Có câu rằng: “Biết người, biết mặt, chẳng biết lòng”. Tại nơi làm việc, nhiều khi chúng ta chẳng thể phân biệt rõ người tốt kẻ xấu. Nếu không có một đôi mắt “hỏa nhãn kim tinh” như của Tôn Ngộ Không, chúng ta sẽ coi kẻ tiểu nhân thành quý nhân, quý nhân lại coi như kẻ thù. Kết quả là không chỉ bị kẻ tiểu nhân hãm hại, mà còn khiến quý nhân bị tổn thương.

shutterstock 1175311813 image
(Ảnh: Shutterstock)

Khi Tuấn Anh mới nhậm chức, trong công ty có một vị giám đốc có biệt danh “Diêm vương mặt sắt” và vị phó giám đốc “Hổ mặt cười”. Vị giám đốc mặt sắt ít nói ít cười, nhưng vị phó giám đốc mặt lúc nào cũng tươi như hoa.

Khi đánh máy công văn cho giám đốc, Tuấn Anh viết sai một chữ, liền bị giám đốc mắng cho vài câu. Tuấn Anh thầm nghĩ chẳng phải chỉ sai có một chữ thôi hay sao? Sửa lại là được rồi, có cần thiết phải càm ràm như vậy không?

Sau này Tuấn Anh phát hiện ra rằng vị giám đốc này phân cả việc của người khác cho mình, gồm cả những việc lao động nặng nhọc như thao tác trong thực tiễn. Anh cảm thấy rất khổ tâm, vì sao những việc khó nhọc đều giao hết cho anh làm. Trong tâm anh vô cùng bất mãn với giám đốc.

Ngược lại, vị phó gián đốc hàng ngày gặp Tuấn Anh đều đon đả chào hỏi: “Tuấn Anh à, cậu vất vả quá, cậu làm rất xuất sắc.”

Tuấn Anh cảm thấy hả lòng hả dạ như được tắm trong làn gió xuân, vị phó giám đốc này dường như thấu hiểu tâm can và luôn tán thưởng mình.

Mãi cho đến một lần nọ, trong một dự án do vị phó giám đốc chỉ đạo, vì quyết sách sai sót nên ông đã bỏ lỡ cơ hội. Để tránh bị trách phạt, vị phó giám đốc này bèn đổ hết trách nhiệm lên đầu Tuấn Anh.

Khi Tuấn Anh sắp bị cho nghỉ việc thì vị giám đốc mặt sắt lại đề xuất giữ Tuấn Anh lại, hy vọng cho anh thêm cơ hội học tập, cọ sát và đề cao.

Sau việc này, Tuấn Anh mới phát hiện ra rằng trước kia mình đã nhìn lầm người. Giám đốc nghiêm khắc là vì muốn cậu ít sai sót, để cậu cọ sát với nhiều công việc khác nhau là vì muốn cậu nhanh chóng nắm vững những kỹ năng cần thiết trong công việc. Vị phó giám đốc chỉ là một người ba phải, khiến anh dương dương tự mãn, không thể học tập và đề cao, khi gặp phải vấn đề lại không dám chịu trách nhiệm mà đùn đẩy cho người khác.

Vậy quý nhân và tiểu nhân có những biểu hiện hành vi như thế nào?


Hành vi của bậc quý nhân

  1. Nhìn thấy ưu điểm của bạn, đồng thời cũng thấu hiểu nhược điểm của bạn. Yêu cầu nghiêm khắc, không ngừng nâng cao khả năng và bù đắp những chỗ thiếu sót của bạn.

  2. Quý nhân còn có thể dẫn dắt bạn cùng học tập, khích lệ bạn nỗ lực vươn lên. Ví như khi bạn theo một vị cấp trên nào đó, lương và đãi ngộ đều không cao, lại thường xuyên tăng ca, vừa mệt, vừa không có tiền. Nhưng họ lại dẫn dắt bạn học hỏi, khi bạn gặp khó khăn họ sẽ khích lệ bạn không ngừng tiến về phía trước.

  1. Sau khi bồi dưỡng khả năng phân tích và tri thức cho bạn sẽ để bạn được thực hành chúng trong thực tiễn và chịu trách nhiệm về kết quả đó. Bởi lẽ, thực tiễn đều yêu cầu trả giá, người sẵn sàng giúp bạn trả cái giá này, quả thực không nhiều.

Hành vi của kẻ tiểu nhân

  1. Kẻ tiểu nhân lấy lợi ích của bản thân làm chủ. Trong công việc sẽ khó tránh khỏi những lúc mâu thuẫn, nhưng họ chỉ biết nghĩ tới lợi ích của mình mà không hề suy xét tới người khác và đại cục.

  2. Bình thường thì mối quan hệ khá hòa hợp, còn xưng hô thân thiết như huynh đệ. Nhưng hễ trong công việc cần sự giúp đỡ thì họ lại bàng quang đứng nhìn, thậm chí “dậu đổ bìm leo”.

  3. Thường có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Những người mang tới năng lượng tiêu cực sẽ ngăn trở sự tiến bộ của bạn.

Vậy nên trong công việc cần mở to đôi mắt, đừng coi quý nhân thành kẻ thù, coi tiểu nhân thành bậc quý nhân. Muốn có sự trợ giúp và nhiệt thành trong công việc, cần kết giao với những người ưu tú, cùng họ tiến về phía trước, khi ấy càng bước tương lai càng xán lạn.

Lê Minh

Xem thêm: