Quả thực việc đổ lỗi là một trò chơi không khó. Khi gặp sự cố tồi tệ hoặc việc không như dự kiến, điều dễ dàng nhất với nhà lãnh đạo là chỉ tay vào một hoặc một số nhân viên cấp dưới để đổ lỗi, quy trách nhiệm.

Khi xảy ra chuyện, ngay lập tức cơn thịnh nộ bùng phát, bạn liền trút sự tức giận và đổ lỗi cho cấp dưới. Hãy cố gắng chấm dứt điều ấy, và nếu bạn đã thôi đổ lỗi, thì hãy chắc rằng sẽ không tái phạm.

Câu hỏi đặt ra là tại sao phải chịu trách nhiệm về sự việc trong khi bạn có thể đổ lỗi cho người khác? Tại sao phải thừa nhận những sai lầm và thiếu sót của chính bạn khi mà bạn đã đóng góp gần như toàn bộ những điều tốt đẹp cho công việc đó?

Khi bạn đổ lỗi, bạn đang từ bỏ cơ hội để cải biến bản thân tốt lên

Embed from Getty Images

Trong giới kinh doanh, có một số người mà kỹ năng đổ lỗi đã thành chuyên nghiệp.

Thật không may, ý tưởng đổ lỗi cho người khác thay vì chịu trách nhiệm đã trở thành một phần của nền văn hoá của chúng ta. Nó hiện hữu ở mọi nơi. Nó tồn tại trong mỗi cá nhân, gia đình, người nổi tiếng, vận động viên, chính phủ, và nó có rất nhiều đất sống trong các doanh nghiệp.

Khi một nhà lãnh đạo đổ lỗi cho người khác trong công ty về vấn đề xảy ra, họ thường nói những câu đại loại như: “Ô kìa, đây không phải lỗi của tôi! Nó hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi!”

Với lãnh đạo có thói quen đổ lỗi, thường hay bắt đầu nói với cấp dưới bằng câu: “Anh/Chị …”, “Nếu như …”, và “Họ …”. Còn nếu có xuất hiện chữ “Tôi” ở đó thì đảm bảo sẽ nhanh chóng theo sau bằng từ “nhưng”.

Trong giới kinh doanh, có một số người mà đổ lỗi thực sự đã thành chuyên nghiệp. Bằng lời nói và hành động của mình, họ có thể có sức hút khi ở xa nhưng lại hết sức cục cằn khi đối diện. Với kỹ năng “tuyệt vời” này, họ có thể dùng lời nói để đẩy trách nhiệm cho người khác trong khi đang trong bộ dạng của kẻ chiến bại.

Làm thế nào để nhận ra bản thân là người hay đổ lỗi?

1 Nghi ngo su thanh cong cua cong ty image
Bạn có luôn nghĩ mình là người vô can trong mọi tình huống bất lợi? (Ảnh: Shutterstock)

Có phải bạn thường do dự để chấp nhận bất kỳ loại trách nhiệm nào liên quan đến sự lựa chọn hoặc hành động của bạn, đặc biệt nếu việc đó dẫn đến một kết quả bất lợi hoặc tồi tệ?

Một người thường xuyên đổ lỗi thường cố gắng chối bỏ hoàn cảnh vướng mắc hiện tại. Họ có xu hướng tìm cách để tình huống đó xuất hiện như là lỗi của người khác, ngay cả khi họ mới chính là người phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Nhưng nghịch lý là những người thường xuyên đổ lỗi và làm cho nhân viên của họ cảm thấy bất an lại thường là người hay cướp công khi mọi thứ diễn ra thuận lợi và có thành quả.

Nhà lãnh đạo tồi thường đổ lỗi, nhà lãnh đạo giỏi thì không!

Embed from Getty Images

Khi gặp vấn đề, cần phải lùi một bước, nhìn vào thực tế và cùng phân tích tìm ra sai sót thực sự thay vì đổ lỗi.

Trên thực tế, đổ lỗi cho người khác là việc làm khá dễ dàng, nhưng thường nó không hữu ích và có thể gây hại. Lãnh đạo “hiệu quả và sáng tạo” cũng là người phải biết chịu trách nhiệm. Đổ lỗi cho người khác cũng lãng phí rất nhiều thời gian. Chắc chắn rằng khi bạn cố gắng để chứng minh ai đúng ai sai thì tình huống cũng không có tiến triển gì.

Jim Collins, một nhà văn, giảng viên và cố vấn người Mỹ (đồng thời là cộng tác viên thường xuyên của tạp chí Fortune, Business Week và Harvard Business Review) đề cập đến khả năng của một nhà lãnh đạo thực sự tài năng có thể “đối mặt với những sự việc khó khăn” trong cuốn sách “Từ Tốt đến Vĩ đại” (Good to Great). Ông nhấn mạnh rằng để trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời, bạn phải sẵn sàng đối mặt và chấp nhận thực tế để sau đó tìm cách giải quyết nó. Collins đã tổng kết một cách hoàn hảo về kinh nghiệm “phân tích mổ xẻ vấn đề một cách tỉ mỉ mà không đổ lỗi”. Nói cách khác, bạn cần phải lùi một bước, nhìn vào thực tế tình hình, phân tích và tìm ra sai sót thực sự nằm ở đâu.

Mỗi sai lầm là một bài học vô giá. Hãy xem xét kỹ hơn đâu là nguyên nhân khiến công ty hay cá nhân bạn gặp phải hàng chuỗi thất bại, và những quyết định nào góp phần vào thất bại đó. Đó là bài học hữu ích và là cách tốt nhất để thành thục một nhà lãnh đạo.

Một nhà lãnh đạo tuyệt vời sẽ luôn luôn chịu trách nhiệm về kết quả. Họ sẽ không tìm cách bao biện hoặc đổ lỗi cho người khác, bởi vì khi bạn đổ lỗi, bạn đã không cho bản thân bất kỳ cơ hội nào để tiến bộ. Khi chúng ta đổ lỗi cho người khác, chúng ta cũng từ bỏ khả năng giải quyết vấn đề của mình. Đã có không ít ví dụ về việc chuyển bại thành thắng để chúng ta tham khảo.

Vậy bạn cần làm những gì?

laptop 2557468 960 720 image
Chịu trách nhiệm cho phép bạn cảm thấy hy vọng và nhìn về tương lai. (Ảnh: thebalance.com)

Rất đơn giản. Hãy tự hỏi mình: “Tôi có thể làm gì để khắc phục tình huống hiện tại và hoàn thành mục tiêu?”

Khi bạn thực sự dám đối mặt và nhận trách nhiệm, thì bạn đã tự tạo ra cho bản thân một cơ hội lý tưởng để đổi mới và tạo thêm nhiều giá trị. Trong ngắn hạn, chịu trách nhiệm cho phép bạn hy vọng và nhìn về tương lai.

Nhận trách nhiệm là điều làm nên đặc trưng và sức mạnh của tổ chức. Không chỉ vậy, lãnh đạo dám nhận trách nhiệm sẽ tạo ra một ví dụ tuyệt vời để những người khác học tập theo – bạn đang khuyến khích tất cả mọi người nhận thức ra sai lầm  và những thiếu sót của họ. Thay vì tạo ra văn hóa đổ lỗi, tất cả hãy nhìn về phía trước và tạo ra một nền văn hoá có trách nhiệm!

Thông điệp muốn truyền tải:

Hãy nhìn vào cách bạn xử lý một tình huống nào đó mà mọi việc không diễn ra theo đúng kế hoạch. Để tâm tới hành vi và lời nói của bạn. Tránh sử dụng từ ngữ gợi mở về việc đổ lỗi và hãy dũng cảm học cách nói: “Vâng, đó là lỗi của tôi, và tôi đang cố gắng làm việc để đưa ra giải pháp giải quyết tình huống này”. Hãy nhớ rằng sai lầm có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Sau tất cả, chúng ta đều là con người. Chỉ cần biết đề cao lên sau mỗi lần vấp ngã, đừng để lặp lại những sai lầm tương tự; và hãy rút ra bài học từ chính những sai lầm đó.

Theo Inc
Tác giả: Gordon Tredgold
Nguyễn Việt biên dịch

Xem thêm: