Không ngờ uống nhiều loại nước này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận đến vậy
- Á Tĩnh
- •
Thận đảm nhiệm vai trò lọc máu và các chất thải tồn dư trong cơ thể thông qua đường bài tiết. Như vậy, thận khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Nhưng nếu bạn uống loại nước này quá nhiều, thận sẽ bị quá tải và yếu đi.
Anh Tùng là một tài xế taxi, anh thường làm thêm giờ để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Cách đây khoảng 3 năm, khi cảm thấy đau ở vùng thắt lưng và bụng, anh đã đi khám và được chẩn đoán là bị sỏi thận, sau khi phẫu thuật tán sỏi và uống thuốc thì bệnh tình đã khỏi.
Nhưng nửa năm trở lại đây, anh lại thấy khó chịu ở thắt lưng và đến bệnh viện khám lại. Kết quả là thận đã ứ nước, lại có sỏi thận và xuất hiện các triệu chứng ban đầu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Bác sĩ tiến hành mổ lấy sỏi cho anh, sau khi phẫu thuật tình trạng hồi phục khá tốt, nhưng anh vẫn cần kiểm tra đình kỳ lại. Thế nhưng sau khoảng một tháng, kết quả tái khám cho thấy thận đã bị tổn thương đến mức không thể hồi phục và chỉ có thể điều trị bằng cách chạy thận nhân tạo.
Sau khi trao đổi với anh, bác sĩ chẩn đoán rằng việc anh bị tổn thương thận có liên quan đến một trong những đồ uống có gas.
Anh Tùng thường mua nguyên cả thùng đồ uống có gas và để trong cốp xe. Bất cứ lúc nào khát lại lấy ra một vài chai để uống. Anh ấy dường như đã nghiện loại đồ uống này và dùng nó thay cho nước lọc, khiến anh cảm thấy tinh thần sảng khoái và giảm cơn đói. Cứ như vậy, anh đã liên tục uống loại nước này trong hơn 10 năm qua. Trên thực tế, nếu đồ uống có gas thường được sử dụng thay cho nước lọc sẽ rất dễ gây sỏi thận và cuối cùng phát triển thành nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đồ uống có gas chứa rất nhiều đường và còn được chế biến với nhiều chất phụ gia độc hại khác, điều này sẽ khiến đường huyết tăng cao, gây béo phì, tăng gánh nặng cho thận và dễ sinh sỏi. Đối với những người bị viêm đường tiết niệu, nếu thường xuyên uống đồ uống có gas có thể đẩy nhanh quá trình hình thành sỏi, gây sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.v.v. Sau khi được chẩn đoán mắc sỏi thận, cần chú ý thay đổi một số thói quen xấu nếu không muốn tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng, điều này là không thể xem nhẹ.
Ngoài ra thận còn đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết ure trong máu. Ure là sản phẩm của quá trình chuyển hóa protein. Tuy nhiên, nếu lượng ure tăng quá cao sẽ có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe như: Ảnh hưởng chức năng hoạt động của tim mạch; gây hại cho đường tiêu hóa; làm rối loạn nhịp thở, khiến hơi thở chậm và có mùi amoniac…
3 hành vi có thể làm tăng urê huyết và tổn thương thận
1. Lạm dụng thuốc
Uống quá nhiều thuốc thì cơ quan dễ bị tổn thương nhất chính là gan thận, nhiều người bị suy thận do sử dụng thuốc bừa bãi lâu ngày. Đặc biệt, các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc tiêu hóa, những loại thuốc này đối với thận sẽ rất có hại.
Việc sử dụng thuốc bừa bãi trong thời gian dài sẽ phá hủy trạng thái nội tiết tố của cơ thể, dẫn đến thận hư yếu, suy thận, nhiễm độc niệu và thậm chí là ung thư thận.
2. Hút thuốc nhiều
Hút thuốc lá và bệnh thận có liên quan mật thiết với nhau, bạn càng hút thuốc nhiều thì nguy cơ tổn thương thận càng cao. Người hút nhiều thuốc thì chức năng thận sẽ suy giảm nhanh hơn so với những người không hút. Đối với những người bị bệnh thận, cao huyết áp và tiểu đường, nếu hút thuốc lá nhiều thì tình trạng bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn, hút thuốc lá càng lâu, càng nhiều thì tổn thương thận càng nghiêm trọng, có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư thận.
3. Xem nhẹ bệnh cảm lạnh
Mọi người thường nghĩ rằng cảm lạnh là bệnh thời tiết và ít khi để ý đến nó. Tuy nhiên, một khi bị cảm lạnh, sức đề kháng trong cơ thể đều giảm sút, bệnh viêm phổi và viêm gan có thể khởi phát, gián tiếp tạo gánh nặng cho thận. Đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc bệnh thận dễ khiến bệnh diễn biến nặng hơn và phát triển thành nhiễm độc niệu.
Thông thường khi thận có vấn đề, chúng sẽ gửi một số dấu hiệu cảnh báo. Do vậy, khi gặp 4 dấu hiệu dưới đây, bạn cần chú ý vì rất có thể thận của bạn đang không khỏe mạnh:
4 dấu hiệu bất thường cần chú ý đến thận:
1. Tai chuyển màu tối và khả nghe kém
Trung y cho rằng: Thận khí thông bởi tai, thận khí hòa thì tai nghe được ngũ âm. Nếu thận bị tổn thương, chức năng sẽ bị suy giảm dẫn đến nghe kém, thường xuyên bị ù tai.
Ngoài ra, tai chuyển màu tối đa phần là dấu hiệu của bệnh suy thận, và hầu hết những người này cũng rất sợ lạnh.
2. Buổi sáng nước tiểu sẫm màu và có bọt
Màu sắc nước tiểu là phản ánh trực tiếp của chức năng thận, đặc biệt là màu sắc nước tiểu sau khi ngủ dậy. Màu sắc bình thường của nước tiểu nên có màu vàng nhạt và trong, nhưng nếu màu trở nên sẫm hơn và có bọt thì bạn cần cảnh giác.
3. Tinh thần kém vào buổi sáng
Sau khi nghỉ ngơi với một giấc ngủ đêm và không bị mất ngủ hay thức khuya, thì trạng thái bình thường của cơ thể khi thức dậy nên là tràn đầy năng lượng. Nhưng nếu sáng dậy với một tinh thần suy nhược, mệt mỏi, uể oải, không muốn vận động, tinh thần sa sút thì cần đề phòng thận hư dẫn đến dương khí không đủ, tích tụ chất độc, điều này sẽ khiến bạn sẽ cảm thấy lờ đờ và mệt mỏi.
4. Thường xuyên đi tiểu đêm
Sau khi thận bị tổn thương, chức năng lọc của thận suy giảm, ban ngày thận không thể đào thải hết các chất chuyển hóa trong cơ thể nên sẽ phải tiếp tục đào thải vào ban đêm, dẫn đến chứng tiểu đêm tăng lên.
Thông thường người lớn thức dậy nhiều hơn hai lần do đi tiểu, được xem là bị tiểu đêm nhiều. Nói chung, nếu những người trẻ khỏe mạnh và có thận bình thường, trừ khi họ uống quá nhiều nước, họ không cần phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu.
Từ khóa thần Sỏi thận tiểu đêm nhiều lần nước ngọt có gas