Trong tổng số 2.469 tỷ đồng tiền BHXH bị nợ đọng, có hơn 456 tỷ đồng có nguy cơ mất trắng do doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, giải thể, phá sản – Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM công bố. 

no
Công nhân tai một nhà máy lớn tại TP.HCM tan làm, hồi tháng 4/2020. (Ảnh minh họa: Huy Thoai/Shutterstock)

Ông Phan Văn Mến, Giám đốc BHXH TP.HCM ngày 10/4 cho biết số nợ 2.469 tỷ đồng là tính đến cuối năm 2020, của 35.612 đơn vị (với 325.000 lao động).

Trong đó, số nợ BHXH lớn nhất ở nhóm doanh nghiệp tư nhân (1.736 tỷ đồng), kế đến là nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (144 tỷ đồng). Nguy cơ lớn ở số nợ hơn 456 tỷ đồng (chiếm 18,5%) có thể bị mất do 7.610 đơn vị nợ đã bỏ trốn, mất tích, giải thể, phá sản.

Theo giới chức cơ quan BHXH TP.HCM, hiện khó xử lý sai phạm của doanh nghiệp trốn đóng BHXH, do sự bất thống nhất giữa luật và văn bản dưới luật.

Cụ thể, Điều 216 Bộ luật Hình sự quy định tội danh Trốn đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp với hành vi không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên; Nghị quyết 05/2019 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xác định trốn đóng là hành vi không đóng hoặc đóng không đầy đủ.

Tuy nhiên, theo Nghị định 28/2020 và Nghị định 117/2020, các hành vi chậm đóng, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người quy định lại không phải là trốn đóng BHXH.

Vì những điều trên, đến nay các cơ quan điều tra chưa xử lý đơn vị nào vi phạm tội trốn đóng BHXH.

https://trithucvn2.net/tin-tuc-vn/mot-giam-doc-bhxh-quan-lach-luat-truc-loi-hon-360-trieu-tien-hoa-hong.html

Hiện BHXH TP.HCM kiến nghị áp dụng Nghị định 28/2020 để xác định các hành vi trốn đóng; điều chỉnh thống nhất theo Bộ luật Hình sự vaf bổ sung thẩm quyền khởi kiện ra tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH.

Đáng chú ý, để tăng áp lực thu hồi nợ, BHXH TP.HCM kiến nghị Quốc hội bỏ quy định tính lãi chậm nộp, thay vào đó là quy định mức tiền phạt chậm nộp theo ngày, với mức 200% mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại; nếu sau 30 ngày mà đơn vị không nộp thì tăng mức lãi phạt lên 300%/ngày; sau 60 ngày sẽ chuyển cơ quan công an thực hiện khởi tố hình sự.

Hồi cuối tháng 3, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu công bố ước tính đến hết tháng 2/2021, tổng số tiền nợ trong cả nước khoảng 46.297 tỷ đồng. Mặc dù vậy, việc xử lý nợ BHXH đối với đơn vị, doanh nghiệp phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn, ngừng hoạt động… được cho là vẫn khó khăn, vướng mắc (số người tham gia BHXH là 16,23 triệu người, tương đương 32,58% lực lượng lao động trong độ tuổi).

Nguyễn Minh

Xem thêm:

Quỹ BHXH: ALC II phá sản, bao nhiêu tỷ đồng gửi quỹ khó thu hồi?