Biến thể mới COVID-19: Chuyên gia khuyến nghị bổ sung dưỡng chất nâng cao miễn dịch tự nhiên
- Epoch Times
- •
Tiếp nối EG.5, chủng biến thể COVID-19 “đột biến cao” mới nhất BA.2.86 (còn được gọi là Pirola) đang lan rộng ở nhiều nước. BA.2.86 là biến thể con của Omicron có hơn 35 gen đột biến trên protein gai của nó, cũng có xu hướng tránh miễn dịch. Có chuyên gia y tế khuyên mọi người nên bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thực vật để giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
BA.2.86 được phát hiện lần đầu tiên ở Đan Mạch vào tháng 7/2023, sau đó chủng virus này cũng không ngừng được phát hiện trong cơ thể người hoặc các mẫu nước thải ở Mỹ, Canada, Đan Mạch, Anh, Nam Phi, Thụy Điển, Na Uy, Thụy Sĩ và Thái Lan.
Theo bản cập nhật từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ vào cuối tháng 8, khoảng 97% người Mỹ đã phát triển kháng thể chống lại COVID-19 (SARS-CoV-2) do từng bị nhiễm, hoặc tiêm chủng, hay cả hai trường hợp. Nhưng đột biến ở BA.2.86 làm dấy lên lo ngại về việc liệu khả năng miễn dịch thu được từ vắc-xin và các lần nhiễm virus trước đó có đủ để đối phó không.
CDC Mỹ cho biết vẫn chưa thể xác định liệu biến thể BA.2.86 có gây bệnh nặng hơn hay không, nhưng dòng có tính biệt hóa cao này có thể xuất hiện ở những người bị suy giảm miễn dịch từng bị nhiễm bệnh trong thời gian dài.
Hơn 3 năm kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, thế giới đã trải qua nhiều đỉnh dịch do các chủng virus như Alpha, Delta và Omicron gây ra. Các biến thể COVID-19 phát triển theo thời gian đang liên tục thay đổi khả năng lây nhiễm và khả năng gây bệnh của virus, đồng thời cũng đang thử nghiệm các biện pháp phòng ngừa và điều trị trên người.
CDC Mỹ cho biết vào tháng trước rằng các xét nghiệm hiện hành để phát hiện COVID-19 và các loại thuốc dùng để điều trị nó dường như có hiệu quả chống lại BA.2.86. Phiên bản cập nhật của vắc-xin ra mắt vào giữa tháng 9 được dự kiến mang lại hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và phải nhập viện.
Nhưng thực tế có được như mong đợi?
Một nghiên cứu mới phân tích tác động của việc tiêm chủng và khả năng miễn dịch tự nhiên đối với tỷ lệ nhiễm COVID-19 nhằm tìm lời giải. Nghiên cứu này có sự tham gia của 96.201 tù nhân nam tại 33 nhà tù ở bang California, theo đó đã phân tích dữ trường hợp tiêm vắc-xin hóa trị hai [nhắm vào hai loại virus khác nhau hoặc hai chủng của một loại virus] là 3,24%, trong khi tỷ lệ lây nhiễm ở nhóm hoàn toàn không tiêm chủng là 2,72%; nếu tính nhóm người từ 50 tuổi trở lên thì tỷ lệ lây nhiễm trong 2 trường hợp đó lần lượt là 4,07% và 3,1%; còn đối với nhóm người từ 65 tuổi trở lên thì tỷ lệ lần lượt tương tự là 6,45% và 4,5%.
Khả năng miễn dịch bẩm sinh có thể đối phó với mọi biến thể?
Trước tình hình dịch bệnh vẫn diễn ra trong khi không thể hoàn toàn chắc chắn về hiệu quả của vắc-xin, vấn đề cải thiện khả năng miễn dịch bẩm sinh của chúng ta là đặc biệt quan trọng.
Miễn dịch bẩm sinh giống như “thần hộ mạng” bảo vệ cơ thể, liên tục tìm kiếm những tác nhân xâm nhập có hại đối với cơ thể để đưa ra phản ứng sớm nhất, đồng thời điều phối các phản ứng tiếp theo của toàn bộ hệ thống miễn dịch cho đến khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập cơ thể người bị đào thải hoàn toàn.
Tiến sĩ Dong Yuhong (Đổng Vũ Hồng), chuyên gia về virus và bệnh truyền nhiễm nói với chương trình “Sức khỏe 1+1” của Epoch Times, rằng khả năng miễn dịch bẩm sinh có thể chống lại virus trên mọi lớp cơ thể người, từ lớp da đến màng nhầy.
Trước hết, các tế bào biểu mô (epithelial cells) liên kết rất chặt chẽ và có thể phát hiện được các thành phần hạt của virus bên ngoài, từ đó khởi động cơ chế tiết ra interferon chống virus nhân lên, người có interferon bình thường có thể ngăn chặn virus từ bước đầu này. Nếu virus xâm nhập sâu hơn vào cơ thể, các tế bào tiêu diệt tự nhiên và các đại thực bào khác nhau cũng có thể đóng vai trò tiêu diệt virus và vi khuẩn lạ.
Chuyên gia Dong Yuhong cho hay, để tăng khả năng miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh) chống virus, có thể làm cách tăng mức độ sản xuất interferon.
4 cách nâng cao miễn dịch bẩm sinh
Làm sao để cải thiện khả năng miễn dịch [tự nhiên]? Giáo sư Yang Jingduan chuyên về kết hợp Đông và Tây y cho biết trong chương trình sức khỏe của Epoch Times, rằng các vitamin E, C, D, beta-carotene và các nguyên tố vi lượng selen, sắt và kẽm đều có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.
Bổ sung vitamin C, D và selen
Một đánh giá nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí Molecules lưu ý rằng việc bổ sung kết hợp các vi chất dinh dưỡng như vitamin C, D và selen có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn chặn sự lây lan của virus và giảm thiểu khả năng bệnh tiến triển nặng.
Nghiên cứu cho thấy vitamin C có thể giúp cơ thể sản sinh các protein interferon (Interferon-alpha/beta receptor) kháng virus. Vitamin D có thể làm giảm thiểu hình thành yếu tố bất lợi (cytokine) cho tế bào, lượng vitamin D tốt có thể ngăn chặn sự xâm nhập của COVID-19 bằng cách tăng cường các rào cản vật lý và tăng sản xuất peptide kháng khuẩn trong tế bào biểu mô phổi. Còn selen có thể tăng cường chức năng của các tế bào tác động gây độc tế bào, chẳng hạn như tế bào tiêu diệt tự nhiên (tế bào NK) – [một bạch huyết bào trong hệ miễn dịch tự nhiên có khả năng phản ứng nhanh với các tế bào nhiễm virus].
Tinh bột nghệ
Giáo sư Yang Jingduan cũng khuyến nghị dùng chất curcumin, một loại thuốc chống viêm tự nhiên có thể kiềm hãm giải phóng các yếu tố gây viêm (cytokine), curcumin giúp thay đổi quá trình tổng hợp cytokine và tham gia vào quá trình điều hòa tế bào miễn dịch và biểu hiện gen.
Curcumin có trong hoạt tính của cây nghệ. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2021 cho thấy, chiết xuất củ nghệ kích thích các tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK-92) sản xuất gamma-interferon (IFN-γ). Vì gamma interferon là chất điều hòa chính của hệ thống miễn dịch cơ thể người, cho nên kết quả cho thấy nghệ là một loại thực phẩm có tiềm năng tăng cường miễn dịch.
Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng chất curcumin hợp tác với các tế bào khác nhau như đại thực bào, tế bào đuôi gai, tế bào B, tế bào T và tế bào NK để thay đổi khả năng phòng vệ của cơ thể.
Thực phẩm thực vật
Giáo sư Yang Jingduan cũng khuyến cáo nên ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật, đặc biệt là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng thực vật, vitamin tan trong nước và tan trong chất béo, chất xơ và chất chống oxy hóa; tránh các thực phẩm ảnh hưởng hoặc gây hại cho hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như nhiều đường và muối, thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo, hay thực phẩm nhiều carbohydrate và chất béo bão hòa dư thừa.
Tập thể dục đúng cách
Về tập thể dục, giáo sư Yang Jingduan cho biết, tập thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải có thể cải thiện khả năng miễn dịch, chẳng hạn như đi bộ ngắt quãng cường độ cao có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường chức năng miễn dịch bẩm sinh giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Từ khóa viêm phổi Vũ Hán COVID-19 Đổng Vũ Hồng Biến thể BA.2.86