2 điều cấm kỵ khi vệ sinh đũa mà nhiều người thường mắc phải
- Lâm Nguyễn
- •
Người xưa có câu “bệnh từ miệng mà vào”. Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp thức ăn, vậy nên vệ sinh ăn uống không thể không chú ý đến đôi đũa. Bảo quản đũa không đúng cách có thể rước bệnh vào người như tiêu chảy, bệnh đường ruột, hoặc thậm chí là ung thư gan, ung thư dạ dày… Vậy làm thế nào để vệ sinh đũa cho an toàn đây?
Có 2 điều cấm kỵ khi rửa đũa mà nhiều người hay mắc phải:
1. Phương pháp rửa đũa thông thường là chà mạnh một nắm đũa, hầu như mọi người đều rửa theo cách này, nó rất thuận tiện và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên trong thực tế phương pháp làm sạch này là không đúng, bởi vì đũa được chà và rửa liên tục bằng miếng chà nhám sẽ rất dễ làm hỏng lớp bảo vệ bề mặt đũa, một số rãnh nứt do ma sát quá mạnh sẽ xuất hiện và chúng là nơi ẩn nấp và sản sinh ra rất nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh cho người. Phương pháp rửa đũa này cũng có thể gây lây nhiễm chéo các vi sinh vật hoặc một số bệnh truyền nhiễm.
2. Bên cạnh đó, nhiều người lại không có thói quen rửa chén ngay sau khi ăn. Đa phần đều ‘ném’ bát đĩa vào bồn rửa và ngâm một thời gian với nước rửa chén vì nghĩ rằng làm vậy sẽ sạch hơn. Phương pháp ngâm với xà phòng một khoảng thời gian có thể phù hợp với việc giặt quần áo nhưng không phù hợp để rửa chén đũa, bởi vì khi đũa bị ngâm trong nước rửa chén lâu, một số thành phần hóa học trong chất tẩy rửa dễ dàng xâm nhập vào đũa gỗ.
Khi thường xuyên sử dụng chất tẩy rửa và vô tình bị tồn dư lâu ngày trong cơ thể, sẽ có thể khiến cho canxi ion trong máu giảm xuống và máu bị axit hóa. Điều này không chỉ khiến chúng ta trở nên mệt mỏi mà còn có thể ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan.
Ngoài ra, đũa sau khi được rửa không được làm cho khô ráo ngay mà được đặt trực tiếp vào giỏ đũa, lâu ngày môi trường ẩm ướt này tích tụ rất nhiều nấm mốc và vi khuẩn. Nó là nguyên nhân gây ra ung thư gan, ví dụ như chất Aflatoxin thường hay được tìm thấy trên đũa.
Vậy thế nào là vệ sinh đũa cho đúng cách? Sau đây là những điều cần lưu ý để bảo quản vệ sinh những chiếc đũa:
Rửa đúng cách:Tốt nhất là rửa từng chiếc một. Trước khi rửa đũa, nên pha loãng nước rửa chén trong nước và sau đó lau đầu đũa bằng miếng rửa mềm rồi rửa sạch lại bằng nước. Dùng miếng rửa mềm không chỉ làm giảm ma sát với đũa mà còn tránh được dư lượng hóa chất tích tồn.
Khử trùng định kỳ: Có thể nấu nước sôi ngâm đũa trong vòng 30 phút để diệt nấm mốc vi khuẩn (đũa có sơn trên bề mặt và đũa nhựa thì lại không phù hợp với cách khử trùng này nhé!).
Giữ sạch giỏ đũa: Xả sạch nước và phơi trước khi cho vào giỏ đũa. Các giỏ đũa phải để nơi khô, thoáng khí để tránh đọng nước ẩm ướt dưới đáy giỏ. Nên chọn giỏ rỗng có nhiều lỗ thoáng khí để tránh nước tích tụ dưới đáy giỏ. Làm sạch giỏ đũa thường xuyên. Nhiều người có thói quen úp đầu đũa lên trên giỏ đũa cũng có người úp cán đũa lên trên. Cách chính xác là đưa đầu đũa lên trên không tiếp xúc đáy giỏ đũa vì ngay cả khi giỏ đũa có thể thoát khí thì nó vẫn là nơi ẩn nấp tốt của bụi bặm vi khuẩn.
Thay đũa sau một thời gian dài sử dụng: Nhiều người đã quen sử dụng đũa làm bằng cách thủ công và nghĩ rằng không cần thay thế nếu chúng không bị hỏng hay mốc. Trên thực tế, đũa cũng có hạn sử dụng và dùng quá lâu có thể trở thành “sát thủ vô hình” của dạ dày. Khi người nhà bị nhiễm các bệnh về đường ruột là lúc cần phải thay đũa mới vì các vi khuẩn có hại như Staphylococcus aureus, E. Coli… có thể lây lan qua đũa. Thông thường đũa bằng tre, gỗ bình thường có hạn sử dụng khoảng 1 năm, sau thời gian đó nó nên được thay mới. Các sản phẩm từ tre, gỗ thường bị hư nhanh hơn mức chúng ta tưởng, nếu bạn thấy có bất kỳ sự thay đổi màu nào trên bề mặt, có đốm hoặc ko còn như màu gốc, cong vẹo hoặc biến dạng do nhiệt độ là những dấu hiệu cho thấy đũa đã không còn an tòan nữa.
Sử dụng vòi nước rửa chén ion: Ngoài ra, còn một cách vệ sinh đũa và giữ an toàn vệ sinh thực phẩm cho cả nhà tiện lợi hơn rất nhiều, đó là dùng nước ion có khả năng diệt 99,99% vi khuẩn để ngâm rửa thực phẩm và rửa chén. Tiến sĩ Huh Seong-yeol Hàn Quốc mất 17 năm nghiên cứu và phát minh ra công nghệ ion hóa nước bằng lõi nam châm đất hiếm, được đưa vào trong vòi nước lắp tại bồn rửa chén, vòi sen, bồn rửa mặt, máy giặt, v.v… Nước bình thường khi đi qua vòi nước này sẽ trở thành nước ion năng lượng cao, có khả năng diệt vi khuẩn gây hại, khử mùi hôi do vi khuẩn gây ra hoặc do bị oxy hóa, giúp thực phẩm hoàn nguyên về trạng thái tươi mới. Rửa chén bằng vòi nước này còn giúp làm sạch chất tẩy rửa rất nhanh.
Vì sức khỏe chung của cả gia đình, hãy chú ý đến cách bảo quản và thay mới đũa đã dùng lâu ngày để tránh bệnh tật xâm nhập vào miệng bạn nhé!
Lâm Nguyễn
Xem thêm:
Từ khóa ung thư dạ dày ung thư gan Vòi nước ion Vòi nước ion năng lượng cao Vệ sinh đũa đúng cách Viêm đường ruột