Việt Nam, Myanmar, Thái Lan thắt chặt quan hệ kinh tế với Nga
Từ việc thu hút nhiều khách du lịch Nga hơn đến thúc đẩy giao dịch thương mại, các quốc gia Đông Nam Á đang củng cố quan hệ kinh tế với Nga với hy vọng kiềm chế lạm phát và thúc đẩy sự phục hồi của họ sau đại dịch COVID-19 (Viêm phổi Vũ Hán), theo Nikkei Asia.
Mỹ và các nước châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng đối với Nga để đáp trả cuộc xâm lược Ukraine của Moscow. Tuy vậy, những nỗ lực này có thể bị cản trở bởi các quốc gia kinh tế mới nổi khi họ ưu tiên giải quyết những “cơn gió ngược kinh tế” của chính họ.
Thái Lan cho biết hãng hàng không quốc gia Nga Aeroflot sẽ nối lại hoạt động thường xuyên giữa Moscow và Phuket vào cuối tháng 10. Được biết, Phuket là một điểm đến phổ biến của khách du lịch Nga, nhưng tuyến đường đã bị đình chỉ sau khi chiến tranh ở Ukraine bắt đầu cuối tháng 2.
Việc nối lại sẽ mang lại lợi ích cho du lịch Thái Lan, Yuthasak Supasorn, Thống đốc Cơ quan Du lịch Thái Lan cho biết.
Với việc Trung Quốc tiếp tục các hạn chế đi lại chặt chẽ theo chiến lược ‘không COVID’ (Zero-COVID), Nga chiếm nhiều khách du lịch nước ngoài nhất đến Thái Lan trong tháng Giêng và tháng Hai, trước cuộc xâm lược. Thái Lan đặt mục tiêu thu hút 1 triệu khách du lịch Nga trong năm nay, ngay cả khi Liên minh châu Âu đặt ra các rào cản đối với những du khách như vậy.
Thái Lan và Nga cũng đồng ý mở rộng thương mại song phương trong cuộc họp tháng 5, nhằm đạt 10 tỷ USD vào năm 2023 – gần gấp bốn lần so với năm 2021.
Trước đó, Thái Lan là quốc gia chủ trì hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương năm nay, xuất khẩu ôtô và thực phẩm sang Nga, trong khi nhập khẩu dầu thô và phân bón.
Bên cạnh đó, Việt Nam và Nga đã tổ chức các cuộc đàm phán vào ngày 18/8 về việc mở rộng xuất khẩu lúa mì, giới chức trách Nga cho biết. Các chuyến hàng của Nga đến Việt Nam đã giảm xuống dưới 190.000 tấn vào năm 2021 từ 2,6 triệu tấn vào năm 2018 sau khi hạt cây kế có khả năng xâm lấn được tìm thấy trong lúa mì.
Nga dự định vận chuyển một lô lúa mì thử nghiệm không có cây kế đến Việt Nam vào đầu tháng 9. Giá lúa mì đang tăng cao khi cuộc chiến làm gián đoạn các chuyến hàng từ Ukraine, một nhà sản xuất hàng đầu cùng với Nga.
Ngũ cốc này được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam để làm bánh mì và mì, do đó Hà Nội có thể hy vọng sẽ hạn chế giá cả ở nước này bằng cách tăng nhập khẩu từ Nga.
Từ chiến tranh hai miền Việt Nam, Moscow và Hà Nội đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ cho đến ngày nay. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã đến thăm Việt Nam vào tháng 7 và nhất trí tăng cường quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực trong cuộc gặp với người đồng cấp Việt Nam Bùi Thanh Sơn.
Thái Lan và Việt Nam là một phần của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, tổ chức coi tính trung lập là nguyên lý cốt lõi. Thông cáo từ cuộc họp ngoại trưởng ASEAN vào tháng 8 đã kiềm chế chỉ trích đích danh Nga về cuộc xâm lược Ukraine. Tuy vậy, Singapore là thành viên duy nhất của nhóm 10 quốc gia đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow.
Myanmar, quốc gia có quân đội nắm quyền kiểm soát chính phủ vào tháng 2/2021, đã đặc biệt gần gũi với Nga trong những tháng gần đây. Nước này bắt đầu nhập khẩu dầu nhiên liệu của Nga sớm nhất là vào tháng 9 theo một thỏa thuận được thảo luận khi nhà lãnh đạo quân sự Myanmar Min Aung Hlaing đến thăm Nga vào tháng 7, một phát ngôn viên quân sự cho biết.
Ông Min Aung Hlaing đã đến thành phố cảng Vladivostok vào Chủ nhật để tham dự Diễn đàn Kinh tế Phương Đông, chuyến đi thứ ba của ông tới Nga kể từ khi lên nắm quyền. Ông sẽ gặp gỡ các quan chức Nga để tăng cường hơn nữa hợp tác song phương về kinh tế và các lĩnh vực khác, truyền thông nhà nước Myanmar đưa tin.
Giá xăng dầu đã tăng hơn gấp 3 lần ở Myanmar kể từ khi quân đội tiếp quản, do sự mất giá của đồng kyat kết hợp với giá dầu thô tăng vọt. Quân đội muốn kiềm chế lạm phát, điều này chỉ được cho là sẽ làm trầm trọng thêm sự phản kháng của công chúng đối với sự kiểm soát của họ.
Từ khóa Dòng sự kiện Chiến tranh Nga - Ukraine quan hệ Nga - Việt Nam