Bức ảnh châm lửa cho nạn kỳ thị chủng tộc và cuộc diệt chủng của Hitler
Bức tranh này có gì không ổn? Một cách hiển nhiên, nó ủng hộ nạn phân biệt chủng tộc trong cái gọi là “quá trình tiến hoá”. Bạn có nhận ra rằng hình mẫu thứ 2 từ bên phải sang trông giống hệt như người châu Phi ngày nay? (tuy có chút thô thiển hơn), còn đỉnh cao của các bước tiến hoá lại trông giống như một người châu Âu “da trắng”? Tại sao một người da trắng lại đại biểu cho con người hiện đại, trong khi phần lớn dân số thế giới có da ngăm-vàng? Thông điệp ẩn giấu trong bức tranh này, đó là: da sáng hơn nghĩa là tiến hoá cao hơn.
(Đây là bài viết thứ 8 trong chuyên đề Cuộc khủng hoảng mang tên thuyết tiến hóa)
Điều bất ngờ là, bức tranh này không phải từ một nhóm nhỏ cho rằng người da trắng là thượng đẳng, mà là ảnh minh hoạ cho 1 bài viết trên website uy tín smithsonian.com. Và không ai nhận ra sự phân biệt chủng tộc hiển nhiên ở đây. Tại sao vậy?
Trong bộ phim tài liệu Hành trình chấn động thế giới, Peter Bowler – nhà sử học về tiến hoá từ đại học Cambridge có phát biểu về Darwin:
“Khi ông ấy viết cuốn “The Descent of Man” (Nguồn gốc loài người) năm 1871, ông thể hiện khá rõ rằng mình có cùng mối nghi ngờ hay kết luận của nhiều người châu Âu: những chủng người không-phải-da-trắng đơn giản là không thể tiến lên những bậc thang văn minh cao hơn, vì năng lực trí tuệ và đạo đức có hạn. Và rằng họ bị mắc kẹt trong những giai đoạn đầu trong thang tiến hoá sinh học của loài người.”
Nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu khi đọc những thông tin này, vì ở nhiều nơi trên thế giới, trước nay Darwin vẫn được xem là một nhà khoa học lỗi lạc và được ngợi ca. Vậy thì tại sao ít ai nhắc tới những nhận định mang tính chất kỳ thị chủng tộc như thế này? Có lẽ vì nhiều người chỉ biết tới Darwin qua sách giáo khoa, chứ không đọc trực tiếp những tác phẩm của ông. Các đệ tử của Darwin đủ thông minh để nhận ra bản chất phân biệt chủng tộc trong học thuyết của ông, và đủ khôn ngoan để che đậy và thanh lọc những “hạt sạn” đó trước khi truyền giảng cho người đời.
Hậu quả của nạn phân biệt chủng tộc dựa trên tiến hoá
Đi ra từ thuyết tiến hoá, quan điểm rằng những chủng người này ít tiến hoá hơn các chủng khác, ở cái thời nó còn thịnh hành, đã mang đến hậu quả thảm khốc cho người da đen và da màu trên khắp thế giới. Những người ủng hộ Darwin thời kỳ đầu cho rằng người Aborigine ở Úc có thể là mắt xích còn thiếu trong chuỗi tiến hoá, vì vậy nhiều người thổ dân đã bị giết để đem trưng bày trong các bảo tàng khắp thế giới.
Charles Kingsley, bạn thân và là người ủng hộ của Darwin, còn đề xuất rằng:
“Người da đen ở Úc, chính cùng chủng tộc với người châu Phi, không thể tiếp thu sách phúc âm… Tất cả nỗ lực để mang đến cho chúng những tri thức của Chúa đều thất bại cho đến nay… Những kẻ man rợ tội nghiệp trong hình dáng con người… chúng phải biến mất khỏi mặt đất như những loài thú.” (The Bulletin, 12/12/1991, pp. 30-38)
Nhà nghiên cứu David Monaghan đã dành 18 tháng để ghi lại cuộc thảm sát nhân danh khoa học, ông đã tập hợp thành một tài liệu mang tên “Những kẻ cắp thi thể của Darwin.”
Trong thang bậc chủng tộc của Đức Quốc xã, người da đen là một trong những những chủng tộc thấp hơn. Sau khi Jesse Owens thắng 4 huy chương vàng tại Olympic Berlin năm 1936, Hitler đã lên án người Mỹ vì dám cho phép người da đen tham gia vào thế vận hội. Kiến trúc sư trưởng của Hitler, Alber Speer, đã phát biểu:
Mỗi chiến thắng của người Đức, và với số lượng nhiều bất ngờ, đều làm cho Hitler vui, nhưng ngài cực kì khó chịu bởi chiến thắng hàng loạt của vận động viên điền kinh người Mỹ, Jesse Owens. Những người có tổ tiên sống trong rừng còn khá nguyên thuỷ, Hitler vừa nói vừa nhún vai; thể chất của họ khoẻ hơn những người da trắng văn minh và vì vậy nên bị loại khỏi các cuộc thi thể thao trong tương lai.
Ở Mỹ đầu thế kỉ 20, một người lùn pích-mê châu Phi tên là Ota Benga đã bị nhốt chung chuồng với đười ươi và trưng bày ở vườn thú Bronx như một chủng loài ít tiến hoá hơn.
Đối với các mục sư da đen, trò trình diễn đã phát đi một thông điệp rõ ràng: Người Phi Châu bị xem như một sinh vật nằm ở bậc thang tiến hóa trong khoảng giữa loài khỉ với đám đông người da trắng, đám đông này coi Ota Benga như một trò giải trí.
“Một trăm năm sau, tình tiết trong vụ Ota Benga vẫn còn là một minh họa điển hình của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc lan tràn khắp New York vào thời đó”. Đó là một nhận định, một kết luận trong bài báo “Vụ bê bối ở vườn thú” của Mitch Keller trên tờ New York Times ngày 06 Tháng 08 năm 2006.
Nhiều người ủng hộ thuyết tiến hoả cảm thấy tức giận khi đứng trước những cáo buộc trách nhiệm của học thuyết này, gây ra đau thương cho vô số người trong lịch sử. Ngày nay, những người theo thuyết tiến hoá đã không còn tư tưởng phân biệt chủng tộc, nhờ vào những khám phá mới trong di truyền học cho thấy các chủng người có mối quan hệ gần với nhau như thế nào. Nhưng khoảng một thế kỉ trước, họ đã khăng khăng rằng khoa học về “tiến hoá” mới là đúng, và được giảng dạy ở hầu hết các trường ở phương Tây.
Ngoài những trường hợp trên, không thể không nhắc đến Hitler và cuộc thảm sát người Do Thái.
Darwin đã cho Hitler điều gì?
Trong cuốn “Nguồn gốc các loài”, Chương VI, Darwin đã viết:
“Vào một giai đoạn nào đó không xa lắm có thể tính bằng số thế kỷ, các chủng tộc văn minh của loài người hầu như chắc chắn sẽ hủy diệt và thay thế các chủng tộc man rợ trên khắp thế giới. Đồng thời không nghi ngờ gì nữa những loài vượn có hình thù giống người… sẽ bị hủy diệt. Do đó sự chênh lệch giữa con người với những loài gần nó nhất sẽ lớn hơn, vì khi con người đạt tới trình độ văn minh mà ta hy vọng thậm chí còn cao hơn chủng tộc Caucasian (người da trắng), thì khoảng cách giữa người so với những giống khỉ bậc thấp như khỉ đầu chó sẽ càng lớn, thay vì chỉ chênh lệch ở mức như hiện nay giữa người da đen hoặc người thổ dân Úc so với loài vượn gorilla.”
Tư tưởng này trong thuyết tiến hóa chính là điều mà Hitler cần để rao giảng cho người Đức – vốn đang bức bối tìm lối thoát sau thất bại trong Thế chiến thứ nhất. Hitler tuyên bố trong cuốn sách “Mein Kampf” (Cuộc đấu tranh của tôi) như sau:
“Kẻ mạnh hơn phải thống trị và không được pha trộn với kẻ yếu, vì như thế là đánh mất sự vĩ đại của chính mình. Chỉ có những kẻ sinh ra yếu kém mới có thể coi điều này là độc ác, nhưng rốt cuộc thì anh ta vẫn chỉ là một kẻ yếu với năng lực hạn chế; vì nếu quy luật này không thắng thế thì khó mà hình dung được một sự phát triển cao hơn của các sinh vật sống có tổ chức”.
Những lãnh đạo của Đức Quốc xã, và các nhà sinh học Đức đầu thế kì 20, lưu lại nhiều văn bản cho thấy lý thuyết của Darwin có ảnh hưởng lớn tới chính sách chủng tộc của họ. Hitler tin rằng nguồn gene người có thể được cải thiện bằng cách lai giống chọn lọc, tương tự như cách nông dân lai các giống gia súc ưu thế. Khi thiết lập chính sách chủng tộc, chính phủ của Hitler đã áp dụng mạnh mẽ học thuyết của Darwin, đặc biệt là các minh hoạ của Spencer và Haeckel. Kết quả là, chính sách trung tâm của Hitler tập trung việc phát triển và bảo vệ ‘chủng tộc thượng đẳng’. Điều này đòi hỏi phải ngăn cản các ‘chủng tộc hạ đẳng’ trộn lẫn vào, để tránh làm lai tạp nguồn gene. Niềm tin ‘chủng tộc thượng đẳng’ này là dựa trên lý thuyết về sự không cân bằng trong mỗi loài – một giả định và tiền đề cốt yếu trong thuyết ‘chọn lọc tự nhiên’ của Darwin. Những điều này dẫn đến ‘giải pháp cuối cùng’ – loại bỏ khoảng 6 triệu người Do Thái và 4 triệu những chủng người khác mà các nhà khoa học Đức cho là ‘hạ đẳng’.
“Nước Đức đã ôm lấy cái khái niệm phi khoa học về chủng tộc Đức như là bộ phận tinh tuý nhất trong chủng tộc Aryan, trong số những người cùng nói thứ ngôn ngữ Ấn-Âu, và rằng họ có trách nhiệm với tiến bộ của nhân loại (trang 60), … Chủ nghĩa quốc xã khẳng định rằng thế giới được chia thành một hệ thống nhiều thang bậc chủng tộc: Người Aryan, trong đó người Đức là đại diện thuần chủng nhất, là chủng tộc thượng đẳng về văn hoá, trong khi người Do Thái là thấp kém nhất. Điều đó cũng có nghĩa là người Do Thái sẽ bị người Aryan tiêu diệt loại bỏ khỏi thế giới …(trang 661)” (Từ điển Lịch sử thế giới (Dictionary of World History) do Chambers của Anh xuất bản năm 1994)
Lời kết:
Tư tưởng của Hitler cũng như một số hệ tư tưởng cực đoan khác, nói trắng ra chính là ứng dụng thuyết tiến hóa của Darwin vào xã hội nhân loại, chủ trương “quần ngư tranh thực, kẻ mạnh sinh tồn”. Nó mang luật rừng xanh của động vật vào áp dụng cho xã hội con người. Theo nguyên tắc này, đúng và sai, thiện và ác đều không quan trọng, điều quan trọng là không từ thủ đoạn giành chiến thắng trong cạnh tranh, dù là quan trường, thương trường hay tình trường.
Nhiều người chỉ nhìn thấy bức ảnh vô hại trên về quá trình tiến hoá trong lý thuyết, mà khó nhận ra tác hại khi chấp nhận và vô thức áp dụng học thuyết đấu tranh “kẻ mạnh sinh tồn” này trong cuộc sống. Hợp tác hoà bình hay đấu tranh một mất một còn? Hai bên cùng thắng (win-win) hay mạnh được yếu thua? Con người sống mà không có tình thương, sự giúp đỡ và bao dung thì thật đáng sợ. Do đó, khi xem xét dưới góc độ đạo đức và luân lý, chúng ta cần có sự lựa chọn tỉnh táo cho bản thân mình.
Bài viết thuộc Chuyên đề Cuộc khủng hoảng mang tên thuyết tiến hóa
Từ khóa thuyết tiến hoá Hitler phân biệt chủng tộc học thuyết đấu tranh