Bí quyết loại bỏ cơn tức giận: Viết nó ra giấy rồi vứt vào thùng rác
- Tuệ Di t/h
- •
Cảm xúc tức giận được xem là một trạng thái liên quan đến phản ứng tâm lý, do đó khống chế nó là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên một nghiên cứu của trường Đại học Nagoya Nhật Bản cho thấy nếu bạn viết ra giấy nỗi tức giận của mình và bỏ vào thùng rác thì cơn giận dữ ấy cũng sẽ bị tiêu hủy. Phương pháp này rất dễ thực hiện và mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Hãy xả cơn tức giận lên một tờ giấy
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành trên hai thí nghiệm với tổng số 98 người tham gia. Họ phát hiện ra rằng những người tham gia viết những cảm xúc tiêu cực như tức giận lên giấy rồi xé nhỏ hoặc vứt nó đi có thể làm giảm sự tức giận một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu người tham gia vẫn tiếp tục cầm tờ giấy đó thì hiệu quả kỳ diệu này sẽ không xảy ra.
Nobuyuki Kawai, giáo sư khoa học nhận thức tại trường Đại học Nagoya ở Nhật Bản cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng rằng phương pháp của chúng tôi có thể kìm chế sự tức giận của mọi người ở một mức độ nào đó, nhưng thật ngạc nhiên, sự tức giận của những người tham gia gần như biến mất hoàn toàn”.
Ông Nobuyuki Kawai và các đồng nghiệp đã yêu cầu những người tham gia này viết một bài báo liên quan đến các vấn đề xã hội, nhưng không cho họ biết mục đích của nghiên cứu. Bất kể bài viết của họ có viết tốt hay không, họ vẫn bị cố tình chỉ trích là rất tồi tệ và nhận được những bình luận vô cùng xúc phạm. Chẳng hạn: “Tôi không thể tin được một người có học thức như anh lại nghĩ ra được những lời sáo rỗng như vậy. Tôi ước gì anh được học nhiều hơn ở trường đại học!”
“Cô nghĩ gì trong đầu khi viết ra được những điều vô nghĩa như vậy, thật sự là tôi chỉ muốn ném nó vào thùng rác!”
“Thật là quá buồn cười, tôi chưa từng được đọc những điều dở tệ như vậy trước đây!”
“Tôi nghĩ rằng đầu óc của bạn có vấn đề, vì những điều bạn viết ra nó không bình thường, nó thật nực cười!”
Tất cả đều cho biết họ đã vô cùng giận dữ khi nghe về những nhận xét “thiếu tôn trọng” này. Tiếp theo là được yêu cầu viết ra cảm giác của họ sau khi nghe về các nhận xét đó.
Sau đó, các nhà nghiên cứu yêu cầu tất cả những người tham gia đọc lại những cảm xúc đã viết và yêu cầu một số người đặt tờ giấy đó lên bàn, trong khi một số người khác thì xé nhỏ hoặc vứt nó vào thùng rác. Thông qua bảng câu hỏi tự chấm điểm, tất cả những người tham gia đều bày tỏ mức độ tức giận này vào thời điểm đó.
Kết quả cho thấy những người xé hoặc vứt tờ giấy đi ít tức giận hơn so với trước khi nhìn thấy phản hồi, trong khi những người giữ lại tờ giấy vẫn tức giận nhưng mức độ tức giận của họ chỉ giảm đi đôi chút.
Ông Nobuyuki Kawai cho rằng phương pháp này có thể giúp doanh nhân giảm bớt sự tức giận trong những tình huống căng thẳng. Nghiên cứu trên được cho là rất quan trọng vì việc kiểm soát cơn giận ở nơi làm việc hoặc ở nhà có thể làm giảm những hệ lụy vô cùng tiêu cực cho mọi người.
Trút giận không làm bạn bớt giận
Các nhà nghiên cứu tại Trường đại học bang Ohio, Mỹ đã phân tích 154 nghiên cứu về sự tức giận và kết luận rằng có rất ít bằng chứng chứng minh trút giận có thể trút bỏ cảm xúc tức giận này. Trong một số trường hợp, nó còn có thể làm tăng sự tức giận.
“Điều này vô cùng quan trọng bởi nó giúp mọi người có thể xóa bỏ quan niệm sai lầm rằng nếu bản thân đang tức giận thì có thể trút giận để ‘xóa nó đi’. Trút giận nghe có vẻ là ý tưởng hay, song không có bằng chứng khoa học nào ủng hộ giả thiết này”, ông Brad Bushman – một trong các tác giả của nghiên cứu cho hay.
Cơn giận không thể thực sự được giảm bớt khi dùng cách trút bỏ cảm xúc. Trên thực tế, chìa khóa chính để kiềm chế cơn giận là giảm kích thích sinh lý từ chính cơn giận hoặc từ hoạt động thể chất có lợi khác có khả năng làm giảm sự kích động, chẳng hạn như thở sâu, tập yoga, giãn cơ, định thần, đếm số…
Bạn cũng có thể thực hành thiền định để kiểm soát cơn giận. Theo một nghiên cứu, chỉ cần một buổi tập thiền duy nhất cũng đã có thể làm giảm bớt sự tức giận. Điều này thể hiện qua việc duy trì nhịp thở và nhịp tim chậm hơn, đồng thời huyết áp cũng thấp hơn.
Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây. |
Và lấy cảm hứng từ “căn phòng thịnh nộ”, nơi mọi người đã chi tiền để được đập phá đồ đạc với hy vọng có thể giải tỏa hả giận. Các nhà nghiên cứu khuyên bạn thay vì trút giận bằng các hoạt động kích thích thể chất thì nên tìm cách giảm bớt sự giận dữ bằng các hoạt liên quan đến tinh thần.
Từ khóa cơn tức giận xả giận