Nữ hoàng Elizabeth II tuyển dụng rất nhiều người giúp đỡ bà trong các lĩnh vực khác nhau. Trong lịch sử Hoàng gia Anh, hầu hết các quốc vương hay nữ hoàng đều có khoảng 1.000 nhân viên phục vụ trong hoàng gia, một số công việc trong đó rất kỳ lạ và thú vị.

Queen Elizabeth II
(Ảnh: “Queen Elizabeth II at State Opening 2014” by Mikepaws is licensed under CC BY-NC-SA 2.0)

Ngoài những công việc thông thường như quản gia, làm vườn và đầu bếp ở Cung điện Buckingham, Lâu đài Windsor và những nơi khác thuộc hoàng gia, còn có những công việc rất thú vị khác như trông nom những con thiên nga, hay bảo quản tem của Nữ hoàng…

Dưới đây là một số công việc đáng ngạc nhiên nhất mà bạn có thể ứng tuyển vào làm nhân viên cho gia đình hoàng gia, hầu hết có thể bạn chưa từng được nghe tới. Danh sách được sắp xếp bắt đầu từ công việc có từ lâu đời nhất.

Chỉ huy thuyền mui – 1215

hoang gia anh 1
(Ảnh: Tony Harrison/Wikimedia Commons)

Hiện nay, chỉ huy thuyền mui của hoàng gia hầu như chỉ là một vai trò mang tính nghi thức. Tuy nhiên, trong thế kỷ 18, có rất nhiều việc phải làm, bởi vì các quốc vương hay lãnh chúa thường xuyên phải đi thuyền trên sông Thames.

Chỉ huy thuyền mui có trách nhiệm quản lý 24 người chèo thuyền khác, mỗi người nhận mức lương hằng năm là 3,5 bảng Anh, do vậy, có thể họ còn làm các công việc khác.

Chỉ huy ngựa – 1360

(Ảnh: Michael Evans / Wikimedia Commons)
(Ảnh: Michael Evans / Wikimedia Commons)

Chỉ huy ngựa là một vị trí danh dự khác, hiện được thế hệ Baron Vestey thứ 3 – Samuel Vestey nắm giữ. Người chỉ huy được yêu cầu phải tham dự tất cả các dịp lễ nghi khi Nữ hoàng phải cưỡi ngựa hay ngồi trong một chiếc xe ngựa kéo, chẳng hạn như Đại lễ Khai mạc Quốc hội và Mừng sinh nhật Nữ hoàng (sẽ diễn ra buổi lễ diễu hành của Quân đội Hoàng gia). Ngoài ra, ông cũng chịu trách nhiệm kiểm tra chuồng ngựa hoàng gia.

Chuyên gia âm nhạc của Nữ hoàng – 1625

(Ảnh: Stefan Schäfer, Lich / Wikimedia Commons)
(Ảnh: Stefan Schäfer, Lich / Wikimedia Commons)

Vị trí có thời hạn 10 năm này sẽ được dành cho một nhạc sĩ nổi tiếng. Nhà soạn nhạc Judith Weir hiện đang nắm giữ công việc này, ông được bổ nhiệm vào năm 2014 sau nhiệm kỳ của Peter Maxwell Davies, người đầu tiên tiếp quản công việc này trong một thập kỷ.

Chức vị này đã bị bãi bỏ vào năm 1649 khi chế độ quân chủ sụp đổ, nhưng đã được khôi phục vào năm 1660.

Không phụ trách bất kỳ trách nhiệm đặc biệt nào, nhưng chuyên gia âm nhạc của Nữ hoàng có thể soạn nhạc cho các dịp đặc biệt được hoàng gia hay chính quyền tổ chức. Ví dụ, Weir đã soạn lại một phiên bản đặc biệt của bài quốc ca “God Save the Queen” (Tạm dịch: Thượng đế phù hộ cho Nữ hoàng) trong lễ cải táng vua Richard III vào tháng 3/2015.

Nhà Thiên văn Hoàng gia – 1675

(Ảnh: Ryan Wick / Flickr)
(Ảnh: Ryan Wick / Flickr)

Nhà Thiên văn Hoàng gia hiện tại là Martin Rees, Nam tước xứ Ludlow. Ông đã giữ vị trí này từ năm 1995. Mặc dù nó chỉ là tước hiệu danh dự, ông vẫn có thể tư vấn về các vấn đề khoa học.

Nhà thực vật học của Nữ hoàng – 1699

(Ảnh: Unsplash / Markus Spiske)
(Ảnh: Unsplash / Markus Spiske)

Nhà thực vật học Stephen Blackmore đã được bổ nhiệm làm Nhà thực vật Hoàng gia vào năm 2010. Văn phòng đã được thành lập vào năm 1699, nhưng kể từ năm 1956 công việc này đã trở thành một vị trí danh dự dành cho một người có niềm đam mê làm vườn.

Nhà điêu khắc của Scotland – 1838

(Ảnh: Ronnie Macdonald / Wikimedia Commons)
(Ảnh: Ronnie Macdonald / Wikimedia Commons)

John Robert Steell là nhà điêu khắc đầu tiên của Scotland. Một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất của ông là tượng Công tước xứ Wellington trên phố Princes.

Chức vụ này được bổ nhiệm lần đầu tiên bởi Nữ hoàng Victoria vào khoảng 1838 và trở thành một công việc chính thức vào năm 1921. Nhà điêu khắc cho Hoàng gia hiện nay là Alexander Stoddart, công việc chủ yếu của ông là làm các tác phẩm điêu khắc tượng trưng bằng đất sét.

Nghệ sĩ kèn túi cho Hoàng gia – 1843

(Ảnh: Melinda / Flickr)
(Ảnh: Melinda / Flickr)

Đây là vị trí Nữ hoàng Victoria tạo ra vào năm 1843. Nghệ sĩ kèn túi phải chơi dưới cửa sổ phòng của Nữ hoàng mỗi tuần vào lúc 9 giờ sáng trong khoảng 15 phút khi bà ở tại Cung điện Buckingham, lâu đài Windsor, Cung điện Holyroodhouse hay Lâu đài Balmoral.

Đây là một vị trí rất có uy tín và chỉ có 15 nghệ sĩ thổi kèn túi nhận vai trò này kể từ khi ra đời. Vị trí này hiện đang được Scott Methven từ Argyll và Sutherland Highlanders nắm giữ.

Cũng có một nghệ sĩ kèn túi dành cho mẹ Nữ hoàng mãi đến năm 2002.

Bảo quản tem của Nữ hoàng – những năm 1890

(Ảnh: Stan Shebs / Wikimedia Commons)
(Ảnh: Stan Shebs / Wikimedia Commons)

Nữ hoàng không phải là một fan hâm mộ sưu tầm tem như cha bà là George V. Tuy nhiên, bà đã thừa hưởng một lượng tem khổng lồ từ cha mình và nghĩ rằng nó cần được bảo quản.

Kể từ năm 2003, người sưu tầm tem Michael Sefi đã phụ trách việc thu thập và di chuyển khắp thế giới để thêm tem vào bộ sưu tập này.

Nhân viên kiểm định của Nữ hoàng – 1972

(Ảnh: Royal Collection / Wikimedia Commons)
(Ảnh: Royal Collection / Wikimedia Commons)

Desmond Shawe-Taylor là nhân viên kiểm định hiện tại, được bổ nhiệm vào năm 2005. Trách nhiệm chính của ông là chăm sóc và bảo dưỡng tất cả các bức tranh trên tường của cung điện.

Người trông coi thiên nga – 1993

(Ảnh: Unsplash / Raphael Schaller)
(Ảnh: Unsplash / Raphael Schaller)

Còn một công việc không kém phần thú vị nữa, đó chính là chăm sóc thiên nga. Nhưng vào năm 1993, một người đàn ông chăm sóc đàn thiên nga là không đủ, vì vậy, nhiệm vụ sau đó đã được phân chia thành người trông coi thiên nga và người đánh dấu thiên nga. Vị trí trông coi hiện được Giáo sư Christopher Perrins nắm giữ và vị trí đánh dấu thiên nga do David Barber đảm nhiệm.

Nhiệm vụ chính của họ là mở cuộc điều tra số lượng thiên nga hàng năm trên sông Thames. Về mặt lịch sử, công việc này nằm một đích chọn một con thiên nga cho bữa tiệc hoàng gia. Vì lý do đó mà ngày nay người ta không tán thành, hiện nay công việc bao gồm kiểm tra số lượng và sức khỏe của đàn thiên nga.

Trung sĩ trông nom cờ của Nữ hoàng – 1997

(Ảnh: Kris Schulze)
(Ảnh: Kris Schulze)

Kể từ năm 1997, Trung sĩ trông nom cờ của Nữ hoàng có trách nhiệm kéo cờ và hạ cờ khi Nữ hoàng không ở trong cung điện.

Nhiệm vụ đã có sự thay đổi khi Công nương Diana qua đời, vì sự phẫn nộ của công chúng khi cung điện không thấy một lá cờ ở giữa cột cờ (treo cờ rũ). Kể từ đó, lá cờ được kéo lên cao bất cứ khi nào Nữ hoàng rời cung điện và cờ rũ được treo lên khi có thành viên thuộc Hoàng gia qua đời hay khi có quốc tang, chẳng hạn sau một cuộc tấn công khủng bố.

Vị trí này hiện nay đang được nắm giữ bởi Lance Sergeant Nathan Bowen đến từ Sư đoàn Bảo vệ Gia đình Hoàng gia.

Người đánh đàn hạc cho Hoàng tử xứ Wales – 2000

(Ảnh: Anne Denholm / Wikimedia Commons)
(Ảnh: Anne Denholm / Wikimedia Commons)

Vai trò này đã bị tạm dừng trong suốt triều đại của Nữ hoàng Victoria vào năm 1871. Tuy nhiên, đàn hạc là một phần quan trọng trong truyền thống xứ Welsh, do đó hoàng tử Charles đã đưa vị trí này trở lại vào năm 2000 để nâng cao hình tượng của cây đàn hạc. Từ năm 2015, Anne Denholm đã đảm nhận vai trò này.

Thợ giày Hoàng gia – những năm 2000

the royal shoe wearer 2000 approx image
Chuyến thăm chính thức Nhà trắng của Nữ hoàng. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Một trong những nhân viên phụ trách quần áo của Nữ hoàng sẽ có trách nhiệm chỉnh sửa giày cho bà. Nhà thiết kế Stewart Parvin giải thích với The Telegraph rằng điều này rất cần thiết để Nữ hoàng cảm thấy thoải mái và không bị đau chân khi mang chúng trong các sự kiện quan trọng.

Nếu bạn phải mang giày cao gót ở tuổi 90, bạn hẳn sẽ đánh giá cao một người chỉnh sửa giày.

Người ‘lạng’ thịt – không rõ thời gian

(Ảnh: Joseph Nash / Wikimedia Commons)
(Ảnh: Joseph Nash / Wikimedia Commons)

Một điều mà Nữ hoàng không nên làm, đó là cắt thịt trong bữa tiệc. Đó là nhiệm vụ của thợ lạng thịt chuyên nghiệp, họ sẽ cắt gọn những miếng thịt nướng vào những dịp đặc biệt. Hiện tại Earl of Denbigh và Desmond nắm giữ vị trí này, họ sẽ có mặt ở đó khi gia đình hoàng gia có tiệc tối.

Đây là một vị trí có tính thừa kế, nghĩa là nó được truyền thừa từ cha sang con.

Thợ sửa đồng hồ Hoàng gia – không rõ thời gian

the royal horological conservator na image
(Ảnh: Julie Anne Workman / Wikimedia Commons)

Có hơn 1.000 đồng hồ, áp kế, nhiệt kế tại Lâu đài Windsor và những nơi cư ngụ khác của Hoàng gia. Chúng không phải là loại đồng hồ kỹ thuật số, do đó, cần được lên dây cót, sửa chữa và trông nom. Nhiều trong số chúng là vô giá, là quà tặng hoàng gia trao cho nhau qua nhiều thế kỷ, vì vậy cần một thợ sửa đồng hồ hoàng gia trong một thời gian dài.

Tất cả chúng đều đòi hỏi một thợ sửa đồng hồ có kỹ năng và kiến thức cao vì các bộ phận của những đồng hồ này có thể lên đến hàng trăm năm tuổi.

Theo Business Insider
Hoàng Vũ

Xem thêm: