Những bí ẩn đáng kinh ngạc về cặp mắt của con người – Phần 3
Bản thân Darwin cũng thừa nhận rằng: “ý tưởng về sự chọn lọc tự nhiên tạo ra con mắt là điều ngớ ngẩn ở mức độ cao nhất”.
Màng phim nước mắt
Ở ngoài cùng của con mắt là màng phim nước mắt. Màng này che phủ mặt trước giác mạc, có chiều dày khoảng 7µm, từ ngoài vào trong có 3 lớp, gồm lớp mỡ, lớp nước và lớp nhầy.
Lớp mỡ (lipid) được phân phối từ 50 tuyến dầu (meibomian) nhỏ nằm dọc theo mép mi mắt ở cả sụn mi trên và sụn mi dưới. Lớp mỡ có chức năng ngăn cản quá trình bốc hơi của nước mắt, duy trì độ dày của màn phim nước mắt và ổn định màng nước mắt.
Lớp nước là lớp dày nhất trong ba lớp màng phim do tuyến lệ tạo ra. Được cấu tạo từ những thành phần như dung dịch muối, vitamin và khoáng chất. Những chất dinh dưỡng giúp giữ cho lớp tế bào trên cùng trên bề mặt của mắt, biểu mô hoạt động khỏe mạnh và bình thường, loại bỏ các chất cặn bã và các kích thích có hại, từ đó giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn mắt.
Lớp chất nhầy là những glycoprotein có trọng lượng phân tử cao, bao gồm loại dạng keo không tan và dạng có thể tan được. Chất nhầy bao phủ bề mặt của mắt và giúp kết dính lớp nước mắt với bề mặt nhãn cầu. Lớp này còn hoạt động như một chất lớp ướt và góp phần bôi trơn giác mạc.
Cần lưu ý rằng lớp màng phim nước mắt này chỉ dày 7µm, nhưng nó lại gồm 3 lớp và chứa rất nhiều các chất khác nhau với các tác dụng khác nhau. Liệu sự tiến hóa ngẫu nhiên và mù quáng có thể tạo ra được sự tinh vi này không?
Hãy nói một chút về tuyến nước mắt.
Tuyến nước mắt (tuyến lệ)
Trong khoang mắt, bên trên và dưới mỗi con mắt đều có một tuyến lệ, chỉ bằng hạt đậu, hình tròn dẹt, có nhiệm vụ sản sinh ra nước mắt. Tuyến lệ có ống thoát nước chảy vào bề mặt con mắt, giữ cho giác mạc và kết mạc lúc nào cũng ướt. Nước mắt cũng có thể trào ra để rửa sạch bụi bẩn lọt vào mắt, đồng thời sát trùng, cho nên nó được coi là một “ vệ sĩ” của đôi mắt.
Ở góc sát mũi trong mỗi con mắt đều có các lỗ nhỏ thu thập nước mắt, thông xuống mũi. Nước mắt đi xuống hoà cùng với nước mũi sẽ chảy ra ngoài.
Mỗi khi chớp mắt, mí mắt sẽ lấy một ít chất lỏng từ các tuyến lệ này để làm ướt và làm sạch giác mạc.
Khi chúng ta buồn mà khóc, máu sẽ dồn lên các dây thần kinh tác động đến tuyến nước mắt khiến nước mắt chảy ra.
Mỗi người đều có các ống dẫn nước mắt tại mỗi mắt đối xứng nhau qua trục trung tâm của thân thể người và được điều khiển chung, đồng bộ với nhau bởi một hệ thống thần kinh chung. Nếu nói con mắt người cũng tiến hóa thì mỗi một bên mắt có thể sẽ tiến hóa theo 1 kiểu khác nhau, làm sao chuyện đồng bộ như vậy lại có thể xảy ra một cách tình cờ được?
Con người không chỉ khóc khi có vật gì đó rơi vào mắt mà tuyến lệ của chúng ta cũng hoạt động khi có điều gì đó gây xúc động. Các nhà tiến hóa giải thích điều đó như thế nào?
Dây thần kinh thị giác
Một thành phần thiết yếu khác để có thể nhìn thấy là dây thần kinh thị giác. Tuyên bố này lấy từ Wikipedia: “Mỗi dây thần kinh thị giác của con người chứa từ 770.000 đến 1,7 triệu sợi thần kinh, là sợi trục của các tế bào hạch võng mạc của một võng mạc. Ở hố mắt, nơi có thị lực cao, các tế bào hạch này kết nối với ít nhất 5 tế bào cảm quang; ở các khu vực khác của võng mạc, chúng kết nối với hàng nghìn tế bào cảm quang.”[6] Ngoài tất cả những điều ngẫu nhiên xảy ra đối với các nhà tiến hóa, bạn còn phải thêm vào sự phát triển ngẫu nhiên của dây thần kinh thị giác, dây thần kinh này sẽ không có mục đích gì trừ khi có các tế bào cảm quang ở một đầu và não ở đầu kia. Tất nhiên, có một dây thần kinh thị giác đến từ mỗi mắt, do đó tăng gấp đôi số lượng sợi thần kinh đến não để giải thích các tín hiệu.
Ngay cả khi mắt đã phát triển và sau đó vì lý do nào đó bắt đầu gửi các xung điện đến não, có lẽ thành tựu đáng chú ý nhất là làm thế nào bộ não chuyển những xung đó thành “nhìn thấy” màu sắc, sau đó chuyển những màu sắc đó thành hình dạng và cho chúng ý nghĩa?
Quá nhiều sơ hở trong thuyết tiến hóa về đôi mắt
Bản thân Darwin cũng nhận ra rằng sự phức tạp đến khó tin của con mắt là một vấn đề đối với lý thuyết của ông, nhưng sau đó ông lại phớt lờ nó và cho rằng có sự tiến hóa. “Con mắt cho đến ngày nay khiến tôi rùng mình,” [7] “ý tưởng về sự chọn lọc tự nhiên tạo ra con mắt “dường như, tôi thoải mái thú nhận, là điều ngớ ngẩn ở mức độ cao nhất”. [8] Dù sao thì ông ấy cũng vẫn tiếp tục và tin vào thuyết tiến hóa của mình. Ngày nay, sau tất cả những khám phá khoa học kể từ Darwin, tôi nghĩ nhận xét của ông về “sự phi lý ở mức độ cao nhất có thể” có thể áp dụng được nhiều hơn cho lý thuyết của ông.
Bạn có thể tìm thấy rất nhiều sơ đồ về sự tiến hóa được cho là của mắt, nhưng chúng chỉ là trí tưởng tượng thuần túy. Nếu bạn đọc kỹ những lời giải thích, bạn sẽ luôn phát hiện ra rằng chúng chỉ là một giả thuyết… nói cách khác là hoàn toàn phỏng đoán. Hoàn toàn không có bằng chứng hóa thạch nào cho những sơ đồ này. Các sơ đồ luôn được mô tả là “có khả năng”, “chắc hẳn” hoặc “có thể”. Nói cách khác, chúng chỉ là suy đoán thuần túy và hoàn toàn từ trí tưởng tượng của nghệ sĩ. Họ GIẢ ĐỊNH sự tiến hóa trước cả khi họ vẽ ra giai đoạn đầu tiên. Những người theo chủ nghĩa tiến hóa luôn nói như thể đó là “[kinh thánh] phúc âm”. Nhưng đó là niềm tin mù quáng.
Nhìn vào sơ đồ dưới đây. Hãy xem cách họ thực hiện những bước nhảy vọt và thay đổi lớn trong thiết kế vì họ biết mình muốn đi đến đâu. Nhưng tất cả những gì bạn phải làm là sử dụng lập luận cũ “chậm và dần dần” mà chính họ tán thành và nghĩ về thế giới thực. Mỗi thay đổi nhỏ đều có nghĩa là có một số lượng thay đổi đáng kể trong DNA. Bao nhiêu thế hệ phải sống và chết giữa những thay đổi trong những bức tranh? Hãy nhớ rằng đây là những loài động vật chỉ có một phần mắt và phải tìm bạn tình bằng cách nào đó. Họ phải truyền lại sự “cải tiến” cho thế hệ sau và không được đánh mất nó. Điều đó có nghĩa là cả con đực và con cái đều phải có các tiến hóa đó VÀ nó phải được truyền lại cho tất cả các thế hệ tương lai và không bao giờ bị loại bỏ. Nếu chọn lọc tự nhiên thực sự có tác dụng thì nó có tác dụng theo cả hai cách. Nó không chỉ cải thiện mọi thứ mà còn loại bỏ những phần không cần thiết, không có chức năng hoặc những phần gây cản trở.
Ngay cả khi một mắt có thể tiến hóa, đó là một sự kéo dài không thể tin được, làm sao bạn có thể giải thích được hai mắt ở ngay cạnh nhau. Điều đó về mặt thống kê còn khó khăn hơn gấp hàng trăm lần. Hầu hết các nhà tiến hóa đều đưa ra lời giải thích cho một con mắt rồi dừng lại. Họ vẫn phải giải thích làm thế nào mà chúng ta có được hai mắt được kết nối và phối hợp hoàn hảo đến vậy, hoạt động hài hòa và cũng kết nối với não để mang lại cho chúng ta thị sai và hình ảnh 3 chiều trong não?
Theo Jim Stephens/101 Bằng chứng về Thiên Chúa, Thiện Tâm lược dịch và bổ sung
Xem thêm:
- Chúng ta thoát thai từ đâu? Phát hiện sửng sốt từ dãy Himalaya (P1)
- Các hóa thạch khảo cổ cho thấy người tí hon thực sự có tồn tại
Tài liệu tham khảo:
[1] Some great fun facts: http://www.chemistryland.com/CHM107Lab/Exp7/Spectroscope/Spectroscope.html
[2] http://en.wikipedia.org/wiki/Photoreceptor_cell
[3] Wikipedia: Color Vision. http://en.wikipedia.org/wiki/Color_vision
[4] http://creation.com/an-eye-for-detail
[5] Tom Wagner,, Darwin Vs. the Eye. Sept. 1, 1994
[6] http://en.wikipedia.org/wiki/Optic_nerve.
[7] Award-winning science writer Carl Zimmer explains the “creation” of the organ so complex that it baffled even Darwin. The New York Academy of Sciences Magazine. October 9, 2009.
[8] Award-winning science writer Carl Zimmer explains the “creation” of the organ so complex that it baffled even Darwin. The New York Academy of Sciences Magazine. October 9, 2009.
[9] Wikipedia: http://en.wikipedia.org/wiki/Eye
[10] http//creation.com/did-eyes-evolve-by-dawinian-mechanisms
[11] Did Eyes Evolve By Darwinian Mechanisms?, Jerry Brergman
Từ khóa bí ẩn đáng kinh ngạc về cặp mắt cặp mắt