17 hòn đảo bị bỏ hoang và những câu chuyện kỳ lạ đằng sau
- Minh Minh
- •
Hầu hết chúng ta đều bị thu hút bởi sự bí ẩn đằng sau những khu vực bị bỏ hoang, có thể là do thảm họa thiên nhiên hay từ chính âm mưu của con người. Dưới đây là 17 câu chuyện kỳ lạ về những hòn đảo không một bóng người.
1. Đảo Hashima ở Nhật Bản
Trong thời kỳ đỉnh cao, đảo Hashima ở Nhật Bản có 5.000 cư dân. Nhưng hòn đảo này đã bị bỏ hoang sau khi mỏ than cạn kiệt vào những năm 1970. Tập đoàn Mitsubishi biến đảo Hashima thành tụ điểm giàu có với chung cư, nhà hàng, trường học… nhưng đã rút đi nhanh chóng khi mỏ than hết giá trị sử dụng. Hòn đảo đã bị bỏ hoang hơn 40 năm, chỉ mở cửa cho khách du lịch thích khám phá tàn tích trong phim “Skyfall”.
2. St. Kilda ở Scotland
Cư dân của St. Kilda ở Scotland đã được sơ tán vào năm 1930 và không bao giờ quay trở lại. St. Kilda vốn là môi trường sống lý tưởng cho cá nóc và các loài chim biển nhưng lại không phù hợp với con người. Vào đầu thế kỷ 20, dân số của St. Kilda giảm dần vì bị suy dinh dưỡng, bệnh tật và cô lập. Cuối cùng, số cư dân còn lại đã được sơ tán và tái định cư trên lục địa Scotland năm 1930. Ngày nay, hòn đảo này thuộc sở hữu của Ủy Ban Quốc Gia Scotland (National Trust for Scotland) và trở thành Di sản Thế giới của UNESCO.
3. Đảo Suakin Sudan
Cảng Suakin ban đầu được phát triển bởi Ramses III vào thế kỷ thứ 10 trước công nguyên. Trong 3.000 năm tiếp theo, cảng trở thành địa điểm giao dịch quan trọng cho các đế chế lớn. Vào thế kỷ 19, Suakin đã trở thành một trung tâm buôn bán nô lệ ở Đông Phi, nhưng quy mô dần thu nhỏ theo thời gian. Những tàn dư còn sót lại của của nền văn minh thịnh vượng là các tòa nhà san hô trên đảo.
4. Đảo Deception
Không ít quốc gia đã chiến đấu trong nhiều năm để chiếm lấy hòn đảo ở Nam Cực, nhưng tất cả đã bị thiêu rụi sau khi núi lửa phun trào hai lần. Mặc dù Đảo Deception không đủ điều kiện để ở, các nhiếp ảnh gia, nhà khoa học thường đến đây để tham quan, nghiên cứu.
5. Đảo Hà Lan ở Maryland
Đảo Hà Lan nằm trong vịnh Chesapeake, dài năm dặm, là nơi sinh sống của hàng trăm thủy thủ và nông dân. Năm 1922, những cơn lũ lụt nghiêm trọng đã khiến tất cả cư dân trên đảo phải rời đi. Kể từ đó, hòn đảo dần chìm xuống nước. Vào năm 2010, ngôi nhà duy nhất còn sót lại trên đảo cuối cùng đã bị nhấn chìm bởi thủy triều dâng cao.
6. Đảo McNab ở Halifax
Đảo McNab ở Halifax, Nova Scotia, đã bị bỏ hoang sau Thế chiến II. Đảo McNab từng là nơi cất giữ bí mật, có nhà máy chưng cất chất cấm, có một số pháo đài quân sự, vườn Victoria, hải đăng… Vào những năm 1780, thương gia Peter McNab đã tới định cư ở đây. Con cháu của ông sống trên đảo cho đến năm 1934. Vì không có người dân khác đến ở, hòn đảo rơi vào cảnh ảm đạm theo thời gian.
7. Brentford Ait ở London
Hòn đảo rộng 4.572 mẫu Anh trên sông Thames đã từng có người ở và địa điểm giải trí nổi tiếng nhất là quán rượu Three Swan Pub. Những vị khách đáng ngờ, những cuộc ăn chơi không đúng đắn đã khiến quán bar này trở thành cái gai trong mắt nhiều người. Một người hàng xóm đặc biệt cáu kỉnh, Robert Hunter, đã mua lại quán bar này rồi đóng cửa vĩnh viễn vào năm 1812.
8. Đảo Ross ở Nam Andaman, Ấn Độ
Vào thời kỳ hoàng kim, hòn đảo được gọi là “Paris của phương Đông”, là nơi sinh sống của các sĩ quan Anh. Cư dân Anh đã biến hòn đảo thành nơi đáng sống đích thực với vũ trường xa hoa, tiệm bánh, câu lạc bộ, hồ bơi, vườn tược. Cho đến năm 1941, người Nhật đến đánh chiếm để giành lấy đất làm boongke chiến tranh.
Đảo Ross sau đó được sử dụng bởi người Nhật và Anh, cho đến năm 1979 thì trao lại cho hải quân Ấn Độ. Ngày nay, hòn đảo không có người dân sinh sống nên được bao phủ bởi nhiều cây cối. Nếu đến đảo Ross, bạn có thể đi bộ xung quanh để ngắm các tàn tích, hoặc ghé thăm một số cửa hàng nhỏ được xây dựng cho khách du lịch.
9. Dry Tortugas ở Key West, Florida
Hòn đảo được đặt tên bởi nhà thám hiểm Tây Ban Nha và người chinh phục Juan Ponce de Leon vào năm 1513. Trước đây, Dry Tortugas được sử dụng như một hành lang vận chuyển hàng hóa rồi trở thành pháo đài chống cướp biển của hải quân (Fort Jefferson), nhằm bảo vệ kênh vận chuyển và cửa ngõ quốc gia đến vịnh của Mexico. Pháo đài này đã giam cầm nhiều người đào ngũ trong nội chiến và đáng chú ý nhất là kẻ âm mưu vụ ám sát của Abraham Lincoln.
Sau khi hải quân từ bỏ căn cứ vào năm 1874, tổng thống Roosevelt đã đăng ký pháo đài làm di tích quốc gia và toàn bộ hòn đảo trở thành công viên quốc gia. Du khách có thể đến đảo bằng thuyền, phà hoặc thủy phi cơ.
10. Ngôi làng Ukivok trên đảo King ở Alaska
Người dân địa phương thường săn cua và hải cẩu vào mùa đông trên đảo King (vì mùa đông, thời tiết khắc nghiệt làm nước đóng băng và họ không thể câu được cá).
Những năm 1900, Văn phòng Ấn Độ Alaska đóng cửa ngôi trường duy nhất trên đảo nên người dân phải di cư. Không có trẻ em ở đó để giúp thu thập thức ăn cho mùa đông, người lớn cũng bị buộc phải quay lại đất liền. Trong thời kỳ đỉnh cao, ngôi làng có khoảng 200 người. Người ta nói rằng lý do đằng sau Văn phòng Ấn Độ đóng cửa trường là để tránh sự nguy hiểm tiềm tàng của các vụ trượt đá. Ngôi trường bị bỏ hoang vẫn còn nguyên vẹn đến ngày hôm nay.
11. Đảo Cumberland
Đảo Cumberland đã từng là nhà của người Mỹ bản địa, sau đó trở thành một khu định cư thuộc địa của người Tây Ban Nha. Sau khi hải tặc Pháp tấn công, hòn đảo này trở thành khu định cư của người Anh. Trên đảo có một pháo đài nhằm chống lại người Tây Ban Nha.
Không lâu sau, hòn đảo trở thành một đồn điền nuôi trồng. Sau rất nhiều lần đổi chủ, gia đình Carnegie đã cho xây dựng một lâu đài khổng lồ, gọi là Nhà Dungility. Năm 1959, ngôi nhà bị thiêu rụi, nguyên nhân đằng sau được cho là có kẻ thù chống phá.
12. San Giorgio ở Alga, ngoài khơi Venice, Ý
Đảo San Giorgio nằm ở Alga, ngoài khơi Venice, Ý, không có người ở sau Thế chiến II. San Giorgio vốn là nơi trú ngụ của các tu viện cho đến khi một đám cháy lớn phá tan hòn đào. Hòn đảo trở thành nhà tù chính trị vào năm 1799 và nơi giam giữ tù nhân trong Thế chiến I, nhưng sau đó đã bị bỏ hoang.
Khi Thế chiến II bắt đầu, các vùng đất trên đảo được sử dụng làm căn cứ huấn luyện bí mật của Đức quốc xã nhằm học cách trồng mìn dưới nước. Khi cuộc chiến kết thúc, hòn đảo lại tiếp tục bị bỏ hoang.
13. Đảo Poveglia Plague
Từ thế kỷ 14 đến 17, hòn đảo tiếp nhận 160.000 người nhiễm bệnh dịch hạch khiến nơi đây được mệnh danh là địa điểm bị ma ám nhất thế giới. Một số ước tính cho rằng hơn 50% đất của đảo được tạo thành từ tro người. Năm 1922, một bệnh viện tâm thần đã được mở trên đảo. Năm 1968 bắt đầu có tin đồn bác sĩ bệnh viện tiến hành các thí nghiệm khủng khiếp trên người bệnh nhân. Một bác sĩ đặc biệt được cho là đã tra tấn và giết chết bệnh nhân, hoặc cho bệnh nhân tự sát.
14. Đảo Discovery của Disney World
Năm 1974, Disney đã mở một khu bảo tồn chim tên là “Đảo châu báu”, sau đó được đổi tên thành “Đảo Discovery” vào năm 1978. Trên đảo có rất nhiều loài động vật quý hiếm như chim hồng hạc và một bãi biển dành cho khách du lịch. Bạn có thể đến hòn đảo này bằng thuyền nghỉ mát của Disney hoặc dịch vụ Walt Disney World Cruise. Tuy nhiên, đảo đã đóng cửa vào năm 1999 vì nhiều lý do, bao gồm cáo buộc chăm sóc động vật sai cách, vi khuẩn chết người trong vùng nước công viên, mối nguy hiểm từ cá sấu hoang dã… Khi công viên đóng cửa, các con vật được chuyển đến khu nghỉ mát Vương Quốc Động Vật Disney gần đó.
15. Đảo Ōkunoshima
Đảo Ōkunoshima hiện được gọi là “Đảo thỏ”, nhưng ban đầu đây là nơi quân đội Hoàng gia Nhật Bản sản xuất khí độc trong Thế chiến II. Những sản phẩm này đã giết khoảng 80.000 nghìn binh sĩ và thường dân ở Trung Quốc. Ngày nay, hòn đảo đón nhận nhiều du khách yêu mến động vật nhờ sự sinh sống của hơn 300 con thỏ hoang dã.
16. Đảo san hô Palmyra, Hawaii
Đảo được mua bởi một gia đình giàu có vào năm 1922 rồi được sử dụng làm trạm tiếp nhiên liệu của hải quân Hoa Kỳ trong Thế chiến II. Palmyra trở thành lãnh thổ thuộc sở hữu tư nhân cuối cùng của Hoa Kỳ vào năm 1959, vì sau đó Hawaii đã trở thành một tiểu bang của Mỹ. Hiện hòn đảo này thuộc về tổ chức bảo tồn phi lợi nhuận Nature Conservancy. Tuy nhiên, do có nhiều vụ đắm tàu và đã từng xảy ra một vụ giết người kép, Palmyra Atoll thường được cho là hòn đảo bị nguyền rủa.
17. Đảo North Brother
Đảo North Brother ở thành phố New York bị cho là có ma ám bởi những bệnh nhân đã từng bị ngược đãi. Ban đầu, đảo là khu bảo tồn chim nhưng trở thành bệnh viện cho người mắc bệnh đậu mùa vào năm 1885. Sau đó, bệnh nhân mắc bệnh thương hàn cũng đến trú ngụ.
Khi bệnh viện đóng cửa vào năm 1942, các tòa nhà trên đảo đã được sử dụng làm nhà ở cho cựu chiến binh, và sau đó thành một trung tâm cai nghiện cho những người nghiện ma túy. Cuối cùng cơ sở này đã đóng cửa vào năm 1963. Các tòa nhà vẫn ở nguyên trên đảo, nhưng với lịch sử của những số phận bất hạnh từng cư ngụ ở đây, không ai muốn tới hòn đảo này sinh sống cả.
Minh Minh
Xem thêm:
Từ khóa đảo hoang hòn đảo ma ám