Bi kịch thời hiện đại: ‘Cắt đứt mối liên hệ’ với cha mẹ
- Jeanette Tran
- •
Khi ngày càng nhiều người Mỹ đoạn tuyệt mối quan hệ với cha mẹ, họ dường như rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan giống như câu chuyện Vua Lear – một vở bi kịch của William Shakespeare: Liệu có phải ‘một giọt máu đào hơn ao nước lã’? Cần luôn đặt gia đình lên hàng đầu?
Tuy rằng mọi người đều hiểu rằng các mối quan hệ gia đình thường phức tạp, thậm chí là bất thường, nhưng quan niệm truyền thống về tầm quan trọng không thể thay thế của gia đình vẫn ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một xu hướng mới đã lặng lẽ xuất hiện: cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ với những thành viên gia đình mà người ta coi là “độc hại”.
Hiện tượng này được gọi là ‘đoạn tuyệt quan hệ’ (cutting ties), thường ám chỉ việc người con trưởng thành hoàn toàn cắt đứt liên lạc với cha mẹ. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề khác nhau, như lạm dụng kéo dài, sự phản đối của cha mẹ đối với việc con cái công khai là người LGBT, hoặc những khác biệt về chính trị và tôn giáo. Thậm chí, ngay cả một nhân vật cấp cao như Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris cũng từng trải qua tình huống tương tự khi bà cắt đứt quan hệ với cha mình sau cuộc ly hôn của cha mẹ.
Việc ‘đoạn tuyệt quan hệ’ đã trở thành một chủ đề gây tranh cãi trong xã hội, nhận được cả sự ủng hộ và phản đối.
Những người ủng hộ cho rằng mọi người có quyền thoát khỏi những mối quan hệ không lành mạnh và các thành viên trong gia đình cũng nên tuân theo những chuẩn mực về tình cảm tương tự như bạn bè hoặc người yêu. Tuy nhiên, những người phản đối lại cho rằng định nghĩa về ‘tổn thương gia đìvề’ quá rộng và việc cắt đứt mọi liên lạc đôi khi lại thể hiện sự ích kỷ.
Những cuộc tranh cãi về đạo đức trong gia đình chủ yếu xoay quanh tầm quan trọng mà xã hội đặt vào giá trị gia đình. Mặc dù nghiên cứu về hiện tượng cắt đứt quan hệ gia đình còn hạn chế, nhưng chủ đề này đã trở thành đề tài quen thuộc trong các tác phẩm văn học. Chẳng hạn, vở kịch “Vua Lear” của Shakespeare, một bi kịch về sự tan vỡ gia đình, vẫn còn khiến người đọc, người xem đồng cảm sâu sắc.
Những quan niệm về gia đình thời đầu cận đại
Trong thời đại của Shakespeare — tức là giai đoạn đầu thời cận đại ở Anh, kéo dài từ đầu thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 18 — đạo Tin Lành đã củng cố quan niệm rằng con người có những nghĩa vụ đặc biệt đối với thân quyến. Như nhà truyền giáo Thanh giáo người Anh John Foxe đã viết trong tác phẩm ‘Sách các Thánh tử vì đạo’: “Trong tất cả cảm xúc tự nhiên, không có gì được khắc sâu vào tâm trí người cha hơn tình yêu và sự dịu dàng dành cho con cái mình”.
(Thanh giáo: Tư tưởng thời nhà Thanh của Trung Quốc)
Quan niệm này cho rằng con cái là món quà của Chúa, cha mẹ cần phải nuôi dưỡng và giáo dục chúng một cách vị tha, và con cái phải báo đáp cha mẹ bằng sự kính trọng và vâng lời. Tuy nhiên, mối quan hệ lý tưởng hóa này thường gặp phải những thách thức trong thực tế. Nhà sử học Ilana Krausman Ben-Amos chỉ ra rằng, việc duy trì mối quan hệ gia đình phụ thuộc nhiều hơn vào sự cho đi và nhận lại không cân xứng, chứ không chỉ dựa trên các giáo lý tôn giáo đơn thuần.
Trong cuộc sống thực tế, những gia đình thời cận đại, cũng như những gia đình hiện đại, phải đối mặt với nhiều vấn đề rối loạn chức năng. Ví dụ, nỗ lực của cha mẹ thường không được con cái đáp lại, và ngay cả khi con cái trở nên độc lập về tài chính khi trưởng thành, chúng cũng có thể không có khả năng báo đáp ơn dưỡng dục của cha mẹ.
Sự xa cách tình thân trong vở kịch Vua Lear
Vở kịch Vua Lear của Shakespeare miêu tả câu chuyện về hai gia đình tan nát vì xung đột.
Mạch truyện đầu tiên kể về Bá tước Gloucester và hai con trai của ông là Edgar và Edmund. Edmund không thể thừa kế tài sản vì anh ta là con ngoài giá thú nên đã lên kế hoạch hãm hại anh trai Edgar và giả mạo những bức thư để vu khống anh trai mưu hại cha mình. Gloucester tin vào những bằng chứng giả, cắt đứt quan hệ với Edgar, còn Edgar cải trang thành một người ăn xin và hoàn toàn rời xa gia đình.
Mạch truyện thứ hai là quyết định của Vua Lear chia vương quốc cho ba cô con gái của mình. Ông đã thiết kế một cuộc thi trong đó các con gái của ông được yêu cầu bày tỏ tình yêu của mình với ông bằng lời nói. Cô con gái nào có lời nói cảm động nhất sẽ nhận được nhiều tài sản nhất. Cô con gái út Cordelia từ chối làm vừa lòng sự phù phiếm của cha mình, bị tước quyền thừa kế và cuối cùng bị gả sang nước Pháp.
Cả hai câu chuyện đều bộc lộ những bất bình đẳng, hiểu lầm trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái: sự yêu thương thiên vị của cha mẹ, sự thất vọng của con cái và những mâu thuẫn xung quanh việc phân chia tài sản. Những mâu thuẫn này trải dài qua nhiều thời đại và vẫn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với độc giả ngày nay.
Sự phức tạp của nhân tính và những tình huống khó xử về đạo đức
Các nhân vật trong Vua Lear phản ánh sự phức tạp của nhân tính trong quá trình xa cách và hàn gắn các mối quan hệ. Ví dụ, Gloucester tỏ ra hấp tấp khi cắt đứt quan hệ với con trai mình vì một lá thư. Edgar có đúng khi chạy trốn khỏi cha mình không? Hoặc có cách nào khác để cứu vãn mối quan hệ này?
Việc Cordelia từ chối làm vừa lòng sự phù phiếm của cha mình có phải là quá phản nghịch? Hay cô nên giúp cha mình hiểu chính mình bằng cách nói thẳng ra?
Shakespeare không đưa ra câu trả lời rõ ràng. Ông chỉ đơn giản cho thấy một gia đình bị tan vỡ bởi sự hiểu lầm và thành kiến, khiến người đọc cảm nhận được nỗi đau buồn trong sự phức tạp này.
Bi kịch của hiện thực
Kết thúc của Vua Lear là hầu hết các nhân vật đều phải chết. Tuy nhiên, trong thực tế, sự xa cách trong gia đình không phải lúc nào cũng dẫn đến sự tha thứ hay hòa giải. Sự xa cách thường đi kèm với cảm giác cô đơn và sự xấu hổ từ xã hội. Cha mẹ có thể cảm thấy hổ thẹn vì không còn sự liên hệ với con cái, trong khi con cái có thể đau khổ vì mất đi sự hỗ trợ kinh tế hoặc chỗ dựa về mặt tình cảm.
Sự ổn định và hỗ trợ mà một gia đình mang lại là không thể thay thế được. Việc mất đi mối liên hệ này, dù cố ý hay không, là điều vô cùng đáng tiếc. Câu chuyện về Vua Lear nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả tiền bạc, quyền lực hay những yếu tố bên ngoài khác cũng không thể bảo vệ hoàn toàn một gia đình khỏi sự tan vỡ.
Đây cũng là miêu tả chân thực về mối quan hệ xa cách giữa bà Kamala Harris và cha bà: dù địa vị của bà có nổi bật đến đâu thì rạn nứt trong gia đình vẫn là một điểm đau khó hàn gắn gắn.
(Bài viết này được dịch từ The Conversation, một tổ chức tin tức phi lợi nhuận, tác giả Jeanette Tran của Đại học Drake)
Trí Đạt biên dịch
Từ khóa Bi kịch cha mẹ cắt đứt mối liên hệ