Từ ngày 13 đến 15/3/2023 tại Bangkok, Thái Lan đã diễn ra Hội thảo quốc tế về Tâm lý học và Tín ngưỡng lần thứ 8. Tại hội thảo, các diễn giả đã trình bày các phương pháp trị liệu độc đáo nhằm nâng cao sức khỏe cá nhân và cộng đồng. 

Được tổ chức bởi Tổ chức Con người Ngày mai (Tomorrow People Organization), hội thảo Tâm lý học và Tín ngưỡng lần thứ 8 (​8th International Conference on Spirituality and Psychology – ICSP 2023) là một trong những sự kiện để các học giả, chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức và cá nhân… thuộc mọi giới tính, tôn giáo, chủng tộc và tín ngưỡng trên toàn cầu tập hợp, kết nối và thảo luận về các chủ đề liên quan đến tâm linh, tâm lý và sức khỏe tâm thần của con người nhằm thúc đẩy sức khỏe, sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp.

Sau 3 năm phải tổ chức trực tuyến vì đại dịch COVID-19, hội thảo ISCP lần thứ 8 với chủ đề “Tinh thần khỏe mạnh, tâm hồn hạnh phúc” đã quy tụ nhiều học giả, chuyên gia và các nhà thiết lập chính sách khắp nơi trên thế giới như: Hoa Kỳ, Canada, Philippines, Việt Nam… Đã có  25 bài thuyết trình được trình bày tại hội thảo.

Đáng chú ý là một báo cáo với hai trường hợp lâm sàng về hiệu quả của việc lồng ghép niệm chân ngôn của môn tu luyện Pháp Luân Công với điều trị tây y thông thường đối với bệnh nhân nhiễm COVID-19 qua tư vấn từ xa. Báo cáo được trình bày bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Trường, một đại diện đến từ Việt Nam.

tâm linh trị liệu
Bác sĩ Trường trình bày tại hội thảo ICSP 2023 (ảnh nhân vật cung cấp)

Báo cáo của Bác sĩ Trường cho biết, trong hoàn cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát giữa năm 2021 tại TP. Hồ Chí Minh, tất cả các bệnh viện trong thành phố đều ở trong tình trạng quá tải, số bệnh nhân tử vong không ngừng tăng lên. Một trường hợp là một phụ nữ trạc 30 tuổi mắc COVID-19 với triệu chứng nặng, khó thở, sốt cao, kém ăn, mệt mỏi… Trường hợp thứ 2 là một nữ Bác sĩ ở tuổi 40 có chồng cũng là Bác sĩ bị bị nhiễm COVID-19 do đi tiêm vaccine cho cộng đồng và phải đi cách ly. Mặc dù nữ Bác sĩ có kết quả PCR âm tính nhưng chị bắt đầu thấy sốt, khó chịu và lo lắng. Với cả 2 người, Bác sĩ Trường đều gọi điện từ xa, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc y tế thông thường đồng thời khuyên bệnh nhân chân thành niệm nhiều lần 9 chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”. Sau 1-2 ngày thực hiện theo lời khuyên của Bác sĩ Trường, cả 2 bệnh nhân đều hết sốt, các triệu chứng giảm nhiều, test nhanh hoặc PCR đều thấy âm tính, sức khỏe được cải thiện, có thể ăn uống trở lại.

Bác sĩ Trường cho rằng niệm chân ngôn là một cách gọi khác của thiền chú tâm (Mantra meditation), đây là một dạng thiền định đã được nhiều học giả trong y khoa nghiên cứu. Một nghiên cứu tổng quan của tác giả Tseng và cộng sự được công bố vào năm 2022 cho thấy thiền chú tâm có tác dụng tốt cho sức khỏe tinh thần. Một nghiên cứu tổng quan hệ thống của tác giả Yolanda Álvarez-Pérez và cộng sự công bố vào năm 2022 cho thấy, thiền chú tâm có thể có tác dụng giúp cải thiện: stress, lo âu, tăng huyết áp và miễn dịch. Nghiên cứu của tác giả Li cùng cộng sự ở Đại học Y khoa Baylor, Hoa Kỳ cho thấy trường năng lượng tạo ra do thiền định  trên thân thể của các học viên Pháp Luân Công có thể làm thay đổi chức năng thực bào và các biểu hiện gen theo hướng tăng cường miễn dịch. Một báo cáo lâm sàng của Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng (Yuhong Dong), Giám đốc Khoa học của Công ty dược Sun Regen Healthcare AG, nguyên chuyên gia cao cấp phát triển thuốc kháng virus, tập đoàn dược Novartis và các đồng sự vào năm 2021 cho thấy bà Osnat Gad, người Mỹ gốc Do Thái, 73 tuổi35 người khác bị viêm phổi nặng do COVID-19 đã phục hồi hoàn toàn khi kết hợp với niệm chín chữ chân ngôn của Pháp Luân Công.

tâm linh trị liệu
Trường năng lượng xuất hiện khi các học viên Pháp Luân Công luyện tập (ảnh: minghui.org)

Cuối cùng Bác sĩ Trường kết luận: COVID-19 là một bệnh có sức lây nhiễm mạnh và gây tử vong cao trong ngắn hạn. Niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” của Pháp Luân Công có thể có tác dụng trợ giúp phục hồi đối với bệnh nhân COVID-19 trong một số tình huống cụ thể. Tuy nhiên, cần phải có nhiều nghiên cứu có giá trị hơn mới có thể kiểm chứng được mối quan hệ nhân quả của thực hành này đối với sức khỏe.

Tại hội thảo ICSP 2023, ngoài báo cáo của Bác sĩ Trường, còn có một số bài trình bày cũng đón nhận được sự quan tâm của các học giả như: tác động của khái niệm hoá lên sức khỏe tinh thần và sự đạt được hạnh phúc tâm hồn của nhà Tâm lý học lâm sàng, Bác sĩ Layven Reguero, Đại học Palo Alto, Hoa Kỳ; tâm lý trị liệu: cách chữa lành những cảm xúc tiêu cực của tác giả Venerable Kundala, Thái Lan …

tâm linh trị liệu
Bác sĩ Trường (hàng thứ 2 đầu tiên bên phải) cùng các báo cáo viên và người tham gia chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo (ảnh nhân vật cung cấp)

Thiện Tâm

Xem thêm: