Một báo cáo mới chỉ ra, lần đầu tiên trong lịch sử, loài người hứng chịu mất cân bằng tuần hoàn nước. Điều này cũng lý giải cho nạn hạn hán và lũ lụt ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.

rung Amazon
Rừng Amazon. (Ảnh: Shutterstock)

Hôm thứ Năm (17/10), Ủy ban Toàn cầu về Kinh tế Nước (GCEW) đã công bố báo cáo đánh giá (file PDF), kết luận về mất cân bằng trong chu trình tuần hoàn nước là do “thực trạng bất cập và không chú trọng vấn đề quản lý tài nguyên nước, vấn nạn đó đã kéo dài nhiều thập niên”.

GCEW gồm 38 nước giàu nhất thế giới, hoạt động do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hỗ trợ, có trụ sở chính tại Paris – Pháp.

Báo cáo lưu ý vấn đề quản lý yếu kém kéo dài đã khiến hệ sinh thái đất và nước ngọt không còn bảo đảm tốt cho sinh tồn loài người, hiện tài nguyên nước vẫn tiếp tục bị làm cho ô nhiễm hơn.

Báo cáo nêu rõ: “Nguồn cung cấp nước ngọt để bảo đảm tương lai chung đang không còn có thể trông cậy vào… Nước và vệ sinh không an toàn là nguyên nhân khiến mỗi ngày hơn 1000 trẻ em dưới 5 tuổi thiệt mạng… Hệ thống lương thực cho sự sống đang cạn kiệt nước ngọt…”.

Vòng tuần hoàn nước đề cập đến dòng lưu động của nước trên bề mặt và khí quyển Trái đất, quá trình đó diễn ra như bốc hơi và đổ mưa…

Từ góc nhìn lưu động nước, báo cáo phân loại  gồm nước ở sông, hồ, và nước ngầm; và nước ở lớp mặt đất và thảm thực vật. Nước ở lớp mặt đất và thảm thực vật sẽ quay trở lại khí quyển thông qua quá trình thoát hơi nước của thực vật và cuối cùng rơi xuống dưới dạng mưa, lại thấm vào đất rồi chảy vào sông, hồ và các tầng nước ngầm, tạo thành vòng tuần hoàn nước. Mưa do nước này hình thành chiếm khoảng 50% tổng lượng mưa trên đất liền.

Chu trình chuyển động của nước thảm thực vật còn gọi là dòng ẩm trên mặt đất (terrestrial moisture flows) nhiều khi kéo dài hàng ngàn km. Điều này cũng có nghĩa là nạn phá rừng ở một khu vực có thể ảnh hưởng đến lượng mưa ở các khu vực khác.

Lượng mưa và mực nước ngầm ổn định không chỉ liên quan đến sản xuất nông nghiệp mà còn là cơ sở quan trọng cho công nghiệp và các hoạt động kinh tế khác. Vấn đề tuần hoàn nước của Trái đất không còn giữ được ổn định có thể làm tăng tần suất hạn hán và lũ lụt trên toàn thế giới.

Báo cáo chỉ ra khoảng 2/3 dân số thế giới sống ở những khu vực có tổng trữ lượng nước đang giảm, hơn 1/3 (38%) sống ở những khu vực có trữ lượng nước giảm mạnh. Các khu vực đông dân cư đặc biệt dễ bị tổn thương gồm: tây bắc Ấn Độ, đông bắc Trung Quốc, phía nam và đông của châu Âu.

Báo cáo cũng dự đoán nếu thực trạng hiện nay không thay đổi, sẽ tác động “nghiêm trọng” đối với nền kinh tế toàn cầu, nếu tiếp tục đến năm 2050 có thể khiến GDP của các nước có thu nhập cao giảm trung bình 8%, còn các nước có thu nhập thấp giảm từ 10% – 15%.