8 “quả bom vi khuẩn” ngay trong nhà bạn
- Thanh Xuân
- •
Trong nhà bạn, có những vị trí và đồ dùng nhìn bên ngoài thấy thật sạch sẽ, nhưng kỳ thực chúng lại chứa đầy vi khuẩn và tiềm ẩn nguy cơ khiến bạn mắc bệnh. Dưới đây là 8 “quả bom vi khuẩn” ngay trong nhà mà có thể bạn không ngờ tới.
1. Tấm thảm trước cửa
Khu vực xung quanh cửa là một trong những nơi bẩn nhất trong nhà, có đến 96% đế giày có chứa các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn E.Coli. Mỗi lần bạn chà đế giày qua thảm để vào nhà chính là một lần lưu lại vi khuẩn trên tấm thảm này, và vô hình trung đã tạo cơ hội cho vi khuẩn có chỗ ẩn náu trong nhà bạn.
Cách xử lý: Mỗi tuần, nên dùng chất diệt khuẩn để khử trùng thảm, cố gắng để giày bên ngoài cửa, đồng thời hạn chế để túi xách hay đồ ăn trên thảm trước khi vào nhà.
2. Máy hút bụi
Nghiên cứu nhận thấy, có tới 13% số máy hút bụi có chứa vi khuẩn E.Coli. Điều này có nghĩa là mỗi lần bạn sử dụng máy bút bụi đều có thể khiến vi khuẩn trong đó phát tán đi khắp nơi.
Cách xử lý: Hãy thay túi đựng bụi ở bên ngoài nhà bạn. Và tốt nhất nên chọn những loại máy có túi đựng bụi chống vi khuẩn.
3. Rác để qua đêm
Bồn rửa trong nhà bếp có hơn 500.000 loại vi khuẩn, gấp 1.000 lần số vi khuẩn trong nhà vệ sinh. Bồn rửa luôn ẩm ướt và có rác, nếu không kịp thời làm sạch, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở trong các khe hở. Điều này có nghĩa là bát đĩa, thậm chí là hai bàn tay bạn đều có thể bị nhiễm khuẩn. Tương tự, nếu rác còn thừa sau khi nấu ăn không kịp vứt cũng sẽ sinh ra một lượng lớn vi khuẩn.
Cách xử lý: Làm sạch bồn rửa bằng thuốc tẩy pha loãng ít nhất mỗi tuần một lần và đổ hết rác ngay trong ngày.
4. Bọt biển rửa chén
Nghiên cứu cho thấy có 7% những miếng bọt biển rửa chén bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, đây là loại siêu vi khuẩn nhiễm qua da có thể gây tử vong. Miếng bọt biển còn được xem là tích tụ nhiều vi khuẩn E.Coli và các loại vi khuẩn khác nhất trong nhà. Mọi người thường dùng bọt biển để rửa thực phẩm, sau đó không rửa mà sử dụng tiếp, như vậy sẽ vô tình phát tán vi khuẩn.
Cách xử lý: Hãy lau bát đĩa bằng giấy dùng trong nhà bếp, mỗi tuần giặt miếng bọt biển bằng nước sôi và chất sát trùng hai lần.
5. Lọ đựng gia vị
Có rất nhiều người không rửa tay trước khi cầm chai giấm, nước tương, sốt cà chua… để nêm nếm, như vậy có thể sẽ gây nhiễm khuẩn.
Cách xử lý: Cần thường xuyên sát trùng bên ngoài lọ gia vị, khi sử dụng cố gắng đừng để gia vị rớt ra thành chai.
6. Miếng đệm cửa tủ lạnh
Nghiên cứu phát hiện thấy tỷ lệ vi khuẩn trên miếng đệm cửa tủ lạnh là 83%. Mỗi lần mở cửa tủ lạnh, vi khuẩn sẽ nhân cơ hội để phát tán.
Cách xử lý: Hãy lau miếng đệm cửa tủ lạnh bằng thuốc tẩy pha loãng hoặc chất khử trùng ít nhất mỗi tuần một lần.
7. Chai đựng nước rửa tay
Có khoảng 25% các chai đựng nước rửa ta bị nhiễm khuẩn từ phân, từ đó tích tụ cặn, vi khuẩn cũng sinh sôi nảy nở theo.
Cách xử lý: Mỗi lần rửa tay, tốt nhất nên rửa khoảng 15 – 20 giây dưới vòi nước.
8. Vòi nước
Vòi nước ẩm sẽ trở thành nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Nếu vô tình chạm tay bẩn vào vòi nước hoặc vòi nước bị bẩn do thức ăn, vi khuẩn sẽ sinh sôi mạnh, cuối cùng hình thành vi sinh bên trong, chúng lớn lên và vỡ ra, từ đó rơi vào thực phẩm hoặc bát đĩa, gây nguy hiểm đến sức khỏe của người dùng.
Cách xử lý: Mỗi tuần nên ngâm vòi nước trong thuốc tẩy pha loãng, cuối cùng mở nước xả lại một lúc rồi mới sử dụng.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa vi khuẩn vật dụng gia đình giữ gìn vệ sinh