồn axit béo tuyệt vời có thể hỗ trợ giảm cân. Mặc dù hầu hết mọi người không đến biết điều đó, “grass fed butter” mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cassie Bjork nói: “Tôi sử dụng ‘grass fed butter’ mỗi ngày bởi vì tôi coi đó là thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Đây là một nguồn vitamin, khoáng chất, các axit béo tuyệt vời, nó giúp làm chậm sự hấp thụ đường và carbohydrate, dẫn đến mức năng lượng phù hợp và cải thiện chức năng não”.
Khi chọn sử dụng “grass fed butter”, bạn sẽ có được một nguồn axit linoleic liên hợp (CLA – conjugated linoleic acid) và axit butyric để phòng ngừa căn bệnh ung thư, đồng thời còn có thể giúp người ăn kiêng cải thiện chức năng của ty thể – “nguồn điện” trong tế bào của bạn sẽ giúp bạn trẻ trung hơn. Chỉ cần đảm bảo tránh bơ thực vật có hàm lượng calo thấp và bơ được làm từ chất béo chuyển hóa nhân tạo – chúng liên quan trực tiếp đến tăng cân và chất béo đường ruột.
4. Quả hạch
Trước đây có quan điểm cho rằng các loại quả hạch có nhiều chất béo bão hòa, có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim, vì vậy bạn không nên ăn chúng thường xuyên.
Thật ra thì theo chuyên gia dinh dưỡng Lisa Moskovitz, người sáng phòng tập dành cho cá nhân ở Manhattan, The NY Nutrition Group nói, “Trong các quả hạch và các loại hạt tuy có chứa một số chất béo bão hòa, chúng cũng có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch như chất xơ, MUFAS (chất béo không bão hòa đơn), omega-3, magiê tạo xương, canxi và năng lượng sắt”.
Thật không may, những quan niệm cũ này vẫn còn can thiệp vào sự lựa chọn lành mạnh của chúng ta. Ví dụ, hãng KIND gần đây đã gặp rắc rối vì tuyên bố rằng các thanh kẹo làm từ quả hạch của họ là loại thức ăn “tốt cho sức khỏe”. Và mặc dù chúng được làm bằng các loại hạt, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và thành phần bạn có thể biết đến, các tiêu chuẩn của FDA hạn chế các loại thực phẩm béo như hạnh nhân, dừa và hạt hướng dương không nằm trong nhóm thực phẩm “tốt cho sức khỏe” vì những thực phẩm này chứa hơn 1 gam chất béo bão hòa. (Đối với một số quan điểm khác, cùng một tiêu chí này cho một bánh pudding không béo được coi là “khỏe mạnh”. Theo chúng tôi đó là một số suy nghĩ đã lỗi thời). Nhiều nghiên cứu liên quan giữa việc tiêu thụ các loại hạt và việc giảm tỷ lệ bệnh tim (kết quả là ngay cả trong các chất béo bão hòa của hạt cũng có tác dụng tốt cho tim mạch), bệnh tiểu đường loại 2…, nhưng vì chúng có nhiều calo, nên chúng ta cần cân nhắc đến việc ăn các loại quả hạch một cách vừa phải.
5. Thịt xông khói
Thịt xông khói có đầy chất béo bão hòa xấu, cộng với việc mọi người đều nhận định rằng nó có thể mang đến cho bạn căn bệnh ung thư!
Đúng loại thịt xông khói đã được chuẩn bị đúng cách có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Nhờ xu hướng Paleo, thịt xông khói trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Sau đó, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố thịt xông khói (và các loại thịt chế biến sẵn khác) có thể làm bạn bị ung thư. Và mọi người quay lại ghét bỏ nó một lần nữa. Nhưng nếu chúng ta xem xét kỹ hơn lý do tại sao những loại thịt này có thể gây ung thư cho bạn, thì nhận thấy rằng chúng ta vẫn có thể ăn chúng. Nhiều loại thịt chế biến được bảo quản bằng natri nitrit và trong điều kiện nhiệt độ cao (như nướng hoặc chiên) hoặc thậm chí chỉ là axit dạ dày, natri nitrit phản ứng với amin tạo thành hóa chất gây ung thư gọi là nitrosamine.
May mắn thay, nhiều công ty hiện đang chế biến thịt xông khói mà không cần natri nitrit – chỉ đơn giản là dùng natri – có nghĩa là chúng an toàn hơn so với thịt xông khói truyền thống. Ngoài ra, thịt xông khói còn có thể chuyển tiếp lợi ích sức khỏe vì thịt lợn là một nguồn tuyệt vời của protein và các axit béo không bão hòa (MUFAS) tốt cho tim mạch. Chỉ cần ghi nhớ rằng số lượng rất quan trọng, do đó, không được ăn quá nhiều. Một vài lát là tất cả những gì bạn cần cho nhu cầu của cơ thể mình.
6. Khoai tây
Thật ra, khoai tây có thể chứa đầy Cacbohydrat, nhưng chúng cũng làm nhanh no, có nghĩa là khoai tây sẽ giúp cho những cơn đói của bạn nhanh qua đi. Khi chế độ ăn low-carb được phổ biến rộng rãi, những củ khoai tây trắng đã bị liệt vào danh sách đen một cách oan ức. (Cũng có thể là bởi vì mọi người thường liên kết chúng với các loại thực phẩm béo như khoai tây chiên, khoai tây lát và khoai tây nướng). Sau khi nhìn nhận dưới góc độ khoa học lần nữa, bạn sẽ thấy rằng không cần phải sợ hãi khoai tây – chúng thực sự giúp giảm cơn đói một cách mạnh mẽ và có thể giúp bạn giảm cân. Trong một nghiên cứu của Úc đã đo chỉ số làm đầy của 38 loại thực phẩm phổ biến, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khoai tây thậm chí còn được xếp hạng cao hơn các loại thực phẩm lành mạnh như gạo lứt và bột yến mạch. Kết quả là những người tham gia nghiên cứu ăn ít hơn vào những ngày họ tiêu thụ khoai tây.
Chưa kể, loại củ này cũng là nguồn cung cấp kali, vitamin C và chất xơ. Để tối đa hóa lợi ích giảm mỡ bụng, hãy đặt chúng trong tủ lạnh và làm salad khoai tây. Quá trình làm mát sẽ kết tinh các tinh bột có sức bền và mất nhiều thời gian để bị phá vỡ trong ruột của bạn, tạo ra butyrate đốt cháy chất béo và trì hoãn các cơn đói.
Phần 2
Theo Eat This
Minh Nguyệt
Xem thêm:
Từ khóa Thực phẩm tốt cho sức khỏe thực phẩm bổ dưỡng An toàn thực phẩm thực phẩm