Thói đời trượt dốc cũng là cơ hội để tiến vượt lên
- Trúc Nhi
- •
Thuận cảnh và nghịch cảnh luôn cùng tồn tại trong cuộc đời mỗi người. Thuận cảnh tất nhiên là bàn đạp giúp chúng ta thành công, nhưng nghịch cảnh cũng có thể trở thành động lực tiến lên vô cùng mạnh mẽ.
Thói đời trượt dốc là cơ hội để tiến vượt lên
Xưa nay người ta luôn cảm khái rằng: “Thế phong nhật hạ, nhân tâm bất cổ.” Ý nghĩa rằng thời thế thay đổi, biết bao người trong xã hội khí chất đã xấu đi, mất đi sự đôn hậu hiền lương mà trở nên xảo trá giả dối, tâm địa không còn được trong sáng thanh bạch như người xưa. Tuy nhiên, cũng chính trong sự mục nát của xã hội, nếu con người có thể lội ngược dòng mà đi lên thì đó chính là xuất sắc nhất.
Đức Phật dạy: “Hoa sen không mọc trên cao nguyên, mà trên bùn lầy ẩm ướt.”
Trước mắt dường như đã mất phương hướng, và bạn cứ thuận theo đó mà chùn chân, thì bạn sẽ không thể tận hưởng được niềm vui của hy vọng: “Núi cùng nước tận ngờ hết lối. Bóng liễu hoa tươi một thôn làng”.
Phúc phận không phải từ trên trời rơi xuống, mà đó là do bản thân đã làm điều tốt mà tích lại qua tháng năm. Vì vậy mà khi thói đời càng trượt dốc, đạo đức càng bại hoại thì lại càng có cơ hội cho chúng ta vượt lên, làm phong phú thêm phúc phận của bản thân mình.
Đường đời phong sương cũng đều là hoàn cảnh để mài giũa sự quyết tâm
Trên đường đời có lúc bằng phẳng dễ đi, có lúc lại gập ghềnh chông gai, lúc này phải “Đối cảnh luyện tâm, đối nhân luyện tính” (trong hoàn cảnh đó mà luyện tâm, đối mặt với người đó mà luyện tính), dùng gian khổ và hoàn cảnh khắc nghiệt để mở mang những cơ hội lớn trong tương lai.
Đối mặt với khổ nạn có người sẽ thất vọng mà tự buông xuôi, có người xem đó như động lực để cố gắng gấp nhiều lần. Đó là tùy lựa chọn của mỗi người. Lựa chọn cách đối đãi với khổ nạn cũng chính là đang lựa chọn tương lai cho chính mình vậy.
Vì vậy, muốn thay đổi hoàn cảnh hiện tại thì điều kiện tiên quyết là phải thản nhiên ung dung và sẵn sàng chấp nhận từng khổ nạn. Chỉ bằng cách tìm về những điều chân chính và theo đó rèn giũa tâm tính, thì chúng ta mới có thể phát triển trí tuệ và làm phong phú cuộc sống của mình.
Sự quyết tâm này là nền tảng để bạn xây dựng sự tự tin, cũng là điều khiến người đời phải kính nể bạn.
Cái tình nóng lạnh của thế gian là cơ hội để rèn tính bao dung
Trương Bá Hàng, thống đốc của nhà Thanh, sống một đời thanh minh, cũng vì vậy mà bị cô lập cả đời. Ông đã từng trải qua mọi thăng trầm khổ ải chốn quan trường, nhiều lần bị người khác chèn ép, tuy biết làm quan ngay thẳng thanh liêm là rất khó nhưng ông quyết không chạy theo danh lợi. Cuối cùng ông đã để lại cho mình danh tiếng “Thiên hạ đệ nhất thanh quan”.
Trời đất có xuân, hạ, thu, đông, tình thế gian lại có ấm có lạnh. Thế nhưng một người khôn ngoan không chỉ không sợ hãi khi đối mặt với sự lạnh lùng của thế gian, mà họ còn nhân cơ hội đó để trau dồi đức tính khoan dung và rèn luyện bản thân để trở nên mạnh mẽ hơn.
Thế sự điên đảo đều là để một phen tu hành
Khi mà thói đời tụt dốc thì không tránh khỏi việc nhân quả đảo ngược, vàng thau lẫn lộn. Nếu như ôm oán hận thì chỉ khiến quan niệm trở nên lầm lạc và mất đi ý chí cầu tiến.
Ngược lại, nếu có thể đối mặt trước thế giới đảo lộn với một thái độ tích cực, thì chúng ta có thể nuôi dưỡng lòng từ bi và sự khoan dung của mình.
Trong sự hỗn loạn và tụt dốc của xã hội ở Trung Quốc, vấn nạn thất nghiệp của hàng chục triệu cử nhân mới và muôn vàn sự khốn khổ khác, có người chọn cho mình một nghề nghiệp lập dị là “bạn gái vỉa hè”, hoặc các vụ tự tử tập thể… thì vẫn có một nhóm người kiên định vào ý chí và sự thiện lương, thậm chí là ngay cả khi họ phải đối mặt với bức hại tàn khốc. Đó chính là các đệ tử Phật gia Pháp Luân Công tu theo Chân Thiện Nhẫn.
Ngày 20/7/1999 là một ngày đen tối. Nhiều người từng trải qua ngày đó nhớ lại, lúc ấy không khí khủng bố như thể bầu trời sắp sụp đổ. Chính quyền Trung Quốc khống chế truyền thông toàn quốc, biên tạo giả dối, phỉ báng Pháp Luân Công khắp nơi, thực hiện chính sách diệt chủng đối với Pháp Luân Công “bôi nhọ danh dự, hủy hoại thân thể, vắt kiệt kinh tế”. 24 năm qua, khó có thể tính hết được có bao nhiêu người tập Pháp Luân Công bị lao động khổ sai, xử tù, nhục hình, thậm chí bị bức hại đến chết.
Nhưng cuối cùng sau tất cả những vu khống và đối xử bất công, tàn nhẫn, các học viên Pháp Luân Công vẫn kiên định với sự chân thành, lương thiện, khoan dung và nhẫn nhịn làm cái gốc lập thân mọi lúc mọi nơi và ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Cuộc phản bức hại ôn hòa hơn hai mươi năm qua của họ đã thắp sáng lên hy vọng cho người dân Trung Quốc, hy vọng cho sự hồi sinh đạo đức trong xã hội hỗn loạn này.
Hoa mai vì chịu được sương giá nên mới có thể tỏa hương thơm, đại bàng vì có thể chịu được bão tố mới có thể hiên ngang sải rộng cánh trên bầu trời mênh mông. Thân tâm đã trải qua rất nhiều thăng trầm và lăn lộn trong tôi luyện gian khổ nên mới có được nội hàm và trí huệ thâm sâu.
Trúc Nhi
Từ khóa Nghịch cảnh