Trang chủ ‘LIVE’ BẦU CỬ MỸ 2024
'LIVE' BẦU CỬ MỸ 2024
00:19, 05/04/2025 (GMT+7)

Chính sách đối ngoại của ông Trump: mua Greenland và chấm dứt chiến tranh Ukraine

Tổng thống H Donald Trump cho biết ông có kế hoạch thâu tóm Greenland, chấm dứt chiến tranh ở Ukraine và thay đổi về cơ bản mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và NATO trong nhiệm kỳ bốn năm lần thứ hai của mình.

Donald Trump 3 1
Ông Trump phát biểu tại một sự kiện hồi tháng 2/2024 về kế hoạch đánh bại Tổng thống đương nhiệm Joe Biden vào tháng 11. (Ảnh: Shutterstock)

Trong những tuần gần đây, ông Trup cũng đã đe dọa sẽ lấy lại Kênh đào Panama và đánh thuế 25% vào Canada và Mexico nếu họ không kiểm soát chặt chẽ dòng chảy ma túy và người di cư vào Hoa Kỳ. 

Dưới đây là sơ lược về các đề xuất chính sách đối ngoại mà Tổng thống Trump đã cam kết sẽ thúc đẩy: 

NATO, Ukraine và các đồng minh châu Âu

Ông Trump đã nói rằng dưới nhiệm kỳ tổng thống của mình, Hoa Kỳ sẽ xem xét lại về cơ bản “mục đích và sứ mệnh của NATO”.

Ông đã cam kết sẽ yêu cầu châu Âu hoàn trả cho Hoa Kỳ số tiền “gần 200 tỷ USD” tiền đạn dược đã chuyển tới Ukraine, và ông chưa cam kết sẽ gửi thêm viện trợ cho Kiev. 

Ông Trump đã cắt giảm ngân sách quốc phòng cho NATO vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ đầu tiên của mình, và ông thường xuyên phàn nàn rằng Hoa Kỳ đã chi nhiều hơn mức chia sẻ công bằng. Trong những tuần gần đây, ông đã nói rằng các thành viên NATO nên chi 5% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng, một con số cao hơn nhiều so với mục tiêu hiện tại là 2%.

Về cuộc chiến ở Ukraine, ông Trump đã nói trong chiến dịch tranh cử năm 2024 rằng ông sẽ giải quyết xung đột ngay cả trước khi nhậm chức. Nhưng kể từ khi đắc cử, ông đã không nhắc lại lời cam kết đó và các cố vấn hiện thừa nhận sẽ mất nhiều tháng để đạt được bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào.

Ông Trump ám chỉ rằng Kiev có thể phải nhượng lại một số lãnh thổ để đạt được thỏa thuận hòa bình, một lập trường được các cố vấn chủ chốt của ông ủng hộ.

Mặc dù không có kế hoạch hòa bình đầy đủ của ông Trump, hầu hết các trợ lý chủ chốt của ông đều ủng hộ việc loại bỏ tư cách thành viên NATO khỏi bàn đàm phán của Ukraine như một phần của bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào, ít nhất là trong tương lai gần. Họ cũng ủng hộ rộng rãi việc đóng băng các chiến tuyến tại các vị trí hiện tại. 

Trong khi ông Trump ám chỉ vào đầu tháng Tư năm ngoái rằng ông sẽ sẵn sàng gửi thêm viện trợ cho Ukraine dưới hình thức cho vay, nhưng gần như ông vẫn im lặng về vấn đề này trong các cuộc đàm phán gây tranh cãi của quốc hội về gói viện trợ 61 tỷ USD vào cuối tháng đó.

Mở rộng lãnh thổ Hoa Kỳ

Vào giữa tháng Mười Hai năm ngoái, ông Trump cho biết ông có kế hoạch mua lại Greenland, một ý tưởng mà ông đã từng nêu ra trong nhiệm kỳ 2017-2021. Những nỗ lực trước đó của ông đã bị cản trở khi Đan Mạch tuyên bố lãnh thổ hải ngoại của họ không phải để bán.

Nhưng các kế hoạch của ông Trump về hòn đảo lớn nhất thế giới vẫn chưa dừng lại. Trong một cuộc họp báo vào tháng Một, ông Trump đã từ chối loại trừ việc xâm lược Greenland, mô tả hòn đảo này là rất quan trọng đối với lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Ông Trump cũng đã đe dọa sẽ giành lại Kênh đào Panama trong những tuần gần đây, đổ lỗi cho Panama vì tính phí quá cao cho các tàu đi qua tuyến đường vận chuyển quan trọng này và cáo buộc Trung Quốc thao túng kênh đào. 

Ông Trump cũng từng cân nhắc đến việc biến Canada thành một tiểu bang của Hoa Kỳ, mặc dù các cố vấn đã mô tả riêng những bình luận của ông liên quan đến quốc gia láng giềng phía bắc của Hoa Kỳ chỉ là trò trêu đùa, thay vì là một tham vọng địa chính trị thực sự.

Trung Quốc, Thương mại và Đài Loan

Ông Trump thường xuyên đe dọa áp đặt các mức thuế quan mới hoặc hạn chế thương mại lớn đối với Trung Quốc, cũng như đối với nhiều đồng minh thân cận.

Đạo luật Thương mại Đối ứng Trump mà ông đề xuất sẽ trao cho ông quyền tự quyết rộng rãi để tăng thuế quan trả đũa đối với các quốc gia khi họ quyết tâm dựng lên các rào cản thương mại của riêng mình. Ông đã đưa ra ý tưởng về mức thuế quan phổ quát 10%, có thể làm gián đoạn thị trường quốc tế, và mức thuế ít nhất là 60% đối với Trung Quốc.

Ông Trump đã kêu gọi chấm dứt quy chế tối huệ quốc của Trung Quốc, một địa vị thường hạ thấp rào cản thương mại giữa các quốc gia. Ông đã cam kết sẽ ban hành “những hạn chế mới mạnh mẽ đối với quyền sở hữu của Trung Quốc đối với bất kỳ cơ sở hạ tầng quan trọng nào tại Hoa Kỳ” và cương lĩnh chính thức của Đảng Cộng hòa kêu gọi cấm Trung Quốc sở hữu bất động sản tại Hoa Kỳ.

Về Đài Loan, ông Trump đã tuyên bố rằng Đài Loan phải trả tiền cho Hoa Kỳ để được bảo vệ vì, ông nói, Đài Loan không trao cho Hoa Kỳ bất cứ thứ gì và đã lấy “khoảng 100% hoạt động kinh doanh chip của chúng tôi”. Ông đã nhiều lần nói rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ dám xâm lược Đài Loan trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Mexico, Canada và Ma tuý

Ông Trump đã tuyên bố sẽ áp thuế 25% lên Mexico và Canada nếu họ không ngăn chặn được dòng ma túy và người di cư vào Hoa Kỳ.

Các nhà lãnh đạo Mexico và Canada đã tìm cách chứng minh rằng họ nghiêm túc trong việc giải quyết vấn đề nhập cư bất hợp pháp và buôn bán ma túy, mặc dù kế hoạch thực sự của ông Trump về việc áp thuế đối với các nước láng giềng vẫn chưa rõ ràng.

Ông Trump đã tuyên bố ông sẽ chỉ định các băng đảng ma túy hoạt động ở Mexico là các tổ chức khủng bố nước ngoài và ra lệnh cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ “sử dụng lực lượng đặc nhiệm một cách hợp lý” để tấn công vào cơ sở hạ tầng và hoạt động của các băng đảng, một hành động khó có thể nhận được sự chấp thuận của chính phủ Mexico.

Ông Trump cho biết sẽ triển khai Hải quân Hoa Kỳ để thực thi lệnh phong tỏa các băng đảng ma túy và sẽ viện dẫn Đạo luật Kẻ thù Ngoại lai để trục xuất những kẻ buôn bán ma túy và thành viên băng đảng tại Hoa Kỳ.

Các nhóm dân quyền và thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ đã thúc đẩy việc bãi bỏ đạo luật được thông qua năm 1798 này, đạo luật trao cho tổng thống một số thẩm quyền trục xuất công dân nước ngoài trong khi đất nước đang có chiến tranh.

Cương lĩnh của Đảng Cộng hòa cũng kêu gọi điều động hàng nghìn quân lính đang đồn trú ở nước ngoài đến biên giới Hoa Kỳ-Mexico để giải quyết tình trạng nhập cư bất hợp pháp.

Xung đột Israel – Palestine

Đặc phái viên Trung Đông được ông Trump chỉ định, ông Steve Witkoff, đã làm việc chặt chẽ với các quan chức trong chính quyền của Tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden để giải quyết thỏa thuận hòa bình được công bố vào đầu tháng Một giữa Israel và nhóm chiến binh Palestine Hamas. Các nguồn tin thân cận với các cuộc đàm phán cho biết ông đã gây áp lực đáng kể lên cả hai bên để nhanh chóng đạt được thỏa thuận, mặc dù các chi tiết chính xác về sự tham gia của ông vẫn đang được báo chí đưa tin.

Sau lần đầu chỉ trích giới lãnh đạo Israel vào những ngày sau khi công dân nước này bị Hamas tấn công vào ngày 7/10/2023, sau đó ông Trump nói rằng nhóm chiến binh Hamas phải bị “đè bẹp”.

Ông Trump đã nói rằng sẽ “phải trả giá đắt” nếu Israel và Hamas không đạt được thỏa thuận ngừng bắn dẫn đến việc trả lại các con tin bị nhóm chiến binh Palestine này bắt giữ ở Gaza trước khi ông nhậm chức.

Israel và Hamas đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn ba giai đoạn bắt đầu từ Chủ Nhật (19/1), những con tin Israel đã được thả trong ngày đầu tiên ngừng bắn. 

Iran 

Các cố vấn của ông Trump đã chỉ ra rằng họ sẽ tiếp tục cái gọi là chiến dịch gây sức ép tối đa của nhiệm kỳ đầu tiên của ông chống lại Iran.

Chiến dịch gây sức ép tối đa này tìm cách sử dụng các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ để bóp nghẹt nền kinh tế Iran và buộc nước này phải đàm phán một thỏa thuận sẽ cản trở các chương trình vũ khí hạt nhân và đạn đạo của Tehran. 

Chính quyền Biden không nới lỏng đáng kể các lệnh trừng phạt mà ông Trump đưa ra, nhưng vẫn có tranh cãi về mức độ nghiêm ngặt khi thực thi các lệnh trừng phạt này.

Biến đổi khí hậu

Ông Trump đã nhiều lần cam kết rút khỏi Thỏa thuận Paris, một hiệp định quốc tế nhằm hạn chế khí thải nhà kính. Ông đã rút khỏi hiệp định này trong nhiệm kỳ đầu tiên, nhưng Hoa Kỳ đã tái gia nhập hiệp định dưới thời tổng thống Biden vào năm 2021.

Hệ thống phòng thủ tên lửa

Ông Trump đã cam kết xây dựng một “trường lực” phòng thủ tên lửa tối tân xung quanh Hoa Kỳ. Ông không đi sâu vào chi tiết, ngoài việc nói rằng Lực lượng Không gian, một nhánh quân sự mà chính quyền đầu tiên của ông thành lập, sẽ đóng vai trò chủ đạo trong quá trình này.

Trong cương lĩnh của Đảng Cộng hòa, “trường lực” này được gọi là “Mái Vòm Sắt”, gợi nhớ đến hệ thống phòng thủ tên lửa cùng tên của Israel.

Cập nhật lúc 14:47, 09/02/2025

Tổng thống Nga Putin gửi lời chúc mừng đến Tổng thống Trump

Nga đã gửi lời chúc mừng đến ông Donald Trump nhân dịp ông chính thức nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ, đồng thời hoan nghênh trước ý định khôi phục các đầu mối liên lạc giữa hai quốc gia, Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố điều này trong một cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia Nga vào thứ Hai (20/1).

241107PutinTrump
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (phải), Hội nghị G20 tại Osaka, Nhật Bản, 2019 (ảnh lấy từ mạng xã hội)

Chúng tôi đang lắng nghe những tuyên bố của tân tổng thống Hoa Kỳ và các thành viên trong đội ngũ của ông về mong muốn khôi phục lại các mối liên hệ trực tiếp với Nga, vốn đã bị gián đoạn bởi chính quyền tiền nhiệm. Chúng tôi cũng ghi nhận tuyên bố của ông về việc cần làm mọi điều có thể để ngăn chặn Thế chiến thứ ba”, ông Putin nói.

Tất nhiên, chúng tôi hoan nghênh thái độ này và chúc mừng vị tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ đã nhậm chức”, ông Putin bổ sung.

Moskva chưa bao giờ “từ chối đối thoại” với Washington và luôn bày tỏ sẵn sàng hợp tác với bất kỳ chính quyền Hoa Kỳ nào, theo lời tổng thống Nga. Nga vẫn luôn kiên định với các nguyên tắc của mình và tin rằng bất kỳ cuộc đối thoại nào cũng cần phải được xây dựng trên cơ sở “bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”, ông Putin nhấn mạnh.

Ông Trump đã nhiều lần bày tỏ ý định tiến hành các cuộc đàm phán với ông Putin, đặc biệt với mục tiêu nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. Vào tuần trước, Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông dự định gặp ông Putin “rất nhanh chóng” sau khi chính thức tuyên thệ nhậm chức.

Tôi biết ông ấy muốn gặp mặt, và tôi sẽ gặp [ông Putin] rất nhanh thôi. Tôi đã có thể làm điều này sớm hơn, nhưng… [trước tiên] anh phải nhậm chức tổng thống trước đã”, vị Tổng thống Trump cho biết. 

Bất kỳ cuộc gặp trực tiếp tiềm năng nào giữa hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Nga được ngoại giới kỳ vọng sẽ được mở đầu bằng một cuộc điện đàm. Moskva đã nhiều lần bày tỏ sẵn sàng trao đổi với chính quyền mới. Tuy nhiên, theo Điện Kremlin, chưa có bất kỳ chi tiết cụ thể nào về thời gian hoặc địa điểm cho cuộc gặp mặt chính thức.

Thiên Vân

Cập nhật lúc 09:08, 21/01/2025

Mạng xã hội xôn xao khi ông Trump không đặt tay lên Kinh thánh trong lễ tuyên thệ

Tổng thống Donald Trump đã quên đặt tay lên Kinh thánh khi tuyên thệ nhậm chức vào thứ Hai (20/1), khiến mạng xã hội bàn tán xôn xao với nhiều giả thuyết về hành động này.

Trump khong dat tay len Kinh thanh
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống của Hoa Kỳ tại Điện Capitol Rotunda vào ngày 20 tháng 1 năm 2025 tại Washington, DC. Ông không đặt tay trái lên cuốn Kinh thánh. (Ảnh: Julia Demaree Nikhinson – Pool/Getty Images)

Ủy ban nhậm chức của Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông Trump sẽ sử dụng hai cuốn Kinh thánh trong lễ tuyên thệ, một cuốn ông được thân mẫu tặng vào năm 1955, và một cuốn của Tổng thống Lincoln.

Các bức ảnh cho thấy rõ ràng ông Trump giơ tay phải lên và hạ tay trái xuống trong khi đệ nhất phu nhân Melania Trump giơ cả hai cuốn Kinh thánh.

Sự cố này có vẻ chỉ là một tai nạn vì cảnh quay video cho thấy bà Melania mới đang tiến lại gần tổng thống và chưa kịp giơ cuốn Kính thánh lên trước mắt ông Trump trong lễ tuyên thệ, thì Chánh án John Roberts đã bắt đầu. Ông Trump dường như không để ý và ông Roberts cũng không nhắc nhở, có thể ông cũng không để ý.

Một số người bảo thủ dường như đổ lỗi cho Chánh án Roberts.

Chánh án Roberts vội vàng tuyên thệ trước khi [bà] Melania đến gần Tổng thống Trump nhưng ông không đặt tay lên Kinh thánh là điều hoàn toàn đáng xấu hổ. Thật đáng xấu hổ cho Roberts“, một người dùng X viết.

Không có ý xúc phạm nhưng người [chủ trì lễ] tuyên thệ Trump thậm chí còn không cho gia đình mình ông cơ hội bước vào và không bảo Trump đặt tay lên Kinh thánh. Ông ta bắt đầu tuyên thệ trước khi Melanie có thể bước tới. Thật vội vàng“, một người khác viết trên X.

Hãy xem này. Thời gian không đúng. Melania không có mặt khi Thẩm phán Roberts bắt đầu tuyên thệ”, một người dùng X đăng video cho thấy rõ Chánh án Robert đã đọc lời tuyên thệ trước khi bà Melania cầm hai cuốn Kinh thánh tiến gần đến ông Trump.

Những người khác chỉ đơn giản là nêu bật lỗi của ông Trump. “Tại sao tay Trump không đặt trên Kinh thánh?một tài khoản Cơ đốc giáo nổi tiếng đã viết trên X.

Sự kiện này khiến nhiều người nhớ lại một sự kiện lịch sử hy hữu trong lễ tuyên thệ nhậm chức lần đầu tiên của Tổng thống Barack Obama năm 2008: ông Obama phải tuyên thệ hai lần.

Trong lúc Chánh án Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ John Roberts đang đọc lời tuyên thệ, cả ông Roberts và ông Obama đã trao đổi ngắn gọn vài câu, dẫn đến việc ông Roberts nói nhầm thành: “Rằng tôi sẽ thực hiện nhiệm vụ của Tổng thống Hoa Kỳ một cách trung thành. (That I will execute the office of president to the United States faithfully)”. Trong khi thực tế, ông Roberts phải nói là: “Rằng tôi sẽ trung thành thực hiện nhiệm vụ của Tổng thống Hoa Kỳ. (I will faithfully execute the office of president of the United States)”. 

Mặc dù nội dung cốt lõi của hai câu tương tự nhau, nhưng trạng từ “trung thành (faithfully)” đặt trước động từ “thực hiện (execute)” giúp nhấn mạnh sự trung thành và tận tụy trong hành động. Đây là cấu trúc thường gặp trong tiếng Anh trang trọng, đặc biệt trong bối cảnh nghi thức chính trị.

Hải Đăng

Cập nhật lúc 07:21, 21/01/2025

Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ

Ông Donald J. Trump vào trưa thứ Hai (20/1, giờ địa phương) đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 47 của Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ. Lễ tuyên thệ này do Chánh án Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ John Roberts chủ trì.

Trump tuyen the 20 1
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống của Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 1 năm 2025 tại Washington, DC. (Ảnh: Julia Demaree Nikhinson – Pool/Getty Images)

Tổng thống Trump đã tuyên thệ nhậm chức bên trong Điện Capitol Rotunda tại thủ đô Washington D.C của Hoa Kỳ, trong tiếng kèn hiệu của tổng thống ‘Hail to the Chief’. (Chào mừng Tổng tư lệnh).

Vài phút trước đó, Phó Tổng thống J.D. Vance cũng đã tuyên thệ nhậm chức, do Thẩm phán Tối cao Pháp viện Brett Kavanaugh chủ trì.

Trong bài phát biểu nhậm chức, Tổng thống Trump cho biết cuộc bầu cử của ông là nhiệm vụ “đảo ngược hoàn toàn và toàn diện ” “nhiều sự phản bội đã diễn ra” trong bốn năm qua. “Kể từ thời điểm này, sự suy tàn của nước Mỹ đã kết thúc”, ông Trump nói.

Hành trình giành lại nền Cộng hòa của chúng ta không hề dễ dàng. Những kẻ muốn ngăn cản sự nghiệp của chúng ta đã cố gắng tước đoạt tự do và thậm chí là mạng sống của tôi”, ông Trump nói thêm, ám chỉ đến vụ ám sát ông trong một cuộc vận động tranh cử ở Butler, tiểu Pennsylvania vào ngày 13 tháng 7 năm 2024.

Tôi được Chúa cứu để làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, Trump tuyên bố.

Đúng như dự đoán, ông Trump cho biết ông sẽ ký một loạt sắc lệnh hành pháp vào ngày đầu tiên nhậm chức, hứa hẹn một “cuộc cách mạng của lẽ thường”.

Ông cũng hứa sẽ tuyên bố “tình trạng khẩn cấp quốc gia ở biên giới phía nam của chúng ta” và cử quân đội để “đẩy lùi cuộc xâm lược thảm khốc vào đất nước chúng ta”.

Ông Trump khẳng định, “mọi hành vi nhập cảnh bất hợp pháp sẽ ngay lập tức bị ngăn chặn” và “hàng triệu người nhập cư phạm tội” sẽ bị trục xuất “trở về nơi họ đến”.

Về chính sách đối ngoại, ông Trump tuyên bố sẽ đánh giá sức mạnh của Hoa Kỳ bằng “những cuộc chiến mà chúng ta kết thúc và quan trọng hơn là những cuộc chiến mà chúng ta không bao giờ tham gia”.

Di sản đáng tự hào nhất của tôi sẽ là một người gìn giữ hòa bình và một người thống nhất”, ông Trump nhấn mạnh.

Tổng thống Trump cũng cho biết ông sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng quốc gia, hứa sẽ “khoan, khoan và khoan” (drill, baby drill). Ông cũng chỉ đạo tất cả các thành viên nội các sử dụng quyền hạn của mình để đánh bại lạm phát kỷ lục và hạ chi phí và giá cả.

Về vấn đề giới tính, ông Trump tuyên bố: “Chỉ có hai giới: nam và nữ”. Ông cho biết điều này sẽ trở thành “chính sách chính thức của chính phủ Hoa Kỳ”.

Vị tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ cũng đảm bảo với người dân Mỹ rằng ông sẽ chấm dứt mọi sự kiểm duyệt của chính phủ, “mang lại quyền tự do ngôn luận cho nước Mỹ” và “xây dựng một xã hội không phân biệt màu da và [một nền xadx hội] dựa trên thành tích”.

Hải Đăng

Cập nhật lúc 06:33, 21/01/2025

Ông Trump sẽ tuyên thệ trên hai cuốn Kinh Thánh, của mẹ tặng và của Tổng thống Lincoln

Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ đặt tay lên hai cuốn Kinh Thánh trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức vào ngày thứ Hai (20/1), đánh dấu sự kiện trọng đại nhất của Lễ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ lần thứ 60.

Trump tuyen the 2017
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ trong khi phu nhân của ông là bà Melania Trump cầm hai cuốn kinh thánh. Buổi lễ diễn ra ở Mặt phía Tây của Điện Capitol Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 1 năm 2017 tại Washington, DC. (Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)

Ông Trump sẽ sử dụng cuốn Kinh Thánh được thân mẫu của ông trao tặng vào năm 1955, để kỷ niệm lễ tốt nghiệp Trường Giáo lý Chủ nhật tại Giáo hội Trưởng lão Đầu tiên ở Jamaica, New York, theo thông cáo báo chí từ ủy ban tổ chức lễ nhậm chức của ông Trump.

Cuốn sách Kinh Thánh này là phiên bản “Revised Standard Version” năm 1953, do công ty xuất bản Thomas Nelson & Sons tại New York phát hành. Tên của ông Trump được khắc nổi ở phần dưới bìa trước, và bên trong bìa có chữ ký của các quan chức nhà thờ, cùng dòng chữ ghi tên tổng thống và chi tiết ngày cuốn sách được trao tặng.

  • “Revised Standard Version” (Phiên bản Tiêu chuẩn Sửa đổi), là một bản dịch hiện đại hóa từ các bản Kinh Thánh trước đó, nhằm làm cho văn bản trở nên dễ hiểu hơn đối với người đọc thế kỷ 20. 

Ngoài cuốn Kinh Thánh mang ý nghĩa kỷ niệm này, ông Trump cũng sẽ sử dụng cuốn Kinh Thánh của cố Tổng thống Lincoln, lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1861 để Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ tuyên thệ nhậm chức.

Đội ngũ của ông Trump cho biết: “Cuốn sách bọc nhung màu đỏ thẫm này là một phần trong bộ sưu tập của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Nó chỉ được sử dụng ba lần [trong lịch sử], bao gồm bởi Tổng thống Obama trong cả hai lễ nhậm chức của ông và bởi ông Trump trong lễ nhậm chức đầu tiên vào năm 2017“.

Tổng thống Obama cũng đã tuyên thệ trên hai cuốn Kinh Thánh vào năm 2013, một cuốn thuộc sở hữu của Mục sư Martin Luther King Jr. và cuốn còn lại là cuốn Kinh Thánh của cố Tổng thống Lincoln, theo AP đưa tin.

Khi ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức trở thành Tổng thống thứ 47 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ tại phòng tròn Rotunda của Tòa nhà Quốc hội, nơi có bức tượng bán thân của Mục sư Martin Luther King Jr. Sự kiện này diễn ra đúng vào ngày lễ liên bang tưởng nhớ di sản của Mục sư Luther King.

Cập nhật lúc 14:57, 20/01/2025

Tổng thống Trump sẽ thực hiện hơn 200 hành động hành pháp vào ngày đầu tiên nhậm chức

Theo thông tin mà Fox News được biết, Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump sẽ ký nhiều sắc lệnh để thực hiện hơn 200 sắc hành động hành pháp vào Ngày nhậm chức. Đây là đợt ban hành sắc lệnh hành pháp lớn đầu tiên ưu tiên tập trung vào các vấn đề an ninh biên giới, năng lượng, giảm chi phí sinh hoạt cho các gia đình Mỹ, chấm dứt các chương trình DEI (Đa dạng – Công bằng – Hòa nhập) trên toàn chính phủ liên bang, và nhiều vấn đề khác.

Trump
Ông Trump tại Nhà Trắng tháng 12/2020. (Ảnh: Shealah Craighead/ Nhà Trắng)

Một quan chức cấp cao của chính quyền Trump thứ hai, người am hiểu về các hành động hành pháp này và được ủy quyền phát biểu với báo chí, đã tiết lộ với Fox News rằng vào ngày đầu tiên nhậm chức, Tổng thống Trump sẽ kết thúc chính sách “Bắt và Thả” của chính quyền Biden”; tạm dừng mọi hợp đồng cho thuê điện gió ngoài khơi; chấm dứt yêu cầu sản xuất xe điện; bãi bỏ Thỏa Thuận Xanh; rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris; và thực hiện một số bước quan trọng để khẳng định quyền kiểm soát của tổng thống đối với bộ máy hành chính liên bang.

Vị quan chức này cho biết, Tổng thống Trump sẽ ký nhiều sắc lệnh hành pháp “tổng hợp”, mà mỗi sắc lệnh sẽ bao gồm hàng chục hành động hành pháp quan trọng.

Vị quan chức này lưu ý với Fox News: “Tổng thống sẽ ban hành một loạt các sắc lệnh và hành động hành pháp mang tính lịch sử nhằm cải tổ cơ bản chính phủ Mỹ, bao gồm cả việc khôi phục hoàn toàn và toàn diện chủ quyền của Mỹ”. 

Vào ngày đầu tiên, vị tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở biên giới quốc gia; chỉ đạo quân đội Hoa Kỳ hợp tác với Bộ An ninh Nội địa Mỹ để đảm bảo an ninh toàn diện cho biên giới phía nam; và thiết lập ưu tiên quốc gia để loại bỏ tất cả băng đảng tội phạm đang hoạt động trên đất Mỹ.

Theo Fox News được biết, Tổng thống Trump sẽ đưa ra tuyên bố chính thức về việc đóng cửa biên giới đối với tất cả người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp.

Vị tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ cũng sẽ thành lập các lực lượng đặc nhiệm bảo vệ an ninh nội địa bao gồm các nhân viên từ FBI, ICE, CEA, và các cơ quan khác nhằm “xóa sổ hoàn toàn sự hiện diện của các băng đảng tội phạm”. 

Vị tổng thống Đảng Cộng hòa cũng sẽ chỉ đạo chỉ định các băng đảng tội phạm này là các tổ chức khủng bố nước ngoài. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các nhà chức trách mới hoàn thành nhiệm vụ an ninh nội địa do Tổng thống Trump đặt ra.

Theo Fox News được biết, Tổng thống Trump sẽ tái thiết lập chính sách “Ở lại Mexico” và chỉ đạo quân đội Mỹ xây dựng khu vực bức tường biên giới mới. Ông sẽ cấp thẩm quyền khẩn cấp để đình chỉ việc nhập cảnh của những người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp qua biên giới phía nam, và cho phép đưa những cá nhân bị bắt này “nhanh chóng trở về quốc gia ban đầu của họ”. 

Tổng thống Trump sẽ “giải phóng hoàn toàn” nguồn năng lượng của tiểu bang Alaska. Vị quan chức của ông Trump mô tả nguồn năng lượng này là rất cần thiết đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Vị quan chức cấp cao này nhấn mạnh với Fox News rằng sắc lệnh hành pháp về năng lượng này sẽ giải quyết “mọi chính sách năng lượng đơn lẻ”, và xử lý vấn đề khí đốt tự nhiên hóa lỏng, cảng, khai thác dầu đá phiến, đường ống, giấy phép và các vấn đề khác, đồng thời cũng chấm dứt các chính sách của Tổng thống Biden mà ông cho rằng “đã hạn chế nguồn cung năng lượng của Hoa Kỳ”. 

Vị quan chức này cũng cảnh báo, Tổng thống Trump sẽ cải tổ triệt để bộ máy hành chính liên bang bằng cách tái thiết lập quyền kiểm soát của tổng thống đối với lực lượng lao động liên bang chuyên nghiệp và nhà lãnh đạo Mỹ sẽ nói rõ với các nhân viên liên bang rằng họ có thể bị cách chức nếu không tuân thủ các chỉ thị hành pháp.

Vị tổng thống mới của Hoa Kỳ cũng sẽ ký một sắc lệnh hành pháp để tăng cường quyền kiểm soát của tổng thống đối với các quan chức chính phủ cấp cao và thực hiện đánh giá tuyển dụng mới dựa trên thành tích. Tổng thống Trump cũng sẽ có hành động để yêu cầu các nhân viên liên bang quay trở lại làm việc trực tiếp.

Vị quan chức này còn tiết lộ, Tổng thống Trump sẽ chấm dứt “việc vũ khí hóa chính phủ liên bang” và “khôi phục quyền tự do ngôn luận” cũng như “chấm dứt việc kiểm duyệt liên bang”. 

Vào ngày đầu tiên nhậm chức, Tổng thống Trump cũng sẽ đình chỉ quyền tiếp cận thông tin mật đối với 51 quan chức an ninh quốc gia đã “nói dối” về máy tính xách tay của anh Hunter Biden trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Ông Hunter Biden là con trai của Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden.

Nhà lãnh đạo mới của nước Mỹ cũng được dự đoán sẽ thiết lập các định nghĩa về giới tính sinh học; đổi tên một số địa điểm, chẳng hạn như Vịnh Mexico sẽ được đổi tên thành “Vịnh châu Mỹ”..vv..

Cũng vào ngày đầu tiên, Tổng thống Trump cũng sẽ chấm dứt tất cả các chương trình Đa dạng, Công bằng, và Hòa nhập (DEI) trên toàn chính phủ liên bang.

Theo vị quan chức này, Tổng thống Trump cũng sẽ thiết lập quy định tạm thời ngừng tuyển dụng mới do Bộ Hiệu quả Chính phủ đề xuất, đồng thời giành lại quyền kiểm soát đối với ngân sách viện trợ nước ngoài và ngân sách dành cho các tổ chức phi chính phủ (NGO).

Vị quan chức này lưu ý với Fox News rằng, “ông ấy [Tổng thống Trump] đang tái khẳng định quyền kiểm soát mạnh mẽ đối với Cơ quan Hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ”. 

Để giảm chi phí sinh hoạt cho các gia đình Mỹ, Tổng thống Trump sẽ ký một thông tri của tổng thống chỉ đạo tất cả các cơ quan và ban ngành hủy bỏ tất cả các hành động liên bang làm tăng chi phí cho các gia đình và người tiêu dùng Mỹ. Vị quan chức cấp cao này nhấn mạnh với Fox News rằng đây sẽ là sự khởi đầu cho “nỗ lực giảm bớt các quy định pháp lý không cần thiết mang tính lịch sử” trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump.

Vị quan chức này bày tỏ với Fox News: “Đây là làn sóng [hành động hành pháp] đầu tiên quy mô lớn, lập kỷ lục, chưa từng có. Thậm chí sau làn sóng này, vẫn còn một loạt [các hành động hành pháp khác] đang xếp hàng để tiếp tục khôi phục nước Mỹ”.  

Vị quan chức này tiếp tục: “Đây là danh sách các hành động hành pháp rộng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, tất cả đều được dẫn dắt bởi cam kết không ngừng nghỉ nhằm thực hiện lời hứa được đưa ra trong chiến dịch vận động tranh cử”. 

Vị quan chức này giải thích với Fox News rằng “mọi thứ” mà cử tri bỏ phiếu “đang được chuyển thành chính sách điều hành”. 

Vị quan chức này cảnh báo: “Có một lượng lớn lực lượng lao động liên bang đã và đang thực hiện các mục tiêu của mình gây tổn hại cho người dân Mỹ, và [khi]Tổng thống Trump nắm quyền chỉ huy, sẽ yêu cầu bạn phục vụ người dân Mỹ và chỉ người dân Mỹ. Điều này nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng,  lạm dụng, đồng thời tái tập trung chính phủ vào các nghĩa vụ cơ bản phục vụ người dân Mỹ”. 

Các quan chức chính quyền Trump sắp nhậm chức nói với Fox News rằng chủ đề bao trùm trong các hành động Ngày Đầu tiên của Tổng Thống Trump là “thực hiện lời hứa, giữ lời hứa”. 

Phát biểu với Fox News, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt của chính quyền Trump thứ hai bày tỏ: “Ngay khi Tổng thống Trump đặt tay lên Kinh Thánh và tuyên thệ trung thành với Hiến pháp Hoa Kỳ, Thời kỳ Hoàng kim của nước Mỹ sẽ bắt đầu. Người dân Mỹ sẽ có một lãnh đạo thực hiện những lời hứa mà ông ấy đã đưa ra nhằm khôi phục sự vĩ đại của đất nước chúng ta”. 

Hôm Chủ nhật (19/1), vị tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ đã xem trước một trong những sắc lệnh hành pháp Ngày Đầu tiên của ông liên quan đến ứng dụng chia sẻ video phổ biến TikTok. Ứng dụng này đã buộc phải ngừng hoạt động tại Hoa Kỳ sau phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.

Tổng thống Trump tiết lộ, ông sẽ ký một sắc lệnh vào thứ Hai (20/1) nhằm “kéo dài thời gian trước khi lệnh cấm của luật có hiệu lực, để chúng ta có thể thực hiện một thỏa thuận nhằm bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta”. Tổng thống còn cho biết, sắc lệnh này sẽ xác nhận rằng “sẽ không có trách nhiệm pháp lý nào đối với bất kỳ công ty nào đã giúp đỡ TikTok không bị đóng cửa trước sắc lệnh của tôi”. 

TikTok hiện đã khôi phục hoạt động tại Mỹ từ trưa Chủ Nhật (19/1) sau khi có tuyên bố nêu trên của Tổng thống đắc cử Trump. Một quan chức của chính quyền Trump thứ hai mô tả  làn sóng hành động hành pháp trong Ngày Đầu tiên của Tổng thống Trump là “gây sốc và kinh ngạc ở quy mô chưa từng thấy trước nay”.

Cập nhật lúc 09:58, 21/01/2025

Lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump: Ai tham dự và ai vắng mặt?

Các cựu tổng thống, chính trị gia, lãnh đạo các tập đoàn công nghệ, các nguyên thủ quốc gia và nhiều nhân vật quan trọng khác sẽ tề tựu tại Washington, D.C vào thứ Hai (20/1) để tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump – trong khi một số nhân vật chủ chốt khác lại quyết định không xuất hiện tại sự kiện này.

Trump 18 1
Tổng thống đắc cử Donald Trump bước lên sân khấu trong buổi lễ chào mừng chiến thắng tại Capital One Arena vào ngày 19 tháng 1 năm 2025 tại Washington, DC. Ông Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 1. (Ảnh: Anna Moneymaker/Getty Images)

Theo truyền thống, hầu hết các tổng thống Hoa Kỳ mãn nhiệm đều tham dự lễ nhậm chức của tổng thống kế nhiệm tại Nhà Trắng. Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden từng tuyên bố với mạng lưới MeidasTouch vào tháng 12/2024 rằng ông sẽ tham dự lễ nhậm chức thứ hai của ông Trump – mặc dù ông Trump không tham dự lễ nhậm chức của ông Biden cách đây bốn năm. Ngoài ra, Nhà Trắng cũng xác nhận rằng Đệ nhất Phu nhân Jill Biden cũng sẽ có mặt.

Không chỉ vậy, cả ba cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama đều xác nhận sẽ tham gia các hoạt động của lễ nhậm chức, theo tin từ AP. Hai cựu đệ nhất phu nhân Laura Bush và Hillary Clinton, cũng sẽ đồng hành cùng các phu quân của mình tham dự sự kiện quan trọng này.

Tuy nhiên, một số nhân vật nổi bật thuộc Đảng Dân chủ sẽ không xuất hiện tại lễ nhậm chức của ông Trump. Cựu Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama và cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Đảng Dân chủ, California) trong tuần này đã tuyên bố rằng họ sẽ không tham dự sự kiện tại Washington D.C vào ngày 20/1. 

Người phát ngôn của gia đình Obama không cung cấp thêm thông tin cho AP về lý do tại sao bà Michelle Obama vắng mặt. Cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama cũng không tham dự lễ tang của cựu Tổng thống Jimmy Carter hồi đầu tháng này.

Tương tự, các lãnh đạo tập đoàn công nghệ như Giám đốc điều hành Tesla và SpaceX Elon Musk, Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos, Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg và Giám đốc điều hành TikTok Shou Chew sẽ có mặt. Họ sẽ ngồi ở vị trí VIP, ngay phía trước lễ đài cùng các khách mời đặc biệt khác. 

Một nguồn tin quen thuộc với kế hoạch này nói với Fox News rằng ông Chew đã nhận được lời mời chính thức từ Ủy ban Lễ Nhậm Chức. Tờ New York Times đã đưa tin đầu tiên về sự hiện diện của ông Chew tại sự kiện.

Tổng thống đắc cử Trump cũng gửi lời mời đến nhiều nguyên thủ quốc gia – bao gồm cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Thư ký báo chí sắp nhậm chức của Nhà Trắng, bà Karoline Leavitt, từng chia sẻ trên chương trình “Fox & Friends” vào tháng Mười Hai năm ngoái rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận được lời mời sau khi ông Trump bày tỏ rằng ông “rất hân hạnh [nếu được đón tiếp]” Chủ tịch Trung Quốc tham dự lễ nhậm chức.

Đây là một minh chứng cho cách Tổng thống Trump tạo ra cuộc đối thoại cởi mở với các lãnh đạo từ những quốc gia không chỉ là đồng minh mà còn là đối thủ và [thậm chí] đối thủ cạnh tranh của chúng ta. Điều này đã từng xảy ra trong nhiệm kỳ [Trump] đầu tiên. Ông ấy [Trump] sẵn sàng đối thoại với bất kỳ ai và sẽ luôn đặt lợi ích của Hoa Kỳ lên hàng đầu“, bà Leavitt nói. 

Mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không tham dự, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Sáu (17/1) thông báo rằng Phó Chủ tịch Trung Quốc Hàn Chính sẽ đại diện đến Washington D.C để tham dự sự kiện này.

Tờ AP cũng đưa tin rằng ông Trump đã mời ông Javier Milei, Tổng thống Argentina, và ông Nayib Bukele, Tổng thống El Salvador. Tương tự, đài CBS lần đầu tiên đưa tin rằng Thủ tướng Hungary Viktor Orbán cũng được mời tham dự, nhưng truyền thông Hungary cho biết ông Orbán sẽ không tới Hoa Kỳ lần này, theo Politico.

Trong khi đó, ông Milei dự kiến sẽ tham gia, cùng với Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, cũng theo Politico.

Sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia tại lễ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ là điều hiếm thấy. Theo các tài liệu lịch sử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trước đây chưa từng có nguyên thủ quốc gia nào tham dự lễ nhậm chức tại Hoa Kỳ.

Các tiết mục âm nhạc sẽ do nhạc sĩ Carrie Underwood, nhóm Village People và ca sĩ Lee Greenwood biểu diễn cũng được sắp xếp trong lễ nhậm chức. Bà Underwood sẽ trình bày bài hát “America the Beautiful” trong lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump và Phó tổng thống JD Vance, theo người phát ngôn của Ủy ban Chuyển giao Trump chia sẻ với Fox News.

Ông Trump và phu nhân Melania Trump đã không tham dự lễ nhậm chức của ông Biden vào năm 2021. Một số tổng thống khác trong lịch sử cũng không tham dự lễ nhậm chức của tổng thống kế nhiệm. Sáu cựu tổng thống, kể từ thời Tổng thống John Adams, cũng đã từng bỏ qua các lễ nhậm chức của tổng thống kế nhiệm, theo Hiệp hội Lịch sử Nhà Trắng.

Cập nhật lúc 06:43, 20/01/2025

TikTok khôi phục dịch vụ tại Hoa Kỳ; cảm ơn ông Donald Trump

TikTok đã khôi phục dịch vụ cho người dùng tại Hoa Kỳ vào Chủ Nhật (19/1) sau một thời gian ngắn ngừng hoạt động. Động thái này của ứng dụng chia sẻ video ngắn thuộc sở hữu Trung Quốc được thực hiện sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ ban hành lệnh hành pháp tạm thời cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Hoa Kỳ bất chấp luật cấm do chính quyền tiền nhiệm ban hành.

TikTok Hoa Ky khoi phuc 19 1
TikTok đã khôi phục dịch vụ tại Hoa Kỳ sau khi có cam kết sẽ giải cứu từ Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Chúng tôi cảm ơn Tổng thống Trump đã cung cấp sự rõ ràng và đảm bảo cần thiết cho các nhà cung cấp dịch vụ của chúng tôi rằng họ sẽ không phải chịu bất kỳ hình phạt nào khi cung cấp TikTok cho hơn 170 triệu người Mỹ và cho phép hơn 7 triệu doanh nghiệp nhỏ phát triển mạnh“, TikTok cho biết trong một tuyên bố được đăng tải trên mạng xã hội X.

Đây là lập trường mạnh mẽ bảo vệ Tu chính án thứ nhất và chống lại sự kiểm duyệt tùy tiện. Chúng tôi sẽ làm việc với Tổng thống Trump để tìm ra giải pháp lâu dài giúp TikTok tiếp tục hoạt động tại Hoa Kỳ“, tuyên bố của TikTok cho biết thêm.

Tổng thống đắc cử Trump đã tuyên bố trước đó trên mạng xã hội Truth Social vào Chủ Nhật (19/1) rằng ông có kế hoạch ban hành lệnh hành pháp gia hạn thời gian để TikTok tuân thủ luật buộc công ty mẹ của mình, ByteDance, phải bán ứng dụng cho một thực thể của Hoa Kỳ hoặc phải đối mặt với lệnh cấm.

TikTok đã ngừng hoạt động tại Hoa Kỳ vào đêm thứ Bảy (18/1) nhưng bắt đầu mở dịch vụ trở lại vào khoảng giữa trưa Chủ Nhật (19/1).

Ông Trump đã nói vào thứ Bảy (18/1) rằng ông đang cân nhắc gia hạn 90 ngày cho TikTok.

Sau đó vào Chủ Nhật (19/1), ông viết trên Truth Social rằng: “Tôi yêu cầu các công ty không để TikTok tiếp tục tắt! Tôi sẽ ban hành lệnh hành pháp vào thứ Hai [20/1] để gia hạn thời gian trước khi lệnh cấm của luật có hiệu lực, để chúng ta có thể đạt được thỏa thuận bảo vệ an ninh quốc gia của mình. Lệnh này cũng sẽ xác nhận rằng sẽ không có trách nhiệm pháp lý nào đối với bất kỳ công ty nào giúp TikTok không tắt trước lệnh của tôi“.

Ông Trump cũng nói rằng người Mỹ “xứng đáng được chứng kiến ​​lễ nhậm chức đầy phấn khích của chúng ta vào thứ Hai” cũng như các sự kiện khác.

Tôi muốn Hoa Kỳ nắm giữ 50% quyền sở hữu trong một liên doanh. Bằng cách này, chúng ta sẽ cứu TikTok, giữ nó trong tay những người đáng tin cậy và cho phép nó phát triển. Nếu không có sự chấp thuận của Hoa Kỳ, sẽ không có Tik Tok. Với sự chấp thuận của chúng ta, nó có giá trị hàng trăm tỷ USD – có thể là hàng nghìn tỷ USD“, ông Trump cho biết thêm.

Tổng thống Joe Biden đã ký một đạo luật lưỡng đảng vào mùa xuân năm ngoái yêu cầu công ty mẹ của TikTok có trụ sở tại Trung Quốc, ByteDance, phải bán nền tảng này trước Chủ Nhật (19/1/2025), nếu không nền tảng này sẽ bị cấm tại Hoa Kỳ.

Thay vì tận dụng thời gian gia hạn chín tháng để bán TikTok cho một bên mua được chấp thuận, ByteDance cũng như TikTok đã khởi kiện.

Luật cấm này vào thứ Sáu (17/1) đã được Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết duy trì. Toà án cao nhất nước Mỹ chỉ ra những rủi ro về an ninh quốc gia do TikTok có liên quan đến chính quyền cộng sảnTrung Quốc.

Trước đó, ông Trump đã chỉ ra rằng ông phải “xem xét” lệnh cấm trước khi lựa chọn một hành động và rằng ông “rất có thể” sẽ gia hạn cho TikTok thêm 90 ngày kể từ thời hạn 19 tháng 1.

Theo luật, tổng thống đương nhiệm có thể gia hạn thời hạn thêm 90 ngày nếu việc bán đang diễn ra. ByteDance trước đây đã từ chối ý tưởng bán TikTok.

Trong một video được đăng vào thứ Sáu (17/1), Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew đã ca ngợi ông Trump vì “cam kết hợp tác với chúng tôi để tìm ra giải pháp giúp TikTok tiếp tục có mặt tại Hoa Kỳ. Đây là lập trường mạnh mẽ bảo vệ Tu chính án thứ nhất và chống lại sự kiểm duyệt tùy tiện“.

Ông Chew được cho là có quan hệ cá nhân khá tốt với ông Trump và theo nhiều phương tiện truyền thông, vị giám đốc điều hành TikTok này sẽ có mặt trong buổi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump vào ngày 20/1 tại Điện Capitol.

Hải Đăng (T/h)

Cập nhật lúc 06:27, 20/01/2025

Ông Donald Trump trở về Washington trước lễ nhậm chức bằng máy bay quân sự

Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ đến Washington D.C vào tối thứ Bảy (18/1, giờ địa phương) để chuẩn bị tham dự lễ nhậm chức đánh dấu sự trở lại nắm quyền đứng đầu chính phủ Hoa Kỳ.

Trump Melania Baron 18 1
Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump cùng phu nhân Melania Trump và con trai út Barron lên máy bay quân sự của chính phủ Hoa Kỳ tại Sân bay quốc tế Palm Beach ở West Palm Beach, Florida, vào ngày 18 tháng 1 năm 2025. (Ảnh: EVA MARIE UZCATEGUI/AFP via Getty Images)

Máy bay chở ông Trump trở lại Washington D.C là một chiếc chuyên cơ của Không quân Hoa Kỳ do Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden gửi đến nhà riêng của ông Trump ở Palm Beach, Florida. Phu nhân Melania, con gái Ivanka và con rể Jared sẽ đi cùng ông Trump trên chiếc máy bay này.

Đây là mẫu máy bay tương tự được gọi là Không lực Hai thường được dành cho phó tổng thống nhưng cũng được đệ nhất phu nhân, các thành viên nội các và các quan chức cấp cao khác của chính phủ Hoa Kỳ sử dụng.

Theo thông lệ, các tổng thống đắc cử sẽ sử dụng máy bay do chính phủ cung cấp như vậy để đến lễ nhậm chức, mặc dù ông Biden đã không được đón như vậy.

Ông Biden đã nhấn mạnh với các quan chức của mình rằng họ phải làm việc với nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump, một sự tương phản với lần chuyển giao quyền lực trước khi ông Trump từ chối tham dự lễ nhậm chức hoặc thừa nhận chiến thắng của ông Biden. Cho đến nay, ông Trump vẫn kiên định bảo vệ lập trường cho rằng cuộc bầu cử 2020 là gian lận.

Năm 2021, ông Biden đã có kế hoạch đến Washington D.C bằng tàu hỏa nhưng kế hoạch này đã bị hủy sau khi Sở Mật vụ nêu lên những lo ngại về an ninh vì trước đó hàng nghìn người ủng hộ ông Trump đã gây hỗn loạn tại Điện Capitol vào ngày 6 tháng 1 năm 2021.

Theo Reuters, chính quyền Trump khi đó đã không cung cấp máy bay và cuối cùng ông Biden đã đi máy bay riêng đến Washington D.C.

Những bức ảnh chụp khi ông Trump đến thủ đô để nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2017 cho thấy khi đó ông đã sử dụng một chiếc máy bay của Không quân Hoa Kỳ.

Ông Trump dự kiến sẽ ngay lập tức đến câu lạc bộ golf của ông ở Sterling, Virginia, ngoại ô Washington. Tại đây, đám đông khoảng 500 khách sẽ xem màn bắn pháo hoa và các buổi biểu diễn âm nhạc có sự góp mặt của Leo Days, một người bắt chước Elvis và Christopher Macchio.

Ông Trump dự kiến sẽ tổ chức một cuộc mít tinh với những người ủng hộ bên trong Capital One Arena ở trung tâm thành phố Washington D.C vào Chủ Nhật (19/1), đêm trước lễ nhậm chức của ông, cũng như một sự kiện khác tại đây sau lễ nhậm chức vào chiều Thứ Hai (20/1).

Dự báo cho thấy thời tiết tại Washington D.C sẽ giá lạnh vào Thứ Hai (20/1) và điều này đã thúc đẩy Tổng thống đắc cử Trump quyết định chuyển các buổi lễ nhậm chức từ mặt tiền phía tây mang tính biểu tượng của Điện Capitol Hoa Kỳ sang khu vực trong nhà tại Capitol Rotunda, và cuộc diễu hành xuống Đại lộ Pennsylvania đến Capital One Arena.

Ông Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức lúc 12 giờ trưa giờ địa phương ngày thứ Hai (20/1) và sau đó có bài phát biểu nhậm chức từ Capitol Rotunda bên trong Điện Capitol, một bài phát biểu thường định hình tầm nhìn cho nhiệm kỳ bốn năm mới của tổng thống.

Đây sẽ là lần đầu tiên kể từ lễ nhậm chức lần thứ hai của Tổng thống Ronald Reagan vào tháng 1 năm 1985, sự kiện lớn này được chuyển vào trong nhà.

Hải Đăng (T/h)

Cập nhật lúc 07:57, 19/01/2025

Ông Trump nói ông “rất có thể” sẽ ra lệnh trì hoãn cấm TikTok thêm 90 ngày

Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump nói trên truyền thông vào thứ Bảy (18/1) rằng sau khi ông nhậm chức vào thứ Hai (20/1) ông “rất có thể” sẽ gia hạn TikTok thêm 90 ngày để tránh lệnh cấm tiềm tàng. Tuyên bố của ông Trump được đưa ra vào thời điểm ứng dụng chia sẻ video ngắn của Trung Quốc có 170 triệu người dùng tại Hoa Kỳ này đang xôn xao với sự mong đợi hồi hộp trước khi buộc phải dừng hoạt động vào Chủ Nhật (19/1) theo luật đã được chính quyền Biden thông qua và Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ủng hộ.

TikTok 2
(Ảnh: Shutterstock)

Việc gia hạn thêm 90 ngày là điều rất có thể sẽ được thực hiện, vì nó phù hợp. Nếu tôi quyết định làm như vậy, tôi có thể sẽ công bố vào thứ Hai [20/1]“, ông Trump nói với đài NBC.

Vào thứ Sáu (17/1), TikTok đã đưa ra tuyên bố về “khả năng đóng cửa“, bày tỏ sự thất vọng trước việc Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ duy trì luật do lưỡng đảng hậu thuẫn cấm ứng dụng này hoạt động tại Hoa Kỳ trừ khi công ty mẹ do Trung Quốc sở hữu bán nó trước ngày Chủ Nhật (19/1).

Các tuyên bố được đưa ra hôm nay bởi cả Nhà Trắng của ông Biden và Bộ Tư pháp đã không cung cấp sự rõ ràng và đảm bảo cần thiết cho các nhà cung cấp dịch vụ đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì tính khả dụng của TikTok đối với hơn 170 triệu người Mỹ“, tuyên bố từ TikTok có đoạn viết.

Công ty truyền thông xã hội này đã kêu gọi chính quyền Biden đảm bảo rằng lệnh cấm sẽ không được thực thi, đồng thời nói thêm rằng TikTok sẽ “bị buộc phải đóng cửa” nếu Nhà Trắng không làm như vậy.

Nhà Trắng đã bác bác bỏ tuyên bố hôm thứ Sáu của TikTok, gọi đó là trò hề, đồng thời nhắc lại vào thứ Bảy (18/1) rằng chính quyền Trump mới phải hành động. Phản ứng này của Nhà Trắng làm tăng khả năng đóng cửa TikTok vào Chủ Nhật (19/1).

Chúng tôi không thấy lý do gì để TikTok hoặc các công ty khác hành động trong vài ngày tới trước khi chính quyền Trump nhậm chức vào thứ Hai [20/1]“, thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết trong một tuyên bố.

Hôm thứ Sáu (17/1), đại sứ quán Trung Quốc tại Washington D.C đã cáo buộc Hoa Kỳ sử dụng quyền lực nhà nước không công bằng để ngăn chặn TikTok. “Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình“, một phát ngôn viên của đại sứ quán Trung Quốc cho hay.

Người dùng trên ứng dụng TikTok tại Hoa Kỳ đã bắt đầu gửi lời tạm biệt, một số người tự quay cảnh mình đang quằn quại điên cuồng hoặc chia sẻ những bí mật cuối cùng với những người theo dõi kênh cá nhân của họ trước lệnh cấm.

Nhà đầu tư “Shark Tank” Kevin O’Leary đã đưa ra lời đề nghị mua ứng dụng TikTOk tại Hoa Kỳ bằng tiền mặt trị giá 20 tỷ USD.

Có lý do khiến Quốc hội đưa lệnh này ra trước Tối cao Pháp viện. Có lý do khiến họ [toà án] ra phán quyết có lợi cho nó [Quốc hội]. Không đáng để mạo hiểm. Vì vậy, giải pháp rõ ràng là bán nó cho một tổ chức của Mỹ theo lệnh“, ông O’Leary nói.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Trump ám chỉ rằng ông đang cân nhắc giúp duy trì TikTok tại Hoa Kỳ. Tháng trước, ông Trump thừa nhận rằng ông có “cảm tình ấm áp” dành cho TikTok sau khi sử dụng ứng dụng này trong chiến dịch tranh cử tổng thống 2024.

Thư ký báo chí Nhà Trắng sắp tới của Tổng thống Trump, bà Karoline Leavitt trả lời phỏng vấn chương trình “Maria Bartiromo’s Wall Street” của đài FOX vào thứ Sáu (17/1) rằng: “Ông [Trump] đã nhiều lần nói rằng ông ấy tin TikTok là ứng dụng mà hàng chục triệu người Mỹ đang thể hiện quyền Tu chính án thứ nhất của mình và chính phủ liên bang không thể bác bỏ quyền Tu chính án thứ nhất và vi phạm quyền hiến định của hàng chục triệu người Mỹ đang tự do thể hiện bản thân trên ứng dụng này“.

Với những điều đã nói, tất nhiên kết quả tốt nhất cho tất cả mọi người là một công ty Mỹ sở hữu ứng dụng này“, bà Leavitt nói thêm.

TikTok, ứng dụng đã gây bão trên internet trong đại dịch COVID-19, đã trở thành chủ đề gây tranh cãi do công ty mẹ của ứng dụng này có mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc. Các nhà lập pháp ở cả hai đảng của Quốc hội Hoa Kỳ đều bày tỏ lo ngại rằng ứng dụng này có thể bị lợi dụng hoặc được sử dụng để thu thập lượng lớn dữ liệu người dùng.

Tính đến thời điểm bài viết này được đăng tải, ByteDance – công ty mẹ của TikTok – vẫn chưa có động thái rõ ràng về việc thoái vốn và họ chỉ còn thời hạn đến nửa đêm thứ Bảy (18/1, giờ Hoa Kỳ) để bán nền tảng này.

Sự không chắc chắn về tương lai của TikTik đã khiến người dùng tại Hoa Kỳ – chủ yếu là những người trẻ tuổi – phải vội vã tìm đến các giải pháp thay thế, bao gồm cả ứng dụng RedNote có trụ sở tại Trung Quốc. Các đối thủ của TikTok là Meta và Snap cũng chứng kiến cổ phiếu của họ tăng trong tháng này trước lệnh cấm, vì các nhà đầu tư đặt cược vào lượng người dùng và tiền quảng cáo mới đổ vào.

Các công ty tiếp thị phụ thuộc vào TikTok đã nhanh chóng chuẩn bị các kế hoạch dự phòng trong tuần này trong khoảnh khắc mà một giám đốc điều hành mô tả là “bùng cháy” sau nhiều tháng vẫn hy vọng rằng sẽ có giải pháp để TikTok tiếp tục hoạt động.

Hải Đăng (T/h)

Cập nhật lúc 07:03, 19/01/2025

Phái đoàn Đài Loan sẽ mang ‘lời chúc phúc tốt đẹp nhất’ đến lễ nhậm chức của ông Trump

Hôm thứ Bảy (18/1), trưởng đoàn đại biểu Đài Loan tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào tuần tới cho biết rằng ông sẽ đến đó để gửi “lời chúc phúc tốt đẹp nhất” của đảo quốc này tới Hoa Kỳ.

quan hệ Mỹ Dài Loan hợp tác thương mại Hoa Kỳ Dài Loan 1828249766
Hoa Kỳ và Đài Loan lên kế hoạch tăng cường hợp tác kinh tế thương mại và lên án hành động đe dọa của Bắc Kinh. (Ảnh minh họa: Maksym Kapliuk/Shutterstock)

Đài Loan đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính quyền Trump đầu tiên, bao gồm cả việc hợp thức hóa các giao dịch bán vũ khí, động thái vẫn được tiếp tục dưới thời Tổng thống Joe Biden. Nhưng tổng thống đắc cử Trump đã làm Đài Loan lo lắng trong chiến dịch tranh cử khi kêu gọi quốc gia này phải trả tiền để được bảo vệ.

Chủ tịch quốc hội Đài Loan Hàn Quốc Du (Han Kuo-yu), một thành viên cấp cao của đảng đối lập Quốc Dân Đảng và đã không thành công trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, cho biết tại sân bay Đào Viên trước khi lên đường đến Washington rằng nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài cũng đang trên đường đến đây mặc dù có nguy cơ tuyết rơi dày.

“Toàn bộ các thành viên trong phái đoàn của chúng tôi cũng sẽ mang nhiệt huyết này đến Hoa Kỳ để đại diện cho 23 triệu người dân của chúng tôi, và chúng tôi xin gửi lời chúc phúc tốt đẹp nhất tới nhóm tổng thống Hoa Kỳ và người dân Hoa Kỳ”, ông Hàn nói. 

Ông Hàn đi cùng với một phái đoàn liên đảng gồm bảy nhà lập pháp khác.

Trong khi đó, phái đoàn Trung Quốc tới dự lễ nhậm chức của Tổng thống Trump sẽ do Phó Chủ tịch nước Hàn Chính (Han Zheng) dẫn đầu. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã điện đàm với ông Trump hôm thứ Sáu (17/1) thảo luận về nhiều vấn đề hai bên cùng quan tâm bao gồm cả Đài Loan.

Đảng của ông Hàn theo truyền thống ủng hộ quan hệ chặt chẽ và đối thoại với Trung Quốc, nhưng phủ nhận việc ủng hộ Bắc Kinh.

Hoa Kỳ, giống như hầu hết các quốc gia khác, không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng có nghĩa vụ pháp lý phải cung cấp cho hòn đảo này các phương tiện để tự vệ.

Trung Quốc đã tăng cường áp lực quân sự đối với Đài Loan trong năm năm qua và từ chối đàm phán với Tổng thống Lại Thanh Đức (Lai Ching-te), gọi ông là “phần tử ly khai”. Ông Lại bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và Trung Quốc đã từ chối lời đề nghị đàm phán của ông.

Trong cuộc họp vào cuối ngày thứ Sáu (17/1) với ông Mike Pence, phó tổng thống trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, ông Lại cho biết trước những lời đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan và việc Bắc Kinh trở nên thân thiện với các quốc gia như Nga, các nền dân chủ cần phải hợp tác với nhau.

“Tôi tin rằng khi quan hệ đối tác giữa Đài Loan và Hoa Kỳ trở nên mạnh mẽ hơn, sức mạnh duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới cũng sẽ mạnh mẽ hơn”, ông Lại nói với ông Pence.

Cập nhật lúc 06:27, 19/01/2025

Hãng tin Bloomberg: Đội ngũ của ông Trump lập lộ trình nới lỏng chế tài Nga

Các cố vấn của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump hiện đang phát triển một chiến lược thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine. Chiến lược này, theo tờ Bloomberg đưa tin vào thứ Năm (16/1) trích dẫn từ các nguồn tin thân cận với kế hoạch của ông Trump, có thể bao gồm việc nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Moskva.

241107PutinTrump
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (phải), Hội nghị G20 tại Osaka, Nhật Bản, 2019 (ảnh lấy từ mạng xã hội)

Chỉ mới tuần trước, Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã ban hành một loạt lệnh trừng phạt “toàn diện” mới đối với Moskva, nhắm vào hai nhà sản xuất dầu khí lớn của Nga — Gazprom Neft và Surgutneftegaz— cùng các tổ chức liên quan, cũng như 183 tàu thuyền vận chuyển dầu thô của Nga. Các biện pháp trừng phạt này đã khiến giá dầu toàn cầu tăng vọt; những hợp đồng dầu thô Brent tương lai đã tăng gần 5 USD mỗi thùng kể từ khi các biện pháp trừng phạt được công bố.

  • Brent là tên gọi của một loại dầu thô được khai thác từ vùng Biển Bắc (North Sea), ngoài ra Brent cũng được sử dụng như một chuẩn mực giá (benchmark) quan trọng cho thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Theo các nguồn tin của tờ Bloomberg, đội ngũ của tổng thống đắc cử Trump đang cân nhắc hai hướng tiếp cận chính liên quan đến các biện pháp trừng phạt trong tương lai.

Trong kịch bản đầu tiên, nếu Washington nhận thấy cuộc chiến tranh Nga-Ukraine có thể sớm được giải quyết, một số biện pháp nới lỏng trừng phạt giới hạn có thể được áp dụng đối với các công ty dầu khí Nga như một động thái thể hiện thiện chí đối với Moskva. Ngược lại, kịch bản thứ hai đề xuất quyết định áp dụng lập trường quyết liệt hơn bằng cách tăng cường các biện pháp hạn chế nhằm gia tăng thêm áp lực lên Moskva và gia tăng lợi thế của Hoa Kỳ trong các cuộc đàm phán.

Theo hãng tin này, ý tưởng nới lỏng trừng phạt đối với Moskva có thể bao gồm việc nâng mức trần giá dầu Nga vượt hơn giới hạn hiện tại là 60 USD mỗi thùng. Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn có thể liên quan đến việc tăng cường các lệnh trừng phạt thứ cấp hoặc áp đặt các biện pháp đối với những tàu thuyền bị cáo buộc vận chuyển dầu của Nga.

Các nguồn tin của Bloomberg lưu ý rằng những kế hoạch này vẫn đang trong giai đoạn sơ khởi và sẽ phụ thuộc vào quyết định của chính ông Trump.

Moskva đã kịch liệt lên án các lệnh trừng phạt mới nhất của chính quyền Biden. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov đã gọi những lệnh trừng phạt này là “phi pháp”, đồng thời cảnh báo rằng những lệnh trừng phạt này có thể khiến thị trường năng lượng toàn cầu bất ổn. Đáp lại động thái của Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng cho rằng di sản của Tổng thống Biden sắp mãn nhiệm sẽ được định hình bởi “mớ hỗn độn” mà ông ta đã để lại.

Trong khi đó, ông Trump cho biết một cuộc họp giữa ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đang được lên kế hoạch, và Moskva cũng bày tỏ sẵn sàng đối thoại với nhà lãnh đạo tương lai của Hoa Kỳ.

Thiên Vân

Cập nhật lúc 14:45, 18/01/2025

Ông Trump chưa đưa ra quyết định về việc cấm TikTok tại Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết “trong tương lai không xa” ông sẽ đưa ra quyết định về việc có nên ban hành lệnh cấm TikTok tại Hoa Kỳ hay không, sau khi Tòa án Tối cao ra phán quyết duy trì luật chặn ứng dụng này nếu công ty mẹ của TikTok tại Trung Quốc không bán công ty ở Hoa Kỳ cho bên thứ ba trước Chủ Nhật (19/1).

Donald Trump 24 2 2024
Ông Donald Trump phát biểu tại một sự kiện tranh cử tại trung tâm hội nghị National Harbor, Maryland, Hoa Kỳ vào ngày 24 tháng 2 năm 2024. (Ảnh: Jonah Elkowitz/Shutterstock)

Trong phán quyết được công bố hôm thứ Sáu (17/1), toàn bộ chín thẩm phán của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đều đồng ý rằng Quốc hội không vi phạm Hiến pháp về quyền tự do ngôn luận khi ra lệnh công ty mẹ tại Trung Quốc phải thoái vốn tại TikTok ở Hoa Kỳ nếu không ứng dụng này sẽ bị cấm hoạt động.

“Không còn nghi ngờ gì nữa, đối với hơn 170 triệu người Mỹ, TikTok cung cấp một phương tiện biểu đạt, phương tiện tham gia và nguồn cộng đồng đặc biệt và rộng lớn. Nhưng Quốc hội đã xác định rằng việc thoái vốn là cần thiết để giải quyết các mối lo ngại về an ninh quốc gia được hỗ trợ tốt của mình liên quan đến các hoạt động thu thập dữ liệu của TikTok và mối quan hệ với đối thủ nước ngoài”, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ cho biết, ám chỉ đến mối đe dọa được cho là từ Trung Quốc.

Trong khi lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, một quan chức Nhà Trắng đã nói với nhiều hãng thông tấn Hoa Kỳ hôm thứ Sáu (17/1) rằng quyết định cuối cùng sẽ dành cho ông Trump, tổng thống đắc cử sẽ nhậm chức vào thứ Hai (20/1).

“Quyết định của Tối cao Pháp viện đã được dự đoán, và mọi người phải tôn trọng quyết định đó”, ông Trump viết trên mạng xã hội Truth Social hôm thứ Sáu (17/1). “Quyết định của tôi về TikTok sẽ được đưa ra trong tương lai không xa, nhưng tôi phải có thời gian để xem xét tình hình. Hãy theo dõi!” ông Trump viết thêm. 

Ông Trump – là người cho rằng ứng dụng TikTok đã giúp ông giành được phiếu bầu của giới trẻ vào tháng Mười Một – đang cân nhắc ban hành lệnh hành pháp nhằm trì hoãn lệnh cấm có hiệu lực, tờ Washington Post đưa tin hôm thứ Tư (15/11). 

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Trump đã nỗ lực cấm TikTok, viện dẫn rủi ro an ninh quốc gia do quyền sở hữu của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong chiến dịch tranh cử tổng thống 2024, ông đã thay đổi lập trường, tuyên bố rằng: “Đối với tất cả những ai muốn cứu TikTok ở Mỹ, hãy bỏ phiếu cho Trump. Phía bên kia đang đóng cửa nó, nhưng giờ tôi là một ngôi sao lớn trên TikTok”. 

TikTok đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc chia sẻ dữ liệu người dùng với chính quyền Trung Quốc. Bình luận về lệnh cấm TikTok hiện tại đối với nhân viên chính phủ tại Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cáo buộc Hoa Kỳ “lạm dụng quyền lực nhà nước để đàn áp các công ty nước ngoài”.

Ông Trump được cho là đã gặp CEO TikTok Châu Thụ Tư (Shou Zi Chew) tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông ở Florida hồi tháng trước. Ông Châu sẽ tham dự lễ nhậm chức của ông Trump vào thứ Hai. Phía Trung Quốc cũng đã xác nhận Phó Chủ tịch Hàn Chính (Han Zheng) sẽ tới Washington D.C trong ngày ông Trump nhậm chức. 

Hân Nhi 

Cập nhật lúc 14:33, 18/01/2025

Ông Trump và ông Tập điện đàm về TikTok, thương mại và Đài Loan

Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thảo luận về các vấn đề bao gồm TikTok, thương mại và Đài Loan trong một cuộc điện đàm vào ngày thứ Sáu (17/1). Lần điện đàm này diễn ra chỉ vài ngày trước khi ông Trump chính thức nhậm chức lần thứ hai với cam kết áp đặt đòn bẩy thuế quan lên hàng hóa của Trung Quốc, điều có thể gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

chiến tranh thương mại
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Bloomberg)

Cả hai nhà lãnh đạo đều tỏ ra lạc quan về cuộc điện đàm, trong đó ông Trump gọi đó là “một cuộc trò chuyện [rất tích cực]” và ông Tập cho biết cả hai đều hy vọng bang giao Hoa Kỳ – Trung Quốc có một khởi đầu tích cực, theo bản tin từ đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV.

Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai bên kể từ khi ông Trump đắc cử vào tháng 11/2024. Bang giao Hoa Kỳ – Trung Quốc hiện đối mặt với hàng loạt thách thức lớn về cả mặt ngoại giao lẫn kinh tế.

Cũng trong ngày thứ Sáu (17/1), Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã giữ nguyên phán quyết yêu cầu công ty mẹ của TikTok, ByteDance, phải bán tài sản của TikTok tại Hoa Kỳ cho một bên mua không thuộc Trung Quốc trước hôm Chủ Nhật (19/1), nếu không ứng dụng này sẽ bị cấm hoạt động viện dẫn những lo ngại an ninh quốc gia.

Cuộc điện đàm [mang lại nhiều lợi ích] tốt đẹp cho cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tôi kỳ vọng rằng chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết nhiều vấn đề, và bắt đầu ngay lập tức. Chúng tôi đã thảo luận về vấn đề cân bằng thương mại, vấn đề Fentanyl, TikTok, và nhiều chủ đề khác. Chủ tịch Tập và tôi sẽ làm mọi thứ có thể để biến thế giới trở nên hòa bình và an toàn hơn!”, ông Trump viết trên mạng xã hội Truth Social.

Ông Tập bày tỏ mối quan ngại của Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh khẳng định là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, và ông Tập hy vọng Hoa Kỳ sẽ xử lý vấn đề này một cách thận trọng.

“Vấn đề Đài Loan liên quan đến chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, và ông ấy [Chủ tịch Tập] hy vọng phía Hoa Kỳ sẽ xử lý một cách cẩn trọng”, theo CCTV.

Ông Tập cho rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể tồn tại những bất đồng, nhưng cần tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau, đồng thời nhấn mạnh rằng quan hệ thương mại giữa hai bên có thể mang lại lợi ích song phương mà không cần phải xảy ra đối đầu hay xung đột. Quan điểm này phản ánh lập trường nhất quán mà ông Tập từng đưa ra trong nhiệm kỳ Trump đầu tiên. 

Trong nhiệm kỳ Trump đầu tiên, ông Trump đã mạnh mẽ ủng hộ Đài Loan, bao gồm việc đẩy mạnh các thương vụ mua bán vũ khí thường xuyên hơn. Tuy nhiên, trong chiến dịch tranh cử vào năm ngoái, ông Trump cho rằng Đài Loan nên trả tiền cho Hoa Kỳ để được bảo vệ.

Tổng thống đắc cử thuộc Đảng Cộng hòa dự định sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách thương mại cứng rắn hơn nữa trong nhiệm kỳ Trump thứ hai. Ông Trump cam kết áp đặt mức thuế quan 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ và 60% đối với các hàng hóa từ Trung Quốc.

Ông Trump cho biết vào ngày 6 tháng 1 rằng ông và ông Tập đã liên lạc thông qua các đại diện và bày tỏ sự lạc quan về mối quan hệ giữa hai bên.

Cập nhật lúc 07:49, 18/01/2025

Danh sách khách mời dự lễ nhậm chức của ông Trump có nhiều tỷ phú công nghệ

Danh sách khách mời tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump vào ngày 20 tháng 1 sẽ có một số tỷ phú có ảnh hưởng nhất nước Mỹ như Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg của Meta và nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos, Giám đốc điều hành Tesla, SpaceX Elon Musk v.v… Điều này báo hiệu một sự thay đổi lập trường chính trị mạnh mẽ của những nhà lãnh đạo công nghệ lớn nhất.

Bezos Musk
Hai tỷ phú Jeff Bezos (trái) và Elon Musk. (Ảnh ghép từ Getty Images)

Mặc dù Thung lũng Silicon theo truyền thống có khuynh hướng thiên tả mạnh mẽ, nhưng phần lớn đã chuyển sang ủng hộ Tổng thống đắc cử Trump sau cuộc bầu cử tháng Mười Một năm ngoái. Vị tổng thống sắp nhậm chức của Hoa Kỳ đã tích lũy được một quỹ nhậm chức kỷ lục với các khoản tài trợ đáng kể từ các giám đốc điều hành của các hãng công nghệ hàng đầu. 

Những người đứng đầu các tập đoàn công nghệ như Google, OpenAl, Apple, Uber, và Microsoft đã chi hàng triệu đô la để tài trợ cho các sự kiện tại lễ nhậm chức của Tổng thống Trump, bao gồm các cuộc diễu hành và các bữa tiệc hào nhoáng. 

Một số nhà lãnh đạo công nghệ nổi tiếng đã đến thăm khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Palm Beach, tiểu bang Florida của Tổng thống Trump trong những tháng qua.

Tuần trước, Tổng thống Trump tự hào tuyên bố trên mạng xã hội Truth Social: “Jeff Bezos đã đến. Bill Gates đã đến. Mark Zuckerberg đã đến. Nhiều người trong số họ đã đến nhiều lần. Các chủ ngân hàng tất cả đều đã đến. Mọi người đang đến”. 

Động thái này thể hiện sự thay đổi quan trọng ở các tập đoàn công nghệ lớn (Big Tech). Trước đây, phần lớn các tập đoàn này đã áp đặt lệnh cấm tạm thời đối với các tài khoản của Tổng thống Trump trên các nền tảng mạng xã hội của họ vào năm 2020 sau sự kiện hỗn loạn tại Điện Capitol ở thủ đô Washington D.C vào ngày 6 tháng 1 năm 2021. Tuy nhiên gần đây, các tập đoàn này cũng lên tiếng chỉ trích chính quyền Biden nhiều hơn, bày tỏ sự không hài lòng với nỗ lực giám sát, kiểm duyệt ngôn luận của Nhà Trắng.

CEO Mark Zuckerberg của Meta

Sau mối quan hệ bất đồng kéo dài, tỷ phú Zuckerberg đã nỗ lực đáng kể để lấy lòng Tổng thống đắc cử Trump, chẳng hạn gần đây nhà lãnh đạo Meta đã hủy bỏ những chính sách cấp tiến của tập đoàn.

Tỷ phú Zuckerberg gần đây đã nói với người dẫn chương trình podcast Joe Rogan rằng ông đã quá mệt mỏi với những yếu tố “vô tính về mặt văn hóa” của các tập đoàn Mỹ và cho biết công ty của ông sẽ ủng hộ “năng lượng nam tính” trong tương lai.

Cuộc trò chuyện giữa ông Zuckerberg và ông Rogan diễn ra cùng ngày tập đoàn Meta chấm dứt các chương trình đa dạng, công bằng, và hòa nhập (DEI), một quyết định phù hợp với nhiều công ty Mỹ khác.

Quyết định nêu trên của Meta bao gồm lệnh loại bỏ băng vệ sinh khỏi nhà vệ sinh nam. Gã khổng lồ công nghệ này được cho là sẽ hủy bỏ các chủ đề tùy chỉnh chuyển giới và phi nhị phân giới khỏi ứng dụng Messenger và sẽ thay đổi chính sách “Hành vi đáng ghét” để cho phép chỉ trích bản sắc giới tính.

Meta cũng thông báo chấm dứt chính sách kiểm tra thực tế gây tranh cãi của mình. CEO Zuckerberg tuyên bố: “Đã đến lúc chúng ta phải quay lại nguồn gốc tự do ngôn luận trên Facebook và Instagram”. Các công cụ kiểm tra thực tế sẽ được thay thế bằng Ghi chú Cộng đồng “tương tự như X”. 

Sau khi nghe được tin tức này, Tổng thống Trump đã nhấn mạnh với đài Fox News rằng Meta đã “đạt được rất nhiều tiến bộ”. 

Đáng chú ý, CEO Dana White của UFC, một đồng minh của Tổng thống Trump, đã tham gia hội đồng quản trị của Meta vào tuần trước.

Tỷ phú Zuckerberg đã đến thăm khu nghỉ dưỡng giải trí Mar-a-Lago của Tổng thống đắc cử Trump ở thành phố Palm Beach thuộc tiểu bang Florida vào tháng Mười Một năm ngoái. Ông cũng tài trợ 1 triệu đô la cho quỹ tổ chức lễ nhậm chức của ông Trump. 

Hồi tháng Bảy, nhà lãnh đạo Meta đã ca ngợi phản ứng mạnh mẽ của ông Trump khi đứng lên giơ nắm đấm lên trời sau khi bị đạn bắn sượt tai trong vụ ám sát hụt vào ngày 13/7 tại cuộc vận động tranh cử ở thành phố Butler, tiểu bang Pennsylvania.

Phát biểu với đài Bloomberg chỉ vài ngày sau vụ ám sát hụt này, tỷ phú Zuckerberg bày tỏ sự thán phục: “Nhìn thấy [cựu Tổng thống] Donald Trump đứng dậy sau khi bị bắn vào mặt và giơ nắm đấm lên trời với lá cờ Mỹ là một trong những điều gan dạ nhất mà tôi từng thấy trong đời”. 

Nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos

Tỷ phú Bezos sẽ ngồi ở trung tâm phía trước bục nhậm chức cùng với các khách  mời VIP và các giám đốc điều hành công nghệ khác như tỷ phú Zuckerberg của Meta, tỷ phú Elon Musk – chủ sở hữu của nền tảng X, và CEO Shou Zi Chew của TikTok.

Tỷ phú Bezos, chủ sở hữu tờ Washington Post, có mối hiềm khích với ông Trump trong quá khứ, thường là vì cách tờ báo này đưa tin về vị tổng thống của Đảng Cộng hòa.

Tỷ phú Bezos đã vấp phải sự phản ứng dữ dội từ cả nhân viên và người đăng ký khi ông quyết định hủy bỏ sự tán thành dự định của tờ báo cánh tả này đối với Phó Tổng thống Đảng Dân chủ Kamala Harris vài ngày trước khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 diễn ra.

Tỷ phú Bezos đã bác bỏ những chỉ trích, cho rằng ông không muốn tờ báo của mình tán thành Phó Tổng thống Harris bởi vì ông Trump có thể ôm giữ mối ác cảm đối với các công ty của ông. Vị tỷ phú này thậm chí còn tuyên bố rằng ông thích những gì ông nhìn thấy từ Tổng thống Trump kể từ khi vị đề cử viên của Đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11/2024.

Hồi tháng Mười Hai, tỷ phú Bezos bày tỏ: “Tôi rất lạc quan rằng Tổng thống Trump nghiêm túc với chương trình nghị sự pháp lý của ông ấy và tôi nghĩ rằng ông ấy có cơ hội tốt để thành công. Ông ấy dường như rất quyết tâm trong việc cắt giảm các quy định pháp lý, và quan điểm của tôi là, nếu tôi có thể giúp ông ấy làm điều đó, thì tôi sẽ giúp ông ấy”. 

Cũng trong tháng Mười Hai, tỷ phú Bezos đã ngồi ăn tối với Tổng thống đắc cử Trump. Theo tờ The Washington Post, tỷ phú Musk cũng xuất hiện tại bữa tối đó và mô tả đây là một “cuộc trò chuyện tuyệt vời”. 

Tỷ phú Musk và tỷ phú Bezos đều cạnh tranh giành các hợp đồng của NASA cho các công ty hàng không vũ trụ của họ, SpaceX và Blue Origin. Tỷ phú Bezos, nhà sáng lập kiêm chủ tịch của tập đoàn Amazon, là người giàu thứ hai trên thế giới, với tài sản ròng là 233,1 tỷ đô la.

Công ty của tỷ phú Bezos đã tài trợ 1 triệu đô la cho quỹ tổ chức lễ nhậm chức của Tổng thống Trump.

CEO Shou Zi Chew của TikTok

Ông Chew được dự đoán sẽ nhận lời mời của Tổng thống đắc cử Trump đến tham gia lễ nhậm chức của vị tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Trump vào ngày 20/1, một ngày sau khi TikTok dự định ngừng hoạt động tại Hoa Kỳ.

Theo tờ Washington Post, Tổng thống đắc cử Trump hiện đang cân nhắc ban hành một lệnh hành pháp để đình chỉ việc thực thi luật yêu cầu công ty ByteDance thuộc sở hữu của Trung Quốc thoái vốn khỏi TikTok trong thời gian 60 đến 90 ngày kể từ ngày luật được ban hành, hạn chót là ngày 19/1, nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm TikTok hoạt động tại Hoa Kỳ. Lệnh hành pháp dự kiến của ông Trump sau khi nhậm chức sẽ giúp ByteDance có thêm thời gian để đàm phán bán TikTok hoặc thực hiện một số giải pháp khác.

Việc Tổng thống Trump bảo vệ TikTok cho thấy sự đảo ngược với quan điểm của ông vào năm 2020, khi đó ông đã cố gắng ngăn chặn ứng dụng chia sẻ video này hoạt động ở Hoa Kỳ và buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok, bán ứng dụng này cho một công ty Mỹ.

Tháng trước, Tổng thống đắc cử Trump bày tỏ: “Tôi có cảm tình khá tốt với TikTok”. Vị tổng thống sắp nhậm chức của Hoa Kỳ hiện có hơn 14 triệu người theo dõi trên ứng dụng này. Hồi tháng Mười Hai năm ngoái, Tổng thống đắc cử Trump đã gặp ông Chew tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago. 

Trích dẫn các nguồn tin ẩn danh am hiểu vấn đề này, Tạp chí Phố Wall (Wall Street Journal) đưa tin, CEO Chew của TikTok đã hơn một lần liên hệ với tỷ phú Musk, chủ sở hữu của nền tảng mạng xã hội X, để hỏi ông ấy về chính quyền mới và chính sách công nghệ tiềm năng của Tổng thống Trump.

Trong các phiên trần trước Quốc hội Mỹ vào đầu năm 2024, các nhà lập pháp đã chất vấn gay gắt vị giám đốc điều hành của TikTok. Các nhà lập pháp viện dẫn mối quan ngại về việc Trung Quốc có thể sử dụng ứng dụng này để tải xuống dữ liệu người dùng Mỹ hoặc đẩy một số nội dung do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn đến người dùng Mỹ.

CEO Sundar Pichai của Google

Giám đốc điều hành Sundar Pichai của Google và Alphabet dự kiến sẽ tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Trump, một người am hiểu vấn đề này đã tiết lộ với hãng tin Reuters hôm thứ Tư (15/1).

Google là một trong những công ty đã tài trợ 1 triệu đô la cho quỹ tổ chức lễ nhậm chức của ông Trump. Số tiền tài trợ này cao hơn nhiều so với số tiền 285.000 đô la mà công ty này đã tài trợ cho các lễ nhậm chức vào năm 2016 và năm 2020.

Google, hiện đang phải đối mặt với hai vụ kiện chống độc quyền nổi tiếng do Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra, có thể đang cố gắng giành được sự ủng hộ của Tổng thống Trump.

Một số nhà lập pháp Mỹ đã đặc biệt chỉ ra các chính sách kiểm duyệt nội dung của Google và YouTube (cả hai đều thuộc sở hữu của tập đoàn Alphabet), khi cho rằng cả hai công ty này đều có khả năng ra lệnh kiểm duyệt thông tin mà người Mỹ nhìn thấy hàng ngày.

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ted Cruz, chủ tịch mới của Ủy ban Thương mại Thượng viện Mỹ, gần đây đã lưu ý với tờ Politico: “Google hiện vẫn là tác nhân lớn nhất và tác động kiểm duyệt ngôn luận của họ là rất lớn”. 

Tại Hội nghị thượng đỉnh DealBook do tờ New York Times tổ chức vào ngày 4/12/2024, ông Pichai nhận định rằng chính quyền sắp nhậm chức sẽ tạo ra một “cơ hội thực sự” để mở rộng cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI).

Ông Pichai lưu ý: “Chúng ta có thể xây dựng mọi thứ với tốc độ đó. Tôi nghĩ rằng có những lĩnh vực thực sự mà tôi nghĩ ông ấy [Tổng thống Trump] đang nghĩ đến và quyết tâm tạo ra sự khác biệt. Vì vậy, hy vọng rằng chúng ta có thể đạt được tiến triển ở đó”. 

CEO Sam Altman của OpenAI

Trong một thông báo bằng văn bản, Giám đốc điều hành Sam Altman của OpenAI tuyên bố: “Tổng thống Trump sẽ lãnh đạo đất nước chúng ta tiến vào kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, và tôi mong muốn hỗ trợ những nỗ lực của ông ấy để đảm bảo rằng nước Mỹ luôn dẫn đầu”. 

Tỷ phú Altman đã cam kết tài trợ cá nhân 1 triệu đô la cho ủy ban tổ chức lễ nhậm chức của Tổng thống Trump, thay vì tài trợ trực tiếp từ OpenAI.

Phát biểu trong chương trình “Fox News Sunday” của đài Fox News vào tháng Mười Hai năm ngoái, doanh nhân Altman, người đã cách mạng hóa ngành trí tuệ nhân tạo với việc tạo ra ChatGPT, bày tỏ rằng ông rất mong được hợp tác chính quyền Trump thứ hai. Ông nhấn mạnh điều “siêu quan trọng” là Hoa Kỳ và các đồng minh phải dẫn đầu về cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển trí tuệ nhân tạo tiên tiến, đặc biệt là trong cuộc đua công nghệ với Trung Quốc.

OpenAi gần đây đã công bố bản thiết kế kinh tế cho ngành trí tuệ nhân tạo mà công ty này hy vọng sẽ được chính quyền và Quốc hội mới chấp nhận.

Vào thứ Năm (17/1), tỷ phú Altman sẽ cùng với một nhóm các nhà lãnh đạo ngành công nghệ và các nhà đầu tư mạo hiểm tham dự bữa tối trước lễ nhậm chức của Tổng thống Trump ở Washington D.C. 

OpenAI đã xác nhận với Fox News, giống như các nhà lãnh đạo công nghệ khác, tỷ phú Altman cũng sẽ bỏ qua Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ để tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Trump.

CEO Tim Cook của Apple

Giám đốc điều hành Tim Cook của Apple đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Tổng thống Trump trong những năm qua. Nhà lãnh đạo Apple thường xuyên gọi điện cho Tổng thống Trump khi ông còn đương chức và tham gia vào các cuộc họp của Hội đồng Tư vấn Chính sách Lực lượng lao động của chính quyền Trump thứ nhất.

Tỷ phú Cook đã tặng Tổng thống Trump một trong những chiếc Mac Pro đầu tiên được sản xuất tại cơ sở mới của Apple ở Hoa Kỳ vào năm 2019 sau khi Tổng thống Trump miễn thuế cho Apple ảnh hưởng đến hành nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hồi tháng Mười năm ngoái, Tổng thống Trump nhận định rằng tỷ phú Cook giỏi hơn ông Steve Jobs ở vị trí giám điều hành Apple và tập đoàn này sẽ “gần như không thành công như hiện tại” nếu nhà lãnh đạo công nghệ quá cố này vẫn là gương mặt đại diện của Apple.

Tỷ phú Cook, người có mối quan hệ thân thiện hơn với Tổng thống Trump so với một số nhà lãnh đạo công nghệ khác như tỷ phú Bezos của Amazon trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, đã nhanh chóng lên tiếng ca ngợi ông Trump sau khi vị đề cử viên của Đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng Mười Một.

Tháng trước, phát biểu trong chương trình “PBD Podcast”, Tổng thống đắc cử Trump đã cảnh báo rằng ông sẽ không để các nhà quản lý châu Âu “lợi dụng các công ty của chúng ta” sau khi ông cho biết, tỷ phú Cook đã gọi điện cho ông thông báo rằng Apple đã bị phạt 2 tỷ đô la vì ứng dụng Apple Store không cho phép cạnh tranh.

Tỷ phú Cook là một trong những nhà lãnh đạo công nghệ đến thăm Tổng thống Trump tại khu nghỉ dưỡng ở Florida vào tháng trước. 

Doanh nhân công nghệ David Sacks

Tháng trước, trong một động thái khiến nhiều người trong ngành tiền điện tử ở Hoa Kỳ ngạc nhiên, Tổng thống đắc cử Trump thông báo bổ nhiệm doanh nhân công nghệ Thung lũng Silicon David Sacks làm “người chỉ huy” phụ trách lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và tiền điện tử của Nhà Trắng.

Tỷ phú sacks, 52 tuổi, là một giám đốc điều hành công nghệ, nhà đầu tư mạo hiểm, và là người dẫn chương trình podcast. Ông đã kiếm tiền bằng cách phát triển một số công ty công nghệ thành công, bao gồm PayPal và Yammer, dịch vụ mạng xã hội nơi làm việc mà ông đã bán cho Microsoft vào năm 2012 với giá 1,2 tỷ đô la.

Tỷ phú Sacks là bạn thân và là đồng minh của Giám đốc điều hành Elon Musk của Tesla. Tỷ phú Musk là cố vấn cấp cao của vị tổng thống đắc cử Mỹ, người đã lắng nghe ông về nhiều vấn đề, bao gồm cả việc ra quyết định cho các vị trí chủ chốt trong chính quyền mới. Tỷ phú Sacks cũng thân thiện với Phó Tổng thống đắc cử J.D. Vance và là nhà đầu tư ban đầu vào công ty đầu tư mạo hiểm Narya Capital của ông Vance.

Theo Tổng thống đắc cử Trump, Tỷ phú Sacks sẽ chịu trách nhiệm giúp đỡ xây dựng khung pháp lý cho ngành tiền điện tử trị giá 3 nghìn tỷ đô la và lãnh đạo Hội đồng Cố vấn Khoa học và Công nghệ của Tổng thống, đây là nhóm chuyên gia chuyên tư vấn cho Nhà Trắng về chính sách liên quan đến công nghệ và đổi mới. 

CEO Elon Musk của SpaceX, Tesla, X

Cho đến nay, tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu SpaceX, Tesla, và nền tảng X, là nhà lãnh đạo ngành công nghệ thân cận nhất với Tổng thống Trump. Ông đã tán thành ông Trump vào tháng Bảy sau khi vị đề cử viên của Đảng Cộng hòa này bị ám sát hụt. Kể từ đó, ông thường xuất hiện bên cạnh ông Trump trong các cuộc vận động tranh cử.

Tỷ phú Musk, nhà lãnh đạo công nghệ bộc trực nhất, đã tài trợ khoảng 250 triệu đô la cho các hoạt động ủng hộ Trump để giúp ông thắng cử.

Tổng thống đắc cử Trump gần đây đã đứng về phía tỷ phú Musk trong bối cảnh xảy ra cuộc tranh luận giữa những người ủng hộ phong trào MAGA về vấn đề nhập cư và vị trí của người lao động nước ngoài trong thị trường lao động Mỹ.

Tháng trước, tỷ phú Musk và tỷ phú Vivek Ramaswamy, hai nhân vật được Tổng thống đắc cử Trump đề cử lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE), đều lập luận rằng văn hóa Mỹ chưa coi trọng giáo dục đủ mức, nên các công ty công nghệ như SpaceX và Tesla của tỷ phú Musk cần phải nhận lao động nước ngoài tay nghề cao.

Theo tờ New York Times, tỷ phú Musk có thể chiếm không gian trong Tòa nhà Văn phòng Điều hành Eisenhower ngay cạnh Cánh Tây của Nhà Trắng như một phần của trụ sở DOGE. Cánh tây là nơi tập trung phần lớn không gian văn phòng dành cho các nhân viên Nhà Trắng.

Sau khi có tin tức cho rằng Tổng thống Trump ngày càng khó chịu với sự xuất hiện liên tục gây chú ý của tỷ phú Musk, cựu trợ lý Nhà Trắng Hogan Gidley khẳng định với đài Fox News rằng đó chỉ là tin đồn.

Cập nhật lúc 22:20, 17/01/2025

Sắc lệnh hành pháp là gì và ông Trump có thể sử dụng chúng như thế nào?

Tổng thống đắc cử của Đảng Cộng hòa Donald Trump đã cam kết sẽ tái định hình chính sách của Hoa Kỳ bằng hàng loạt sắc lệnh hành pháp chỉ trong vòng vài giờ sau khi ông Trump chính thức nhậm chức vào tuần tới. 

Trump
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tham dự các cuộc tranh luận kết thúc trong phiên tòa xét xử gian lận dân sự tại Tòa án Tối cao Bang New York vào ngày 11 tháng 1 năm 2024 tại Thành phố New York. Bộ trưởng Tư pháp New York Letitia James đã khởi kiện đòi bồi thường 370 triệu USD. (Ảnh: Shannon Stapleton-Pool/Getty Images)

Dưới đây là những điều cần biết về những gì tổng thống có thể và không thể làm thông qua sắc lệnh hành pháp: 

Sắc lệnh hành pháp là gì?

Sắc lệnh hành pháp là một mệnh lệnh được tổng thống ban hành đơn phương và có hiệu lực pháp lý tương đương luật pháp.

Một số sắc lệnh nổi bật mà ông Trump đã ban hành trong nhiệm kỳ Trump đầu tiên bao gồm: lệnh cấm nhập cảnh đối với các quốc gia Hồi giáo và sắc lệnh mở rộng việc cho thuê vùng biển để khai thác dầu khí.

Trong nhiệm kỳ Trump đầu tiên, ông Trump đã ký tổng cộng 220 sắc lệnh hành pháp – nhiều hơn bất kỳ tổng thống nào trong một nhiệm kỳ bốn năm kể từ thời ông Jimmy Carter. Tổng thống Joe Biden, tính đến hôm thứ Hai (13/1), đã ban hành 155 sắc lệnh hành pháp.

Sắc lệnh hành pháp có thể có hiệu lực nhanh chóng đến mức nào?

Ngay khi tổng thống đặt bút ký kết một sắc lệnh hành pháp, sắc lệnh hành pháp đó có thể có hiệu lực ngay lập tức hoặc phải chờ đợi vài tháng, tùy thuộc vào việc sắc lệnh có yêu cầu hành động chính thức từ các cơ quan liên bang hay không.

Ví dụ, lệnh cấm nhập cảnh từ các quốc gia Hồi giáo của ông Trump có hiệu lực ngay lập tức vì lệnh cấm viện dẫn một đạo luật liên bang năm 1952, cho phép tổng thống cấm “bất kỳ nhóm người nước ngoài nào” nếu được coi là gây hại cho Hoa Kỳ.

Các sắc lệnh khác yêu cầu các cơ quan liên bang thực hiện. Chẳng hạn, Tổng thống Biden đã ra lệnh cho các cơ quan y tế bảo đảm quyền tiếp cận dịch vụ phá thai sau khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ cho phép các tiểu bang cấm điều này. Tuy nhiên, sắc lệnh này không có hiệu lực ngay lập tức, mà các cơ quan trong những tháng tiếp theo phải thông qua quy trình lập quy định như thường lệ, ví dụ ban hành quy định để bảo vệ quyền riêng tư của những người sử dụng dịch vụ phá thai.

Quyền ban hành sắc lệnh hành pháp đến từ đâu?

Mặc dù phạm vi quyền lực của tổng thống trong việc ban hành sắc lệnh hành pháp vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng các chuyên gia pháp lý đồng ý rằng quyền này đến từ Điều II của Hiến pháp Hoa Kỳ, điều khoản này quy định tổng thống là tổng tư lệnh quân đội và là người đứng đầu nhánh hành pháp của chính phủ, hoặc đến từ các quyền được Quốc hội giao phó cụ thể.

Các đạo luật do Quốc hội thông qua thường ủy quyền cho các cơ quan liên bang ban hành quy định, mà các cơ quan này lại phải báo cáo trực tiếp cho tổng thống. Nhiều sắc lệnh hành pháp chỉ đạo các cơ quan này thực hiện hoặc ban hành quy định nhằm đạt được các mục tiêu nhất định, và vì thế hoạt động như một tuyên bố chính sách của tổng thống.

Tổng thống không thể làm gì thông qua sắc lệnh hành pháp?

Tổng thống không thể tự ý ban hành luật mới vượt ngoài phạm vi quyền lực được Hiến pháp hoặc Quốc hội giao phó chỉ bằng việc ban hành sắc lệnh hành pháp.

Nếu sắc lệnh hành pháp yêu cầu các cơ quan thực hiện, bất kỳ quy định nào được ban hành bởi các cơ quan đó cũng phải tuân thủ Đạo luật Thủ tục Hành chính Liên bang, trong đó yêu cầu các cơ quan phải lấy ý kiến công chúng và cấm các quy định mang tính “tùy tiện và độc đoán“.

Ngoài ra, các quy định của cơ quan không được vi phạm các quyền cơ bản được Hiến pháp bảo vệ, chẳng hạn như quyền xét xử công bằng và bảo đảm bình đẳng trước pháp luật, hoặc vi phạm các đạo luật đã được Quốc hội thông qua.

Các tòa án có thể ngăn chặn sắc lệnh hành pháp hay không?

Các sắc lệnh hành pháp có thể bị thách thức tại tòa án và đã các sắc lệnh sẽ bị ngăn chặn khi chúng được ban hành vượt quá thẩm quyền của tổng thống.

Vào năm 2017, một thẩm phán đã ngăn chặn sắc lệnh của Tổng thống Trump nhằm giữ lại ngân sách liên bang khỏi các thành phố trú ẩn không tuân thủ chính sách nhập cư của ông. Thẩm phán cho rằng tổng thống không thể áp đặt điều kiện mới lên ngân sách đã được Quốc hội phê duyệt.

Vào năm 2023, một tòa án phúc thẩm liên bang đã chặn sắc lệnh của Tổng thống Biden yêu cầu các nhân viên liên bang phải tiêm vắc-xin COVID-19. Toà án cho rằng sắc lệnh này vượt quá quyền hạn của tổng thống khi cách can thiệp vào các quyết định y tế cá nhân.

Tuy nhiên, tòa án cũng thường ủng hộ quyền ban hành sắc lệnh hành pháp của tổng thống. Ví dụ, vào năm 2018, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã duy trì hiệu lực lệnh cấm nhập cảnh đối với các quốc gia Hồi giáo của Tổng thống Trump.

Thiên Vân

Cập nhật lúc 09:50, 17/01/2025

Tổng thống đắc cử Trump tiết lộ kiểu người mà ông không muốn thuê

Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông không quan tâm đến những người đã làm việc cùng hoặc được ủng hộ bởi những cá nhân mắc “Hội chứng rối loạn Trump”. 

Trump New York 28 10
Cựu Tổng thống Donald Trump phát biểu tại buổi tập trung vận động tranh cử tại Madison Square Garden, Thành Phố New York, Hoa Kỳ vào ngày 27 tháng 10 năm 2024. (Ảnh: Madison Square Garden)

Vài ngày trước lễ nhậm chức vào 20/1, Tổng thống đắc cử Trump tuyên bố trong bài đăng trên Truth Social rằng chính quyền mới đã tuyển dụng hơn 1.000 người làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ.

Ông cũng chỉ ra rằng những cá nhân từng làm việc cùng hoặc được “những người mắc Hội chứng Rối loạn Trump” hậu thuẫn không phải là ứng viên lý tưởng.

Ông Trump đã nêu tên cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley, cựu Phó Tổng thống Mike Pence và những người khác. Ông lưu ý rằng những người từng làm việc cùng hoặc được những cá nhân đó tán thành không nên được coi là ứng cử cho công việc trong chính quyền Trump thứ hai. 

“Tính đến hôm nay, Chính quyền Trump sắp nhậm chức đã tuyển dụng hơn 1.000 người cho Chính phủ Hoa Kỳ. Họ xuất sắc về mọi mặt, và bạn sẽ thấy thành quả lao động của họ trong những năm tới. Chúng ta sẽ LÀM CHO NƯỚC MỸ VĨ ĐẠI TRỞ LẠI, và điều đó sẽ xảy ra rất nhanh chóng!” ông Trump viết trên Truth Social hôm thứ Năm (16/1). 

“Để tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức, chúng tôi khuyên quý vị không nên gửi hoặc giới thiệu cho chúng tôi những người đã từng làm việc cùng hoặc được tổ chức Americans for No Prosperity (do Charles Koch đứng đầu), “Đần như Đá” John Bolton, ‘Kẻ ngốc’ Nikki Haley, Mike Pence, những kẻ hiếu chiến phản bội như Dick Cheney và cô con gái tâm thần của ông ta là Liz, Mitt Romney, Paul Ryan, Tướng(?) Mark Milley, James Mattis, Mark Yesper hoặc bất kỳ người nào khác đang mắc phải Hội chứng rối loạn Trump, thường được gọi là TDS. Cảm ơn quý vị đã quan tâm đến vấn đề này!” ông viết. 

Bà Haley và ông Pence đều từng tham gia cuộc đua giành đề cử tổng thống của Đảng Cộng hòa trong kỳ bầu cử 2024 vừa qua, nhưng cuối cùng cả hai đều bỏ cuộc. Trong khi bà Haley sau đó tuyên bố tán thành ông Trump, thì ông Pence không lên tiếng.

Bà Liz Cheney, một trong 10 thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã bỏ phiếu luận tội ông Trump sau vụ hỗn loạn ở Điện Capitol ngày 6/1/2021, đã là người chỉ trích ông Trump dữ dội trong nhiều năm qua. Năm ngoái, bà Liz đã ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris và tham gia vận động tranh cử cùng với ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ này. 

Vào năm ngoái, ông Ryan, cựu chủ tịch Hạ viện, đã nói với Yahoo Finance rằng ông sẽ không bỏ phiếu cho ông Trump, nhưng dự định sẽ bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa, như ông đã làm lần trước.

Ông Romney là một trong bảy thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà đã bỏ phiếu kết tội ông Trump sau cuộc luận tội của Hạ viện năm 2021. Năm 2020, ông Romney đã bỏ phiếu kết tội một trong hai điều khoản luận tội mà Hạ viện áp dụng đối với ông Trump vào cuối năm 2019. Ông Romney đã tuyên bố vào năm ngoái rằng ông sẽ không bỏ phiếu cho Trump vào năm 2024. Trước đó, thượng nghị sĩ này cũng xác nhận đã không bỏ phiếu cho ông Trump vào năm 2016 và 2020. 

Ông Bolton là người nhiều lần công khai chỉ trích ông Trump. Vào năm ngoái, ông Bolton đã phát biểu trên chương trình “HARDtalk” của BBC rằng ông không nghĩ các ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ 2024 đủ tiêu chuẩn để làm tổng thống và ông sẽ không bỏ phiếu cho bất kỳ ai.

Cập nhật lúc 09:26, 17/01/2025

Washington Post: Tổng thống đắc cử Trump cân nhắc lệnh hành pháp để ‘cứu TikTok’

Theo tờ The Washington Post, Tổng thống đắc cử Donald Trump đang cân nhắc ban hành lệnh hành pháp để trì hoãn việc thực thi luật của Hoa Kỳ yêu cầu phải bán hoặc đóng cửa TikTok. Động thái này của ông Trump có khả năng mang lại sự miễn trừ tạm thời cho nền tảng truyền thông xã hội phổ biến do người Trung Quốc sở hữu này.

TikTok
(Ảnh minh họa: Salarko/ Shutterstock)

Đạo luật do Tổng thống Joe Biden ký năm 2024 yêu cầu ByteDance, công ty mẹ của TikTok tại Trung Quốc, phải thoái vốn khỏi hoạt động tại Hoa Kỳ trước ngày 19/1/2025. Nếu không tuân thủ, TikTok sẽ bị xóa khỏi các kho ứng dụng của Hoa Kỳ và mất quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng thiết yếu, về cơ bản là chấm dứt hoạt động tại quốc gia này.

Tờ Washington Post đưa tin hôm thứ Tư (14/1), trích dẫn hai nguồn tin mật về vấn đề này, rằng ông Trump được cho là đang “suy nghĩ cách để cứu vãn tình hình”, bao gồm cả việc ban hành lệnh hành pháp có thể gia hạn thời hạn tuân thủ thêm 60 đến 90 ngày, cho phép các bên có thời gian đàm phán thêm.

TikTok đã vạch ra một kế hoạch “hoạt động ngầm” dành cho 170 triệu người dùng Hoa Kỳ vào Chủ Nhật (19/1). Theo những người trong cuộc ẩn danh được Reuters trích dẫn, ứng dụng sẽ chào đón người dùng Hoa Kỳ bằng một thông báo bật lên giải thích về lệnh cấm và cung cấp tùy chọn tải xuống dữ liệu của họ. Hành động này sẽ vượt quá các yêu cầu của luật, cho phép người dùng hiện tại tiếp tục sử dụng ứng dụng mà không cần tải về mới.

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ vẫn chưa đưa ra phán quyết về đơn kháng cáo của TikTok chống lại luật do chính quyền Biden ban hành. Trong các cuộc tranh luận gần đây, các thẩm phán dường như ưu tiên các mối lo ngại về an ninh quốc gia hơn là các tác động tiềm ẩn của quyền tự do ngôn luận.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Trump đã cố gắng cấm TikTok, viện dẫn các rủi ro an ninh quốc gia do ứng dụng này thuộc sở hữu của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong chiến dịch tranh cử tổng thống vừa qua, ông Trump đã thay đổi lập trường, tuyên bố rằng: “Đối với tất cả những ai muốn cứu lấy TikTok ở Mỹ, hãy bỏ phiếu cho ông Trump. Phía bên kia đang đóng cửa ứng dụng này, nhưng giờ tôi là một ngôi sao lớn trên TikTok.”

Vào tháng Mười Hai năm ngoái, ông Trump được cho là đã gặp CEO TikTok Châu Thụ Tư (Shou Zi Chew) tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở Florida, tiếp tục báo hiệu sự thay đổi trong lập trường của tổng thống đắc cử Hoa Kỳ đối với nền tảng này. Theo Fox News, ông Châu Thụ Tư cũng đã được mời tự dự lễ nhậm chức của ông Trump tại Washington D.C vào ngày 20 tháng 1. 

Nhóm luật sư của ông Trump cũng đã yêu cầu Tối cao Pháp viện dừng việc thực hiện lệnh cấm, tìm kiếm thêm thời gian để theo đuổi giải pháp chính trị.

Hân Nhi 

Cập nhật lúc 06:29, 17/01/2025

Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump thông báo sẽ thành lập Sở Thuế vụ Quốc ngoại

Hôm thứ Ba (151/) Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo kế hoạch thành lập một cơ quan mới có tên gọi “Sở Thuế vụ Quốc ngoại” để thu tiền từ các quốc gia nước ngoài nợ Hoa Kỳ.

Trump 22 12 2024
Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu tại sự kiện AmericaFest 2024 thường niên của Turning Point tại Thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona, vào ngày 22 tháng 12 năm 2024. (Ảnh: OSH EDELSON/AFP via Getty Images)

Trong một bài đăng trên nền tảng Truth Social, ông Trump lưu ý: “Trong thời gian quá dài, chúng ta đã dựa vào việc đánh thuế Người dân Vĩ đại của mình bằng cách sử Sở Thuế vụ Nội địa (IRS)”. 

Vị tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ tuyên bố: “Thông qua các hiệp định Thương mại mềm yếu và yếu ớt đến mức thảm hại, nền kinh tế Mỹ đã mang lại sự tăng trưởng và thịnh vượng cho Thế giới, trong khi lại tự đánh thuế mình. Đã đến lúc phải thay đổi điều đó. Hôm nay tôi thông báo rằng tôi sẽ thành lập SỞ THUẾ VỤ QUỐC NGOẠI để thu Thuế quan, Thuế và tất cả khoản thuế đến từ các nguồn Nước ngoài”. 

Ông tiếp tục: “Chúng ta sẽ bắt đầu tính phí những người kiếm tiền từ chúng ta thông qua Thương mại và CUỐI CÙNG họ sẽ bắt đầu trả đúng phần của họ. Ngày 20/1/2025 sẽ là ngày ra đời của Sở Thuế vụ Quốc ngoại. LÀM NƯỚC MỸ VĨ ĐẠI TRỞ LẠI!

Tuần trước, trong cuộc họp báo tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của mình ở tiểu bang Florida, Tổng thống đắc cử Trump đã hứa sẽ áp dụng “thuế quan đáng kể” đối với Mexico và Canada nếu hai quốc gia này không ngăn chặn thỏa đáng dòng ma túy và người di cư qua biên giới của họ vào Hoa Kỳ. Vị tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ cam kết sẽ mở ra “một thời kỳ hoàng kim cho nước Mỹ”.  Đồng thời ông lưu ý rằng Hoa Kỳ có quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên mà “không ai khác có được”. 

Trong quá trình vận động tranh cử, ông Trump đã đề xuất áp dụng thuế quan tối thiểu 10% đến 20% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu và 60% trở lên đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Tháng trước, ông đã đe dọa sẽ áp đặt mức thuế quan toàn diện 25% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Canada và Mexico, có hiệu lực từ ngày đầu tiên ông nhậm chức. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ chính quyền Trump thứ hai sẽ hiện thực hóa các kế hoạch của mình như thế nào.

Hôm thứ Ba (15/1), Bloomberg đưa tin rằng nhóm chuyển giao của Tổng thống đắc cử Trump đang nghiên cứu cách tăng dần thuế quan hàng tháng bằng cách sử dụng quyền hành pháp được cấp theo Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế.  Một lựa chọn được cho là đã được cân nhắc là tăng mức thuế quan dần dần khoảng 2% đến 5% mỗi tháng đối với các đối tác thương mại với mục tiêu bù đắp cho bất kỳ hậu quả lạm phát nào.

Trích dẫn các nguồn tin am hiểu vấn đề này, Bloomberg đưa tin, ông Scott Bessent, ông Kevin Hassett và ông Stephen Miran, ba nhân vật được Tổng thống Trump đề cử làm bộ trưởng tài chính, giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia, và lãnh đạo Hội đồng Cố vấn Kinh tế, đang chủ trì quá trình phát triển chiến lược thuế quan.

Trong khi đó, đài CBS lưu ý rằng các cơ quan liên bang chuyên thu thuế quan đã tồn tại sẵn rồi. Thuế quan được Bộ Thương mại và Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ thiết lập, nhưng việc thu thuế và thực thi chủ yếu là do Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ thực hiện. Các khoản thu này sau đó được gửi vào Quỹ Chung của Hoa Kỳ.

Tổng thống đắc cử Trump cũng đề xuất mức thuế quan nặng nề đối với Trung Quốc để buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm cho cáo buộc vận chuyển ma túy bất hợp pháp vào Hoa Kỳ.

Vị tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ cũng đe dọa rằng Liên minh châu Âu phải mua thêm dầu và khí đốt của Mỹ, nếu không sẽ phải chịu “THUẾ QUAN hoàn toàn!

Cập nhật lúc 14:04, 16/01/2025

Cả ông Biden và ông Trump đều tuyên bố về thoả thuận ngừng bắn Israel-Hamas

Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump của Hoa Kỳ hôm thứ Tư (15/1) đều tuyên bố rằng Israel và Hamas đã đạt được thỏa thuận đảm bảo việc thả tất cả các con tin do nhóm chiến binh Palestine bắt giữ.

shutterstock 1254019357
Xung đột ở dải Gaza (Ảnh: hosny f. salah / Shutterstock)

Chúng tôi có một thỏa thuận cho các con tin ở Trung Đông. Họ sẽ sớm được thả, ông Trump đăng trên nền tảng TruthSocial vào thứ Tư (15/1).

Theo nhiều phương tiện truyền thông, thỏa thuận được chấp thuận tại Qatar bao gồm lệnh ngừng bắn kéo dài 42 ngày và trao đổi tù nhân, bao gồm tất cả người Israel bị bắt làm tù binh trong cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7 tháng 10 năm 2023.

Thỏa thuận ngừng bắn MANG TÍNH LỊCH SỬ này chỉ có thể xảy ra do Chiến thắng lịch sử của chúng tôi vào tháng 11, vì nó báo hiệu cho toàn thế giới rằng Chính quyền của tôi sẽ tìm kiếm Hòa bình và đàm phán các thỏa thuận để đảm bảo an toàn cho tất cả người Mỹ và các Đồng minh của chúng ta“, ông Trump nói thêm trong một bài đăng khác trên Truth Social.

Nhóm an ninh quốc gia của ông Trump sẽ “tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Israel và các đồng minh của chúng ta để đảm bảo Gaza KHÔNG BAO GIỜ trở thành nơi ẩn náu an toàn của khủng bố nữa“, tổng thống đắc cử Hoa Kỳ nói thêm. “Đây chỉ là khởi đầu cho những điều tuyệt vời sắp tới đối với nước Mỹ và cả thế giới!

Đặc phái viên của ông Trump tại Trung Đông, ông Steve Witkoff, được cho là đã tham gia vào các cuộc đàm phán tại Doha và đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục phái đoàn Israel chấp nhận thỏa thuận.

Thỏa thuận này đạt được là nhờ sự giúp đỡ của nhiều người và chứng minh rằng chính sách hòa bình thông qua sức mạnh sẽ chiến thắng“, ông Witkoff nói với Kênh 12 của Israel vào thứ Tư (15/1). “Cảm ơn các nhóm đàm phán của Israel, cảm ơn người Qatar, cảm ơn Ai Cập, cảm ơn chính quyền Biden và trên hết là Donald Trump, người có chính sách hòa bình thông qua sức mạnh đã chiến thắng“, ông Witkoff nói thêm.

Được biết nhà lãnh đạo Qatar Sheikh Tamim bin Hamad al-Thani đã gặp các quan chức cấp cao của Hamas để thuyết phục nhóm người Palestine này chấp nhận thỏa thuận. Các giám đốc tình báo Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ cũng tham gia vào các cuộc đàm phán, cùng với những người đứng đầu Mossad và Shin Bet, các cơ quan an ninh của Israel.

Trong khi đó, phát biểu tại Washington D.C, Tổng thống Joe Biden tuyên bố: “Thỏa thuận này sẽ ngăn chặn giao tranh ở Gaza, tăng cường hỗ trợ nhân đạo rất cần thiết cho thường dân Palestine và đoàn tụ các con tin với gia đình của họ sau hơn 15 tháng bị giam cầm“.

Người dân Palestine đã tổ chức ăn mừng trên đường phố Gaza.

Gia đình của các con tin Israel và bạn bè của họ cũng bày tỏ vui mừng tại Tel Aviv khi biết được tin tức về thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết vào cuối ngày thứ Tư (15/1) rằng ông vẫn tập trung vào các con tin.

Thủ tướng đã nói rõ rằng ông cam kết sẽ trả lại tất cả các con tin bằng mọi cách có thể, và khen ngợi Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ [Donald Trump] vì những phát biểu của ông rằng Hoa Kỳ sẽ hợp tác với Israel để đảm bảo rằng Gaza sẽ không bao giờ trở thành thiên đường cho chủ nghĩa khủng bố“, Văn phòng Thủ tướng Israel tuyên bố trên mạng xã hội X.

Thủ tướng Netanyahu đã gọi điện cho ông Trump để cảm ơn ông vì những nỗ lực của ông trong việc đảm bảo một thỏa thuận về con tin và “chấm dứt nỗi đau khổ của hàng chục con tin và gia đình họ“, theo một tuyên bố từ văn phòng của ông Netanyahu. Ông Netanyahu cũng đã nói chuyện với Tổng thống Biden và cảm ơn ông vì đã giúp đỡ trong thỏa thuận về con tin.

Hải Đăng (T/h)

Cập nhật lúc 06:17, 16/01/2025