Tìm kiếm cơ hội đầu tư trong khủng hoảng ở Venezuela
- Liên Hương
- •
Mặc dù đang chìm ngập trong cơn khủng hoảng, có một nghịch lý là chỉ số thị trường chứng khoán Venezuela lại tăng vọt. Các nhà đầu tư vẫn không ngừng tranh thủ cơ hội trong rủi ro cao.
Venezuela, đất nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, vốn đang chật vật trong cơn khủng hoảng do hậu quả của những chính sách kinh tế phi thị trường của chính quyền tổng thống Maduro, nay lại tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng khi Maduro có dự định sửa hiến pháp.
Trong suốt nhiều thập kỷ, ngân sách của Venezuela luôn phụ thuộc rất lớn vào nguồn dầu mỏ. Sự sụt giảm giá dầu vào năm 2014 khiến cho các công ty trở nên bất ổn và dẫn tới nguồn dự trữ ngoại hối bị suy kiệt dần.
Vào tháng 4/2013, thời điểm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống, tình trạng giảm phát đã bắt đầu xảy ra. Các dòng vốn đã dần dần tháo chạy khỏi Venezuela – vốn đã từng thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Thời điểm diễn ra cuộc bầu cử 2013, lượng nội tệ tương đương 1.000 USD giờ chỉ đáng giá 1,34 USD, đủ để thấy mức độ phá giá của đồng Boliviar thật sự là một thảm kịch đối với nền kinh tế và người dân nước này.
Tăng trưởng kinh tế bình quân của Venezuela trong 5 năm qua là -4,24%. Và trong năm 2017, IMF đã điều chỉnh giảm dự báo tốc độ tăng trưởng GDP nước này xuống khoảng -12% từ mức -7,4% trước đó, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngày càng trở nên tồi tệ.
Điều nghịch lý là mặc dù đang trong khủng hoảng, chỉ số thị trường chứng khoán Venezuela (IBVC index) lại tăng vọt.
Chỉ số này đã tăng 541% kể từ ngày 24/8/2017, và đạt mức cao nhất mọi thời đại vào 4 ngày sau đó kể từ mức thấp nhất trong lịch sử vào tháng 4/2013.
>> Chuyện khó tin: Một công ty tại Venezuela có giá trị vốn hóa cao hơn cả Apple
Sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán được lý giải là do nhà đầu tư không còn lựa chọn nào khác ở Venezuela. Chính quyền đã làm cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại hối và vàng; trong khi thiếu thốn lương thực đã khiến người dân buộc phải bán mọi thứ để đổi lấy tiền.
Siêu lạm phát khiến đồng Boliviar mất giá nhanh chóng. Tỷ giá chính thức đồng Boliviar theo USD là 0,1 USD nhưng trên thị trường chợ đen, tỷ giá này cao gấp 600 lần. Vì vậy nhà đầu tư sẽ tổn thất nếu chuyển đổi sang USD.
Cuộc khủng hoảng này có thể còn kéo dài bởi những sự thay đổi về mặt chính phủ, và những chính sách kinh tế đã làm tiêu tan hy vọng về sự chuyển đổi chính quyền một cách yên ả, cùng với đó là khả năng Mỹ áp lệnh trừng phạt lên Venezuela.
Hiện tại, không có quỹ đầu tư nào muốn đầu tư vào thị trường cổ phiếu Venezuela. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn đánh cược vào Venezuela với hy vọng đất nước này sẽ thoát khỏi khủng hoảng trong dài hạn.
Trong tình huống này, các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các chứng chỉ lưu ký tại Mỹ (American Depositary Receipt – ADR, một phương thức huy động vốn trên thị trường quốc tế) của các công ty Venezuela, hoặc các quỹ hoán đổi danh mục (Exchange Traded Fund – ETF, quỹ đầu tư vào chỉ số) có thể là những lựa chọn khả dĩ.
Năm loại chứng chỉ ADR được nhà đầu tư quan tâm bao gồm:
- Mercantil Servicios FIN – ADR (MSFJY)
- Fondo De Valores Immobiliarios (FNDOY)
- Manufacturas de Papel-Manpa (MDPAY)
- Siderurgica Venez SIV (SDNVY)
- Ceramica Carabobo (CCOOY)
Các chứng chỉ quỹ bao gồm:
- Chứng chỉ iShare EMHY với lợi tức khoảng 7,93%. Chứng chỉ quỹ hoạt động dựa trên chỉ số tham chiếu gồm trái phiếu có lãi suất cao do các công ty và các nước đang phát triển phát hành bằng USD. Trái phiếu của Venezuela chiếm 4,04% trong chỉ số này.
- Chứng chỉ VanEck Vectors (HYEM), lợi tức 6,25%. Chứng chỉ này mô phỏng theo chỉ số tham chiếu gồm 350 trái phiếu các công ty và thị trường đang phát. Chỉ số này gồm 1,45% trái phiếu do Ngân hàng Turkish phát hành và chiếm tỷ lệ cao nhất, tỷ lệ trái phiếu của công ty dầu quốc gia Venezuela (PDVSA) chiếm 0,5% (trước đây là 3%).
- Chứng chỉ quỹ iShares JPMorgan (EMB), lợi tức 8,34%, mô phỏng theo chỉ số gồm các chứng khoán nợ phát hành bằng USD bởi các nước đang phát triển, trong đó chủ yếu là trái phiếu do Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Philippines phát hành, trái phiếu Venezuelan chiếm 1,85%.
Liên Hương (T/h)
Xem thêm:
Từ khóa khủng hoảng kinh tế khủng hoảng Venezuela Kinh tế Venezuela