Thực nghiệm khoa học chứng minh, cà phê có chứa chất “axit chlorogenic” chống oxy hóa, giúp phòng ngừa bệnh tim mạch, bệnh về trao đổi chất, ung thư, và thậm chí còn giúp bài tiết dopamine giúp phòng ngừa bệnh mất trí nhớ do tuổi già. Đây là lý do mọi người nên thường xuyên uống cà phê.

cafe1
Uống cà phê đúng cách có thể giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn (Ảnh: Pixabay)

Uống cà phê có nhiều lợi ích cho sức khoẻ

Ngày 11/7/2017, tờ Annals ò Intẻnal Medicine đăng tải kết quả nghiên cứu của châu Âu và Mỹ, trong đó nhận định rằng, uống cà phê điều độ mỗi ngày (2-3 tách cà phê) giúp phòng chống được nhiều bệnh. Tại Mỹ, các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát khoảng hơn 185.000 thanh niên trên 16 tuổi. Kết quả cho thấy, uống mỗi ngày một tách cà phê có thể giảm được 12% nguy cơ tử vong so với những người không uống cà phê và giảm được tới 18% rủi ro với 3 tách cà phê mỗi ngày. Một cuộc khảo sát khác tại châu Âu đối với 52.000 người trên 35 tuổi trong suốt 16 năm cũng đưa ra kết luận rằng những người dùng 3 tách cà phê mỗi ngày sống thọ hơn so với những người không uống cà phê.

1. Giúp tinh thần tỉnh táo minh mẫn

Hương vị của caffeine rất dễ dàng thẩm thấu qua màng chắn máu não, kích thích hệ thống thần kinh trung ương, thúc đẩy hoạt động của não, giúp đầu óc tỉnh táo, phản ứng linh hoạt hơn, tư duy và tập trung tốt hơn, qua đó nâng cao hiệu quả công việc. Ngoài ra nó còn có thể kích thích vỏ não, tăng năng lực cảm giác, khả năng phán đoán và trí nhớ.

2. Có khả năng ngừa ung thư

Trong một nghiên cứu năm 2011, các nhà nghiên cứu của Havard khẳng định, cà phê có thể ức chế sản sinh chất estrogen gây ung thư, thêm nữa caffeine cũng ức chế sự phát triển khối u. Uống 4 tách cà phê mỗi ngày giảm 25% nguy cơ ung thư màng tử cung, còn uống từ 2 đến 3 tách mỗi ngày giảm được 7% nguy cơ. Đối với phụ nữ, mỗi ngày tiêu thụ từ 3 ly cà phê trở lên thì nguy cơ ung thư tế bào đáy (là hình thức phổ biến nhất của ung thư da nonmelanoma) thấp hơn 21% so với những người tiêu thụ ít hơn 1 ly cà phê mỗi tháng.

Năm 2013, tổ chức chuyên khoa Dạ dày-Ruột non của Mỹ cũng xác nhận rằng, uống 3 tách cà phê mỗi ngày giảm 50% nguy cơ ung thư phổi.

Nhiều nghiên cứu tương tự khác cũng khẳng định, trong cà phê có chứa chất loại polyphenol, là một chất chống oxy hóa mạnh, người uống cà phê thường xuyên có thể giảm 40% nguy cơ ung thư gan; uống 4-5 tách cà phê mỗi ngày làm giảm 15% nguy cơ ung thư đại tràng.

3. Cà phê đốt chất béo, có tác dụng giảm cân

Nhiều nghiên cứu khẳng định caffein có thể giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất 3 – 11% và tốc độ đốt cháy chất béo cũng như mỡ thừa thêm 10% ở người béo và 29% ở nguời gầy. Caffeine gây kích thích dạ dày, do đó ảnh hưởng đến hấp thu chất dinh dưỡng bình thường, tuy nhiên sử dụng trong thời gian dài mới có hiêu quả rõ rệt. 

4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Trên toàn thế giới, có khoảng 300 triệu người bị bệnh tiểu đường tuýp 2, đây là căn bệnh khá nghiêm trọng. Bệnh tiểu đường tuýp 2 xuất hiện khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc nếu cơ thể không đáp ứng với insulin như bình thường. Theo một bài phân tích tổng hợp được công bốtrên Diabetes Care năm 2014 với sự tham gia của hơn 1 triệu người cho thấy, những người uống nhiều cà phê có thể giảm từ 22% – 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 so với những người khác. Mỗi ngày uống một tách cà phê sẽ giúp giảm khoảng 7% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

5. Ngăn ngừa sỏi mật

Có nghiên cứu cho thấy caffein giúp kích thích túi mật co lại, qua đó hạn chế cholesterol trong dịch mật hình thành sỏi mật, làm giảm nguy cơ mắc căn bệnh phổ biến nhiều người hay bị là bệnh sỏi mật.

6. Giải rượu

Axit chlorogenic trong cà phê giải chất độc trong cồn rượu. Sau khi uống rượu, uống một lượng vừa cà phê có thể đẩy mạnh oxy hóa chất acetaldehyde trong rượu, phân giải thành nước và carbon dioxide và bài tiết ra ngoài.

7. Ngăn ngừa chứng trầm cảm

cangthang
Uống cà phê có thể ngừa trầm cảm (Ảnh: Pixabay)

Người thường xuyên uống cà phê, sau khi uống sẽ cảm thấy phấn chấn hơn, vì thế cảm giác phiền não cũng được cải thiện. Nghiên cứu cho thấy, khi tâm trạng chán nản, uống cà phê có thể giúp lấy lại cân bằng. Một nghiên cứu của Đại học Harvard công bố vào năm 2011 chỉ ra, đối với phụ nữ mỗi ngày dùng từ 4 tách cà phê trở lên có thể giảm khoảng 20% tỷ lệ giảm bị trầm cảm, một nghiên cứu khác phát hiện uống cà phê giúp giảm 53% khuynh hướng tự sát.

8. Ngăn ngừa bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer phổ biến nhất ở người trên 65 tuổi, hiện chưa có phương pháp chữa trị tận gốc, nhưng có một số biện pháp phòng ngừa như duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn. Đáng chú ý là, nhiều nghiên cứu cho thấy uống cà phê có thể giúp giảm đến 65% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

9. Giảm nguy cơ bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh lớn thứ hai sau bệnh Alzheimer, và hiện cũng chưa có cách chữa được tận gốc căn bệnh này. Do đó, việc phòng ngừa bệnh là hết sức quan trọng. Một tờ báo được công bố năm 2010, qua so sánh 26 kết quả nghiên cứu cho biết những người uống cà phê ít có nguy cơ mắc bệnh Parkinson hơn những người không uống cà phê. Caffeine có thể giúp giảm từ 32% – 60% nguy cơ mắc bệnh này.

10. Ngừa bệnh tim và giảm nguy cơ trúng gió

Nhiều người cho rằng cà phê làm tăng huyết áp và không tốt cho những ai uống thường xuyên. Nhưng trong nghiên cứu của Mỹ được công bố trên tờ Annals ò Internal Medicine thì uống nhiều cà phê thì ít có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn như nhồi máu cơ tim, tim ngừng đập; đồng thời còn giúp giảm khoảng 20% nguy cơ bị trúng gió.

Uống cà phê thế nào cho đúng cách?

1. Thời gian lý tưởng để uống cà phê

Thời gian tốt nhất để uống cà phê là khoảng 10 giờ sáng và 3 giờ chiều, khi đó cơ thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, cần được caffein kích thích. Nên uống mấy tách cà phê mỗi ngày? Một ngày không nên hấp thu quá 300 mg caffein. Nếu tính mỗi tách cà phê chứa khoảng 60 ~ 125 mg caffein thì lượng tách cà phê tối đa mỗi ngày có thể dùng là 3-4 tách.

Khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi vì lao động thể lực hoặc trí óc quá sức, hệ quả của sự trao đổi năng lượng là adenosine sẽ dần tích tụ trong não, làm cơ thể mệt mỏi. Khi đó, uống cà phê, thì caffein sẽ thay thế adenosine trong não, giúp cơ thể giải tỏa mệt mỏi và ngăn ngừa buồn ngủ.

Tuy nhiên, cần lưu ý là caffeine có thể sẽ kích thích tiết axit dạ dày quá mức, vì vậy những người bị tăng axit dạ dày nên uống ít cà phê, càng phải chú ý không nên uống cà phê khi đói bụng. Uống cà phê cũng sẽ ức chế giấc ngủ, vì thế không nên dùng quá gần giờ nghỉ trưa.  

2. Uống với sữa để hấp thụ caffeine ổn định hơn

milkcoffee
Uống với sữa để hấp thụ caffeine ổn định hơn (Ảnh: Pixabay)

Những người nghiện cà phê thường thích vị đắng trong cà phê, nhưng cà phê đen cũng có thể gây cảm giác căng thẳng. Trong trường hợp này có thể thêm sữa và đường để cải thiện vị giác mà không ảnh hưởng đến đặc tính sức khoẻ của cà phê. Một muỗng cà phê cho vào khoảng 5 gram đường sẽ không ảnh hưởng đến đường trong máu, cũng không cản trở hiệu quả đốt chất béo của cà phê. Ngoài ra, nếu uống cà phê với một lượng nhỏ sữa, có thể làm giảm tốc độ hấp thụ caffeine của cơ thể. Caffeine được hấp thu nhanh dễ làm dạ dày bài tiết quá nhiều axit, gây triệu chứng nóng ruột, vì vậy trẻ em hoặc người nhiều axit dạ dày thì tốt nhất hãy thêm một ít sữa khi uống cà phê.

3. Khi căng thẳng không nên uống cà phê

Khi bạn đang căng thẳng, cà phê có thể làm bạn căng thẳng hơn. Caffeine giúp trí óc bạn tỉnh táo, bén nhạy và ghi nhớ tốt hơn, nhưng uống cà phê khi căng thẳng cũng có thể làm tăng cảm giác lo lắng, gây phản tác dụng. Đối với những người dễ bị mất thăng bằng cảm xúc, caffein có thể gây những triệu chứng không tốt như làm đổ mồ hôi lòng bàn tay, tim đập nhanh hơn, và ù tai.

Thanh Xuân

Xem thêm: