Tại sao một số người thường hắt hơi khi nhìn thấy ánh sáng chói?
- Hoa Nhài
- •
Nếu bạn thường hắt hơi khi nhìn thấy ánh sáng chói, như ánh sáng mặt trời chẳng hạn, thì cũng đừng ngạc nhiên, vì khoảng 1/3 số người trên thế giới mắc phải vấn đề này. Nói cách khác, nếu muốn hắt hơi nhưng không được, bạn cũng có thể nhìn vào ánh sáng chói xem có thể hắt hơi được hay không. Vậy tại sao cơ thể lại có phản ứng kỳ lạ này?
Phòng khám Cleveland, một cơ sở y tế nổi tiếng ở Mỹ, chỉ ra rằng hiện tượng hắt hơi khi nhìn trực tiếp vào ánh nắng mặt trời có nhiều tên gọi như “phản xạ hắt hơi quang học” hoặc là “hội chứng Achoo”.
David Lang, chuyên gia về dị ứng tại phòng khám, đã giải thích chi tiết lý do tại sao ánh sáng chói khiến mọi người hắt hơi và cách để cải thiện tình trạng này.
Ông David cho biết hắt hơi nói chung là phản ứng của mũi đối với một số loại kích ứng, chẳng hạn như nỗ lực loại bỏ vi khuẩn virus có khả năng lây nhiễm ra khỏi cơ thể. Đây là một phản ứng đào thải trong khoang mũi. Điều này đối với mũi cũng giống như ho đối với phổi. Tuy nhiên, đó không phải là điều xảy ra với “phản xạ hắt hơi nhạy cảm với ánh sáng”.
Ông giải thích rằng “phản xạ hắt hơi nhạy cảm với ánh sáng”, là một phản ứng quá mức xảy ra khi chúng ta tiếp xúc với ánh sáng mạnh, có liên quan đến dây thần kinh sinh ba, dây thần kinh mặt nối mắt với mũi. Khi ánh sáng chói chiếu vào mắt, đồng tử co lại và sẽ khiến bạn hắt hơi.
Sự phản xạ này thường xảy ra khi tiếp xúc lần đầu với ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng chói. Nó phổ biến nhất khi mọi người di chuyển từ môi trường tối sang môi trường sáng, chẳng hạn như lái xe ra khỏi đường hầm hoặc đi bộ từ phòng tối ra sân đầy nắng. Một số người thậm chí còn có phản ứng này khi nhìn thấy đèn flash trong khi chụp ảnh.
Phản xạ hắt hơi nhạy cảm với ánh sáng là do di truyền, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được biến thể di truyền gây ra phản xạ này.
“Phản xạ hắt hơi nhạy cảm ánh sáng” phổ biến đến mức nào?
Ông David cho biết không có nhiều nghiên cứu về “phản xạ hắt hơi nhạy cảm”. Nhưng nhìn chung, những nghiên cứu này cho thấy 15 đến 30% số người hắt hơi khi nhìn thấy ánh sáng chói. Đó là một đặc điểm nổi bật, có nghĩa là nếu cha hoặc mẹ ruột của bạn có đặc điểm này thì bạn có 50% “cơ hội thừa hưởng” nó.
Điều quan trọng cần lưu ý là mức độ của “phản xạ hắt hơi nhạy cảm với ánh sáng” ở mỗi người là khác nhau. Một số người hắt hơi không ngừng (nhiều lần liên tiếp) khi ra ngoài nắng, ngay cả trong mùa đông lạnh giá. Nhưng một số người chỉ thỉnh thoảng gặp tình trạng này và họ thậm chí không biết rằng mình mắc phải nó.
“Phản xạ hắt hơi nhạy cảm ánh sáng” có nguy hiểm không?
Chuyên gia David Lang cho biết bản thân việc hắt hơi không nguy hiểm. Điều nguy hiểm là hắt hơi không kiểm soát trong những tình huống có nguy cơ cao. Ví dụ, bạn hắt hơi khi lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng thì sẽ có khả năng xảy ra tai nạn.
Ngoài ra, khi bạn đang được nha sĩ hoặc bác sĩ nhãn khoa điều trị, ánh sáng chói lóa chiếu vào mặt có thể khiến bạn hắt hơi, điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Một số người thậm chí còn có phản ứng này với một số loại thuốc gây mê.
Ông David nói rằng không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho tình trạng này, nhưng có ba phương pháp bạn có thể thử:
– Đeo kính râm, mũ hoặc các phụ kiện khác để tránh nhìn thẳng vào đèn sáng. William Howland, giám đốc Nghiên cứu lâm sàng Orion, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Texas, nói rằng: “Các loại thuốc kháng histamine thường được sử dụng để điều trị dị ứng không ảnh hưởng đến phản xạ này”.
– Điều trị bệnh viêm mũi kèm theo sốt cỏ khô ở người hắt hơi đôi khi có thể làm giảm xu hướng hắt hơi của họ.
– Tạo áp lực lên nhân trung giữa mũi và môi có thể ngăn chặn cơn hắt hơi.
Ông David Lang cũng nhắc nhở mọi người rằng nếu bạn phẫu thuật cần bất kỳ hình thức gây mê nào, bạn nên cho bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê và y tá biết rằng bạn có “phản xạ hắt hơi nhạy cảm với ánh sáng”, để họ lưu ý vì phản ứng này có liên quan đến việc bị dị ứng với một số loại thuốc.
Từ khóa đèn sáng Ánh sáng hắt hơi