Câu chuyện thành công của “ông hoàng xe hơi” nước Mỹ Henry Ford
- Minh Minh
- •
Henry Ford (30/7/1863 – 7/4/1947) là người sáng lập Công ty Ford Motor. Ông là một trong những người đầu tiên áp dụng sản xuất kiểu dây chuyền lắp ráp trong sản xuất ô tô. “Ông hoàng xe hơi” nước Mỹ này có một câu chuyện thành công như cổ tích.
Henry Ford là con trai cả của một nông dân có nguồn gốc từ Iceland sang nhập cư ở Mỹ từ những năm đầu của thế kỷ 19. Ông sinh năm 1863 và là con trai đầu trong số 6 người con của ông bà William Ford. Cha ông là chủ một trang trại chuyên việc đồng áng nhưng ông lại chỉ đam mê các loại máy móc. Henry đem theo sự đam mê máy móc về nhà. Cha ông đã cho ông một cái đồng hồ đeo tay khi ông bắt đầu sang tuổi thanh niên. Tới 15 tuổi, ông đã nổi tiếng là một người sửa chữa đồng hồ giỏi, từng tháo ra và lắp lại các loại đồng hồ của bạn bè và hàng xóm hàng chục lần.
Vào mùa hè năm 1873, Henry lần đầu nhìn thấy một cái máy tự chạy trên đường. Đó là một động cơ hơi nước đứng yên được dùng để đập lúa hoặc hỗ trợ thêm công suất cho máy xay. Ông bị thu hút và được người chủ máy dạy cách điều khiển chiếc máy đập đó. Sau này ông Henry nói, chính kinh nghiệm đó “đã chỉ cho tôi thấy rằng tôi là một kỹ sư từ trong bản năng.”
Sau nhiều năm tìm tòi và thử nghiệm, vào mùa hè năm 1896, Henry Ford đã hoàn thành chiếc xe ô tô chạy hơi nước đầu tiên của mình. Cho dù chỉ chạy được với tốc độ trên 10km/giờ và không có khả năng đi lùi hay quay đầu nhưng chiếc xe thử nghiệm của Henry Ford là một kỳ tích gây chấn động dư luận lúc đó. Phải thêm hai năm nữa thì Henry Ford mới chế tạo thành công chiếc xe ô tô đơn giản nhưng có khá đầy đủ chức năng để có thể lưu thông trên đường. Ngay lập tức, Henry đã có hợp đồng đặt xe đầu tiên trong đời mình. Bưu điện thành phố Detroit đã đặt mua 4 chiếc xe để chở bưu kiện.
17 tuổi, ông bắt đầu công việc của một người thợ máy trong nhà máy động cơ Drydock. Năm 20 tuổi, ông Henry gặp gỡ nhà phát minh Thomas Edison và đã được truyền nguồn cảm hứng vô tận. Lúc đó, điện là một phát minh quan trọng của Edison và mọi người đều bảo điện là việc của tương lai nhưng Edison vẫn khuyên với Henry phải ngay lập tức và kiên trì với hướng đi riêng của mình.
Sau đó, ông chủ của Công ty Detroit Edison đề cử Henry lên một vị trí cao với điều kiện ông phải từ bỏ niềm đam mê cá nhân của mình để chuyên tâm vào công việc. Và ông đã quyết định nghỉ việc vào ngày 15 tháng 8 năm 1899 và bắt đầu bước vào lĩnh vực kinh doanh ô tô từ đó.
Ông đã hợp tác với một số nhà đầu tư để mở ra công ty Detroit Automobile Company và sản xuất được 20 chiếc ô tô. Nhưng sau đó ông nhận ra rằng những nhà đầu tư này chỉ quan tâm đến lợi nhuận vì vậy ông đã rút khỏi công ty.
Năm 40 tuổi ông lập ra công ty Ford Motor Company và mỗi năm công ty sản xuất ra được 1700 chiếc ô tô Model A. Do gặp phải một số vấn đề mà lượng xe bán ra ngày càng ít, ông Henry nhận ra được vấn đề và dần khắc phục nó. Và cứ thế chính sự nỗ lực của ông đã giúp ông đạt được sự thành công nhất định.
Cách kinh doanh của Henry đã khiến một số người rất ngạc nhiên, cứ hằng năm giá thành của ô tô lại giảm. Ông cho rằng bán một sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ thì lợi nhuận sẽ nhiều và đạt được lòng tin của khách hàng. Và nhận định của ông đã đúng.
Năm 1908, Công ty Ford tung ra Model T được thiết kế bởi một người Hungary, Jozsef Galamb. Từ 1909 đến 1913, Ford bước vào tháo rời những chiếc Model T trong các cuộc đua, và thiết lập một kỷ lục tốc độ khi chạy trên đường tròn ở Detroit Fairgrounds năm 1911 với tay đua Frank Kulick.
Năm 1913, Ford cố gắng chế tạo lại Model T trong cuộc đua Indianapolis 500, nhưng được thông báo rằng các quy định đòi hỏi chiếc xe phải được tăng thêm trọng lượng 1.000 pounds (450 kg) trước khi nó có thể tham gia đua. Ford bỏ cuộc, và nhanh chóng sau đó từ bỏ hẳn các cuộc đua và chỉ trích rằng ông không hài lòng với các quy định của môn thể thao đó và lúc ấy ông cần dành thời gian cho việc chế tạo Model T đang ngày càng phát triển.
Tới năm 1913, đua xe không còn là cách cần thiết để quảng cáo xe với công chúng nữa bởi vì Model T đã nổi tiếng và có mặt ở mọi nơi trên những con đường nước Mỹ. Chính vào năm này, Henry Ford đã đưa dây chuyền lắp ráp chuyển động vào trong các nhà máy của mình, nó cho phép tăng năng xuất lên rất cao. Nung nấu quyết tâm sản xuất thật nhiều xe, bán cho thật nhiều người ở mọi tầng lớp là động cơ thúc đẩy Henry Ford phải có những sáng tạo mới trong kinh doanh. Hàng nghìn chiếc xe Ford kiểu chữ T, loại xe bình dân được người dân đón nhận vô cùng nồng nhiệt. Chỉ trong vòng 20 năm, công ty xe hơi của Henry Ford đã bán được vô số chiếc xe Ford kiểu chữ T với đủ màu sắc khác nhau.
Trong hơn 5 năm, công ty Ford đã có tới 8 thế hệ xe khác nhau trên thị trường. Cũng giống như Sam Walton với chuỗi siêu thị Wal-Mart, Ford phát hiện ra rằng ông có thể kiếm được nhiều lãi hơn nhờ bán được nhiều sản phẩm với giá thấp hơn, thay vì bán số lượng ít với giá cao. Nếu bạn bán được sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ, đây sẽ là lợi thế cạnh tranh khó vượt qua của doanh nghiệp.
Hiện nay, Ford vẫn là tập đoàn xe hơi đứng số 2 ở Mỹ với doanh số bán xe lên tới hàng trăm tỷ USD mỗi năm.
Minh Minh
Xem thêm:
Từ khóa Người thành công câu chuyện cuộc đời triết lý thành công xe hơi Mỹ Henry Ford