Cận thị: Nguyên nhân chính không phải do học nhiều, mà là thiếu hoạt động ngoài trời
- nguyên nha
- •
Tỉ lệ mắc chứng cận thị tăng lên không ngừng trong những năm qua, đặc biệt là trong giới học sinh, sinh viên. Nhiều người vẫn tin rằng nguyên nhân chính là do phải học nhiều và đọc nhiều, nhưng một số nghiên cứu chứng minh rằng thực tế không hẳn như vậy.
Chứng cận thị là một dạng tật ở mắt vốn chỉ có thể thấy vật ở gần nhưng không nhìn rõ vật ở xa. Trường hợp này là do những lỗi khúc xạ, xảy ra khi kết cấu của mắt khiến ánh sáng không hội tụ được đúng trên võng mạc. Nguyên nhân là do những thay đổi trong hình thái của mắt (như chiều dài của nhãn cầu hoặc hình thái của giác mạc) hay đục thủy tinh thể do lão hóa.
Tại Việt Nam, tỷ lệ cận thị trong học đường hiện khoảng 30-40%, ở một số thành phố lớn, con số này còn lên tới 80%. Ước tính 1/3 dân số thế giới bị cận thị tính tới cuối thập kỷ – khoảng 2,5 tỷ người.
Tại sao nhiều người bị lỗi khúc xạ trong khi những người khác thì không bị? Điều này vẫn còn là một điều bí ẩn, nhưng có một thuyết đang nổi lên cho rằng quá nhiều thời gian ở trong nhà có thể là nguyên nhân.
Mắt cũng cần được… ra ngoài với tự nhiên để khỏe mạnh
Có giả thuyết rằng đọc sách ở cự ly quá gần sẽ dẫn tới cận thị, do làm thay đổi hình thái nhãn cầu. Thuyết này xuất hiện từ hàng thế kỷ trước đây khi một nhà thiên văn người Đức là Johannes Kepler khẳng định rằng ông bị cận thị chính là do những nghiên cứu của mình.
Thuyết này cũng có lý, đặc biệt là khi tình trạng này tăng chóng mặt ở những nơi như Thượng Hải, ở đó trẻ em phải dành 14 tiếng một tuần để làm bài tập về nhà (so với 6 tiếng ở Mỹ).
Người ta đã phát hiện mối liên hệ mạnh mẽ giữa tỷ lệ cận thị và sự gia tăng áp lực học tập. Tuy vậy, thuyết này đã bỏ sót một điểm quan trọng.
Khi các nhà nghiên cứu xem xét số lượng đầu sách đọc mỗi tuần hay số giờ đồng hồ dùng máy tính, họ không phát hiện thấy mối liên hệ đáng kể đối với cận thị. Mà mối liên hệ nằm ở số giờ dành cho chơi thể thao hay tham gia các hoạt động ngoài trời khác.
Điều này được phát hiện vào năm 2006 và tái khẳng định vào 2007, khi các nhà nghiên cứu thấy rằng dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động bên ngoài có liên quan với giảm cận thị ở trẻ.
Dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động bên ngoài có liên quan với giảm cận thị ở trẻ
Một báo cáo trên tạp chí Nature cho hay:
“…trẻ em ở ngoài trời được tham gia nhiều hoạt động thể chất hơn và điều này đem lại những tác động tích cực.
Khi dành thời gian cho các môn thể thao trong nhà thì không có những tác dụng như vậy nữa; nhưng thời gian dành cho các hoạt động ngoài trời lại có tác động tích cực, dù là chơi thể thao, dã ngoại, hay đơn giản là đọc sách trên bờ biển. Và trẻ em dành nhiều thời gian ngoài trời hơn không nhất thiết là có ít thời lượng đọc sách hay xem truyền hình.”
Theo nhà nghiên cứu Kathryn Rose: “Chúng ta đã có những trẻ em tham gia cả hai hoạt động loại này cường độ cao và không hề bị cận thị. Nhìn gần vẫn có ảnh hưởng, nhưng dường như vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự tiếp xúc của mắt với ánh sáng Mặt Trời.”
>> Trái Đất quay quanh Mặt Trời: Vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn
Ánh sáng ngoài trời ảnh hưởng tới thị lực như thế nào
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người cận thị có lượng vitamin D trong máu thấp hơn, vitamin D vốn hỗ trợ hoạt động của các cơ xung quanh thủy tinh thể ở trong mắt. Theo nghiên cứu của Đại học Nhãn khoa bang Ohio: “Những cơ này không chỉ giúp ánh sáng hội tụ vào võng mạc, mà còn có thể giúp duy trì hình thái và độ dài chính xác giữa võng mạc và thủy tinh thể, vốn có thể bị biến dạng trong quá trình phát triển nhanh chóng của mắt trẻ.”
Lấy ví dụ, khi ra ngoài trời nắng, ví dụ, các tế bào ở võng mạc làm giải phóng dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh làm chậm quá trình sinh trưởng của mắt và ngăn chặn sự kéo giãn mắt trong suốt quá trình phát triển.
Tạp chí Nature cũng công bố:
“Dopamine của võng mạc thường được sản xuất vào ban đêm, tăng mạnh vào ban ngày, và báo cho mắt thay đổi từ nhìn đêm, dựa vào tế bào que, sang nhìn ngày, dựa vào tế bào nón.”
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng dưới ánh sáng lờ mờ (như ở trong nhà), chu trình này bị rối loạn, gây nên những hệ quả đối với sự phát triển của mắt.
3 giờ mỗi ngày ở ngoài trời giúp bảo vệ mắt của trẻ
Nghiên cứu từ Ian Morgan tại Đại học Quốc gia Úc, cho biết 3 giờ một ngày với lượng ánh sáng ít nhất là 10.000 lux có thể bảo vệ trẻ khỏi cận thị. Đây là lượng ánh sáng bạn có thể tiếp xúc trong một ngày hè đầy nắng. Trong lớp học, nếu so sánh, chỉ có thể cung cấp được 500 lux. Dường như rõ ràng rằng trẻ em ở ngoài trời càng nhiều, thì khả năng cận thị cũng thấp hơn.
Tại một trường đại học ở Đài Loan, ví dụ, khi trẻ em bắt đầu dành hơn 80 phút ở ngoài trời tỷ lệ cận thị giảm xuống còn 8% so sánh với 18% ở trường học gần đó.
“Dữ liệu cho thấy rằng, nếu hoạt động ngoài trời hơn 14 giờ trong tuần, một trẻ có gen di truyền cận thị sẽ giảm nguy cơ phải đeo kính xuống gấp 3 lần,” theo tiến sĩ Nhãn khoa Donald Mutti của Đại học Nhãn khoa bang Ohio.
Tại Singapore, các chiến dịch sức khỏe cộng thậm chí khuyến khích trẻ có thêm thời gian hoạt động ở bên ngoài nhà để phòng cận thị.
>> Chuyên đề: Làm cách nào để giáo dục con cái thành công?
Mắt tiếp xúc với ánh nắng rất quan trọng đối với sức khỏe
Có một nguyên nhân quan trọng hơn đối với sức khỏe mắt là tại sao bạn cần phải thận trọng khi bảo vệ mắt khỏi ánh nắng Mặt Trời một cách thái quá, bởi khi ánh sáng đủ dải quang phổ vào mắt, nó không chỉ đi tới những trung tâm thị giác để khiến bạn có thể nhìn thấy, mà còn đi vào phần dưới đồi (hypothalamus) để có ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể.
Vùng hạ đồi kiểm soát thân nhiệt, cơn đói khát, cân bằng nước, và huyết áp. Thêm vào đó, kiểm soát một cơ quan quan trọng là tuyến yên, tiết ra rất nhiều hooc-môn quan trọng, bao gồm cả những hooc-môn ảnh hưởng tới cảm xúc.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng ánh sáng yếu ở nơi làm việc dễ gây đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi, mỏi và chảy nước mắt, chưa nói đến năng suất kém. Ngược lại, các công ty chuyển sang làm việc dưới ánh sáng đủ dải quang phổ cho thấy sự cải thiện về năng suất, giảm mắc lỗi, và giảm sự vắng mặt không chính đáng ở nơi làm việc.
Nhiều chuyên gia thậm chí tin rằng thiếu ánh sáng cũng như thiếu dinh dưỡng
Đồng hồ sinh học của bạn cũng cư trú ở một trung tâm nhỏ tại vùng hạ đồi, nó kiểm soát nhịp sinh học 24 giờ của cơ thể. Nhịp sinh học nhạy cảm với tự nhiên, với chu kỳ tự nhiên của sáng và tối, để có thể hoạt động tốt nhất.
Thế nên những gì ảnh hưởng tới nhịp sinh học này, như tiếp xúc không đủ ánh sáng ngoài trời, có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe. Cách tốt nhất để tiếp xúc với ánh sáng là thuận theo tự nhiên, ra ngoài cho da và mắt tiếp xúc thường xuyên.
Chế độ ăn cũng ảnh hưởng tới tật cận thị
Tiếp xúc với ánh sáng ngoài trời chỉ là một yếu tố. Thức ăn là một yếu tố khác. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong các bộ tộc săn bắt hái lượm ở phương Tây thường có tỷ lệ cận thị từ 0 tới 2% dân số, và cận thị nặng gần như không xảy ra hoặc rất thấp với tỉ lệ 1/1000.
Đường và tinh bột như bánh mỳ và ngũ cốc có thể làm tăng lượng insulin. Điều này ảnh hưởng tới nhãn cầu, làm cho nhãn cầu dài bất thường và gây cận thị, theo chuyên gia Sinh học tiến hóa Loren Cordain, tại đại học bang Colorado ở Fort Collins. Cordain thấy rằng trong xã hội săn bắt hái lượm, khi đổi sang dùng ngũ cốc và tinh bột, thì nhanh chóng phát triển tỷ lệ cận thị (chỉ trong một thế hệ) tương đương hay vượt quá xã hội phương Tây.
Các loại ngũ cốc và tinh bột
Nguyên nhân hiện tượng này là do lượng insulin tăng cao do ăn quá nhiều tinh bột có thể làm rối loạn sự điều phối bình thường giữa sự phát triển thủy tinh thể và sự kéo dài nhãn cầu. Và nếu nhãn cầu quá dài thì thủy tinh thể không thể đủ bè ra để hội tụ tạo hình ảnh sắc nét trên võng mạc. Thức ăn của tộc săn bắt hái lượm có lượng protein cao hơn, lượng béo trung bình, và ít lượng tinh bột so với các xã hội phương Tây.
Thêm vào đó, lượng tinh bột trong xã hội săn bắt hái lượm có chỉ số glycemic thấp, nghĩa là tinh bột được hấp thụ chậm và từ từ, làm đường huyết và insulin tăng lên từ từ nếu so sánh với đường và tinh bột trong chế độ ăn của phương Tây.
Thuyết này cũng nhất quán với những quan sát thấy bạn dễ bị cận thị nếu thừa cân hay tiểu đường ở người lớn, cả hai đều liên quan tới lượng insulin tăng cao.
Phương pháp Bates để chữa cận thị
Chứng cận thị có thể điều trị được ngay cả khi bạn đã đang đeo kính. Phương pháp Greg chỉ ra đã được bác sĩ Willam H Bates phát triển từ hơn 100 năm trước.
Là bác sĩ nhãn khoa hàng đầu, bác sĩ Bates đã hướng dẫn phương pháp này cho rất nhiều người, và rất hiệu quả tới nỗi mà các bác sĩ nhãn khoa đã vận động hành lang để các chính trị gia cấm phương pháp này ở New York. Bates làm thế nào? Greg giải thích:
“Cơ bản là có 6 loại cơ quanh mắt… Theo lý thuyết là những cơ này sẽ điều khiển mắt nhìn… Vấn đề là – có thể vì lí do cảm xúc, căng thẳng, hoặc gì đó – bạn bắt đầu căng thẳng, và khi đó thì nhìn cũng không rõ nữa”
Bạn có 3 lựa chọn:
- Tìm ra điều gì làm mình căng thẳng. Vượt qua việc đó, và có thể nhìn tốt trở lại. Bác sĩ Bates phát triển các công cụ khéo léo để làm điều này.
- Dùng phương pháp LASIK để thay đổi tiêu cự mắt vĩnh viễn.
- Đeo kính, vấn đề với kính thuốc là bạn tạo ra một sự căng thẳng vĩnh viễn, và sẽ phụ thuộc vào kính.
Phương pháp Bates không hẳn là bài tập, mà đúng hơn là một phương pháp thần kinh. Cũng chú ý rằng đây không phải là một phương pháp y tế, bạn vẫn cần đến bác sĩ để kiểm tra.
Phương pháp của Bates rất đơn giản, nhưng cũng cần kiên trì và một chút khéo léo. Nhớ là mục tiêu không phải huấn luyện hoặc tập để mắt tốt hơn, mà là để thư giãn mắt. Quan trọng nhất là tư tưởng. Khi tin vào bản thân mình và khả năng tự tái tạo của cơ thể, vấn đề chỉ còn là thư giãn, thành ra mắt có thể hoạt động tốt với cấu trúc tự nhiên của nó.
Video phương pháp Bates:
>> Hãy ăn theo trực giác để khỏe mạnh hơn về mọi phương diện
Từ khóa cận thị bảo vệ mắt liệu pháp tự nhiên trẻ em stress