Trẻ lúc bé chiều cao khiêm tốn nhưng lớn lên lại cao ráo
- Mộc Lan
- •
Trong xã hội ngày nay, mọi người nhận định rằng chiều cao ảnh hưởng đến rất nhiều thứ như việc làm, tìm bạn đời… Do đó, con thấp bé luôn là nỗi lo lắng cho cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều đứa trẻ như vậy khi lớn lên lại cao ráo. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Đứa trẻ thấp hơn bạn cùng trang lứa nhưng khi lớn lên lại cao phổng
Con trai của chị gái tôi năm nay 24 tuổi, cao 1m85, cao nhất trong nhóm bạn cùng chơi. Nhiều người khi nhìn thấy chàng thanh niên cao ráo này sẽ nói rằng có lẽ từ bé đã cao lớn hơn so với bạn bè rồi. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy.
Cậu thanh niên này trước tuổi 16 là thấp nhất so với các bạn cùng trang lứa, thậm chí còn thấp hơn rất nhiều. Lúc đó cậu còn bị nhiều bạn trong lớp chế giễu là “chú lùn”. Tuy nhiên, không ai có thể ngờ rằng sau vài năm, chú lùn này sẽ lại cao lớn như vậy.
Một số trẻ khi còn nhỏ thì thấp bé nhưng khi lớn lên lại đột nhiên cao phổng. Điều này là do sự phát triển đầu đời của trẻ rất chậm nhưng chỉ cần trẻ tiếp tục tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp,… thì khi bước vào thời kỳ phát triển ở giai đoạn sau, trẻ có thể nhảy vọt về chiều cao.
Dấu hiệu “vóc dáng cao” trên cơ thể
Vậy bằng cách nào có thể biết một đứa trẻ thuộc nhóm phát triển muộn hay không? Trên thực tế, điều quan trọng nhất là xem hai đầu của ống xương đã khép kín lại chưa. Nếu trước 18 tuổi, trẻ chưa phát triển và hệ xương vẫn còn nhiều chỗ để dài thêm, thì có khả năng là trẻ phát triển muộn, giai đoạn sau sẽ cao lên nhanh.
Ngoài ra, có một số đặc điểm có thể dự doán trẻ có vóc dáng cao:
- Chiều dài chân của trẻ: Một đứa trẻ mặc dù chúng cao chậm ở giai đoạn đầu nhưng nhưng chân không ngắn, tổng thể cân đối, đặc biệt là bắp chân trông rất thon, những đứa trẻ như vậy khi lớn lên thường sẽ cao.
- Kích thước bàn chân của trẻ: Nhìn chung theo quan điểm sinh học thì kích thước bàn chân của một người tỷ lệ thuận với chiều cao của họ. Người có bàn chân to thì sau này sẽ cao hơn, ngược lại, bàn chân nhỏ, thường sau này sẽ thấp bé. Bởi vì càng cao thì cơ thể càng cần phối hợp và giữ thăng bằng, do đó sẽ khiến lòng bàn chân to ra. Tương tự như vậy, những người có bàn chân to có xu hướng phát triển chiều cao trong tương lai.
- Cánh tay của trẻ: Nếu cánh tay của đứa trẻ tương đối mảnh khảnh thì khả năng trong tương lai trẻ sẽ rất cao. Chiều cao của một người tỷ lệ thuận với cánh tay, đôi khi cánh tay có thể phát triển trước trong khi thân phát triển tương đối chậm. Do đó, nếu bạn nhận thấy con mình có cánh tay dài hơn, về cơ bản bạn có thể kết luận rằng trẻ sẽ cao ráo trong tương lai.
Chú ý chăm sóc để chuẩn bị cho thời kỳ phát triển nhanh của trẻ
Tất nhiên, không thể chỉ nhìn vào những đặc điểm này, cha mẹ cũng cần để ý suốt quá trình lớn lên của con, để con thực sự đạt được bước nhảy vọt về chiều cao. Đầu tiên là chế độ dinh dưỡng, ngay cả khi trẻ lúc bé vóc dáng không cao, cũng chậm bước vào thời kỳ phát triển, thì cha mẹ vẫn nên cần đảm bảo đủ và đúng cơ cấu dinh dưỡng cho trẻ. Bởi vì những đứa trẻ như vậy rất khó đánh giá khi nào thì thực sự bước vào giai đoạn phát triển. Chỉ cần bình thường trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng thì dù là thời kỳ phát triển nhanh của trẻ đột ngột đến cũng không bị lỡ mất, chưa kể đến vấn đề hạn chế phát triển chiều cao do thiếu hụt dinh dưỡng.
Thứ hai, về vấn đề vận động cũng cần phải để tâm, cha mẹ nên thúc giục con vận động nhiều hơn để kích thích sự phát triển của các nhóm cơ xương, giúp phát triển chiều cao nhanh hơn.
Cha mẹ cũng cần chú ý hơn đến giấc ngủ, suy cho cùng, chỉ có ngủ đủ giấc mới tiết ra hormone tăng trưởng. Tuy nhiên, không chỉ cần ngủ đủ mà còn cần đảm bảo chất lượng giấc ngủ, tránh thức khuya.
Nếu cha mẹ không chú ý đến những điều này, dù điều kiện bẩm sinh của trẻ rất tốt thì giai đoạn sau này sẽ rất khó phát triển chiều cao, cuối cùng khi đường xương khép lại thì sẽ không còn cơ hội để cao thêm nữa.
Nếu bạn muốn giúp trẻ cao lớn, hãy để trẻ giảm ăn 3 loại thực phẩm này:
1. Đồ uống có ga:
60% trẻ thích uống đồ uống có ga bị thiếu canxi ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Đặc biệt, hàm lượng phốt pho trong một số loại nước giải khát rất cao, uống quá nhiều dẫn đến mất cân bằng tỷ lệ canxi và phốt pho trong cơ thể khiến trẻ còi cọc.
2. Các loại bánh kẹo, nước ngọt:
Ăn quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hao mỡ trong cơ thể, gây tích mỡ, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi. Tiêu thụ quá nhiều đồ uống có hàm lượng đường cao sẽ làm rối loạn hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường và gây suy dinh dưỡng.
3. Tất cả các loại đồ ăn vặt:
đồ rán, đồ chiên phồng, đồ chua, đồ hộp sử dụng nhiều chất phụ gia như hương liệu, chất bảo quản, chất màu, v.v … Những loại đồ ăn vặt này có rất nhiều calo, nhưng rất ít protein, vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Nếu ăn những thức ăn đó lâu dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Mộc Lan (t/h)