Điểm tin kinh tế Việt Nam, thế giới nổi bật trong tuần (7/8-13/8)
- Chân Hồ
- •
Sau 22 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn của khối; lương tối thiểu tăng 6,5%; căng thẳng Mỹ – Triều tiên đã ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính toàn cầu là những tin kinh tế nổi bật trong tuần qua.
Tin kinh tế Việt Nam
- Sau 22 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn của khu vực với mức nhập siêu hơn 90 tỷ USD từ 6/9 nước. Đáng chú ý trong đó, Việt Nam thâm hụt thương mại với cả Lào và Brunei, và là thị trường lớn của Thái Lan, Malaysia.
- Lương tối thiểu vùng năm 2018 tăng 6,5% so với 2017, tức tăng mức từ 180.000 đồng đến 230.000 đồng.
- 7 tháng đầu năm 2017: Nhập siêu 3,1 tỷ USD. Theo số liệu Tổng cục thống kê, 7 tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 115,2 tỷ USD, tăng trưởng 18,7% so với cùng kỳ năm 2016; trong khi đó nhập khẩu ở mức 118,3 tỷ USD, tăng trưởng 24%.
Tin kinh tế thế giới
- Kinh tế Mỹ tiếp tục khởi sắc, tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục. Đã có 1,29 triệu việc làm mới được tạo ra kể từ thời điểm Trump lên nắm quyền, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng qua xuống 4,3%, mức thấp nhất trong 16 năm qua.
- Các mặt hàng dệt may của Bắc Triều Tiên được xuất đi khắp thế giới dưới nhãn “Made in China”. Theo dữ liệu của Cục Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA), hàng dệt may là loại mặt hàng xuất khẩu nhiều thứ 2 ở Bắc Triều Tiên sau than và các khoáng sản khác với tổng giá trị là 752 triệu USD trong năm 2016.
- Đồng tiền ảo Bitcoin hôm qua đã vượt ngưỡng 4.000 USD, tăng gấp 4 lần giá trị kể từ đầu năm đến nay.
- Chứng khoán toàn cầu đã bị “bốc hơi” 1.000 tỷ USD trước căng thẳng leo thang giữa Mỹ – Triều Tiên.
- Ba công ty Internet lớn nhất Trung Quốc: Tencent, Baidu và Weibo bị điều tra trước nghi vấn vi phạm trong dịch vụ tin tức. Cổ phiếu của Tencent ngay lập tức đã bị giảm 4%.
- Trung Quốc tung 1.000 tỷ NDT (tương đương 150 tỷ USD) giải cứu các doanh nghiệp nhà nước. Những khoản nợ của các công ty này sẽ được chuyển thành vốn cổ phần. Được biết, nợ của các doanh nghiệp Trung Quốc đã đạt ngưỡng 166% GDP vào cuối năm 2016, đạt 15.700 tỷ USD về giá trị, cao gấp đôi con số trung bình của các nền kinh tế khác.
Khu vực ngân hàng
- Chính phủ yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất cho vay, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư đạt mục tiêu 34-35% GDP.
- Khởi tố 24 bị can liên quan trong vụ Trầm Bê và Phạm Công Danh. Trong đó có:
- Đặng Bích Thuỷ, nguyên Phó giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp TP bank.
- Đinh Việt Cường, nguyên Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp TP bank.
- Đỗ Việt Vui, nguyên Trưởng nhóm khách hàng doanh nghiệp 1 TP bank.
- Hoàng Long Hà, nguyên Phó giám đốc BIDV Chi nhánh Gia Định.
- Nguyễn Ngọc Sơn, nguyên Trưởng phòng khách hàng 1 BIDV Chi nhánh Gia Định.
- Nguyễn Vũ Bảo nguyên cán bộ Phòng khách hàng BIDV Chi nhánh Gia Định… Và nhiều bị can liên quan khác.
- Khởi tố 3 nguyên cán bộ Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) Cần Thơ. Liên quan trong vụ việc cho vay không kiểm soát đối với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã do Tòng “Thiên Mã” – một đại gia khét tiếng Cần Thơ làm chủ.
- Ngân hàng lớn nhất của Australia – Commonwealth bị cáo buộc thực hiện hơn 50.000 vụ rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Thị trường chứng khoán
- Ngày 10/8 vừa qua, Việt Nam đã ra mắt thị trường chứng khoán phái sinh. Trở thành quốc gia thứ 5 trong khu vực ASEAN có thị trường này sau Singapore, Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
- Thị trường chứng khoán Việt Nam bị bốc hơi 2 tỷ USD sau phiên giao dịch ngày 9/8 do có tin đồn cựu Chủ tịch của Ngân hàng BIDV, ông Trần Bắc Hà bị bắt. Tin này đã ảnh hưởng đến toàn bộ cổ phiếu nhóm ngân hàng.
- VPBank sẽ chính thức lên sàn vào ngày 17/8, giá khởi điểm sẽ là 39.000 đồng/cổ phiếu. Hiện cổ đông ngoại đang nắm hơn 22% vốn của VPBank, cổ đông tổ chức trong nước nắm 23,48%.
Chân Hồ (T/h)
Xem thêm:
Từ khóa Thị trường chứng khoán Điểm tin kinh tế kinh tế thế giới Kinh tế Việt Nam