Giáo hoàng Francis lần đầu tham dự G7 và nói về sự nguy hiểm của AI
- Dương Thiên Tư
- •
Hôm 14/6, Giáo hoàng Francis của Công giáo La Mã đã có bài phát biểu hiếm hoi tại hội nghị thượng đỉnh G7, cảnh báo các nhà lãnh đạo toàn cầu, rằng họ không được mất quyền kiểm soát đối với trí tuệ nhân tạo (AI), hoặc cho phép AI đánh bại con người.
Trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển bùng nổ trong những năm gần đây. Giáo hoàng Francis đã xuất hiện hiếm hoi tại hội nghị thượng đỉnh G7 vào ngày 14/6, và có bài phát biểu kêu gọi cấm sử dụng vũ khí tự động gây sát thương. Ông nhiều lần lên án ngành công nghiệp vũ khí và những kẻ kiếm lợi từ chiến tranh và cái chết.
Ông cũng cảnh báo rằng AI đã mang lại sự thay đổi mang tính thời đại trong tiến trình phát triển của nhân loại, nhưng các quốc gia cần giám sát sự phát triển của AI, để bảo vệ tính mạng và phẩm giá con người. Ông cảnh báo các nhà lãnh đạo toàn cầu, rằng họ không được để mất quyền kiểm soát AI, và không được cho phép AI đánh bại con người.
Ngày 14/6, lãnh đạo Nhóm 7 nước công nghiệp lớn (G7) đã tham dự ngày đàm phán cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh thường niên 2024 tại Ý, tập trung thảo luận các vấn đề về Trung Quốc.
Cùng đi với chủ nhà Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, lần đầu tiên Giáo hoàng Francis cũng tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7. Lãnh đạo nhiều nước đã đứng dậy chào đón ông. Điều này đã trở thành một trong những điểm nổi bật của hội nghị. Mục đích chuyến đi của Giáo hoàng là cảnh báo về những mối đe dọa mà AI sẽ mang lại.
Theo báo cáo từ Reuters, AFP và các kênh truyền thông nước ngoài khác, Giáo hoàng Francis, 87 tuổi, đã có bài phát biểu trên xe lăn vào ngày 14/6.
Ông nói với các nhà lãnh đạo của hội nghị thượng đỉnh G7, rằng AI mang lại những thay đổi mang tính thời đại cho nhân loại, đồng thời cảnh báo các nhà lãnh đạo không được phép để AI đánh bại con người và kêu gọi cấm vũ khí tự động gây sát thương.
AFP đưa tin, Giáo hoàng Francis nói rằng, trước thảm kịch xung đột vũ trang, chúng ta cần khẩn trương xem xét lại việc phát triển và sử dụng vũ khí tự động gây sát thương và cuối cùng là cấm sử dụng chúng.
Ông nói, tất cả những điều này cần bắt đầu với một cam kết cụ thể và hiệu quả, nhằm đưa ra khả năng kiểm soát mạnh mẽ và phù hợp hơn. Vốn dĩ, máy móc không được phép chọn cách lấy đi mạng sống của con người.
Hiện nay, xu hướng AI tham gia chiến tranh hiện đại gây lo ngại về nguy cơ leo thang tình hình chiến tranh và vai trò của con người trong việc ra quyết định.
AI đã chứng tỏ mình là công nghệ nhanh hơn, nhưng không nhất thiết phải an toàn hơn hoặc đạo đức hơn. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống vũ khí có thể giết người mà không cần sự can thiệp của con người đã đặt ra những thách thức về đạo đức và pháp lý.
Sau đó, các nhà lãnh đạo G7 đã đưa ra tuyên bố chung, rằng họ nhận thấy tác động của AI đối với lĩnh vực quân sự và sự cần thiết phải thiết lập một khuôn khổ để phát triển và sử dụng AI có trách nhiệm.
Giáo hoàng Francis đề cập rằng AI có thể giải quyết những nhiệm vụ tốn nhiều công sức, hoặc đẩy nhanh đáng kể hoạt động nghiên cứu học thuật và khoa học, nhưng AI vẫn có thể bị đánh lừa và truyền bá thông tin sai lệch.
Ngài nói, AI không đưa ra được những phân tích hoặc khái niệm mới, mà là lặp lại những gì nó tìm thấy. Điều này có nghĩa là AI có khả năng biến thông tin sai lệch thành sự thật, và làm cho văn hóa dòng chính trở nên mạnh mẽ hơn.
Reuters đưa tin, ngoài Giáo hoàng Francis, 10 nguyên thủ quốc gia và chính phủ khác, trong đó có Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Quốc vương Jordan Abdullah II, cũng tham dự hội nghị thượng đỉnh. G7 đã mở cửa để chứng tỏ mình không phải là một câu lạc bộ độc quyền.
Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức ở miền nam nước Ý. Vào ngày đầu tiên, các nước G7 đã đồng ý thỏa thuận cung cấp khoản vay 50 tỷ USD cho Ukraine từ lãi suất đối với tài sản bị phong tỏa của Nga.
Elon Musk: AI sẽ lấy đi mọi việc làm của con người
Vào tháng trước, ông Elon Musk, tỷ phú công nghệ kiêm CEO của Tesla, cho biết, trong tương lai, AI có thể lấy đi tất cả việc làm của con người.
Ngày 23/5 theo giờ địa phương, tại hội nghị công nghệ VivaTech 2024 ở Paris, ông Musk đã nói về AI rằng không ai trong chúng ta có thể tìm được việc làm trong tương lai. Nhưng dù thế nào đi nữa, sự phát triển của AI và robot sẽ đạt đến mức cung cấp hàng hóa và dịch vụ mà con người cần.
Cuối cùng ông Musk nói nỗi sợ hãi lớn nhất của ông có thể diễn tả nó bằng một từ, đó là “AI”.
Từ khóa AI Giáo hoàng Francis