Vỏ quýt và nhiều tác dụng đặc biệt có thể bạn chưa biết
- Thanh Xuân
- •
Khi ăn quýt, chúng ta thường vứt vỏ đi, tuy nhiên, vỏ quýt cũng là một thứ quý giá, không chỉ có thể làm gối đầu để giúp ngủ ngon, mà còn có rất nhiều công dụng khác nữa.
Vỏ quýt có rất nhiều công dụng có thể bạn chưa biết (Ảnh: Pixabay)
Hiệu quả của gối đầu làm bằng vỏ quýt
Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với mỗi người, do đó, chiếc gối cũng có tác dụng vô cùng quan trọng giúp ngủ ngon giấc hơn, dùng vỏ quýt làm gối đầu sẽ có hiệu quả rất tốt:
1. Phòng chống nhồi mãu não
Gối vỏ quýt có thể thúc đẩy tuần hoàn máu não, có thể tránh lão hóa và xơ vữa mạch máu, có công dụng nhất định trong chống nhồi máu não.
Vỏ quýt còn có tác dụng chống viêm sát khuẩn, thường xuyên sử dụng gối làm bằng vỏ quýt còn có thể giảm thiểu được một số vi khuẩn gây hại cho tế bào cơ thể.
2. Thanh nhiệt
Vỏ quýt sau khi phơi khô dùng làm gối đầu, đối với những người bị nóng trong có tác dụng thanh nhiệt, sử dụng lâu dài có thể giảm thiểu được nhiều triệu chứng nóng trong người.
3. An thần, giúp ngủ ngon
Gối đầu có tác dụng rất quan trọng, dùng vỏ quýt làm gối sẽ có công hiệu không ngờ.
Gối vỏ quýt có công hiệu rất tốt đối với việc giúp an thần, trong vỏ quýt có rất nhiều tinh dầu tự nhiên, sau khi làm thành gối đầu, thông qua hô hấp để giúp tinh dầu đi vào cơ thể, từ đó khởi tác dụng điều tiết thần kinh và trấn an tinh thần, đối với người mất ngủ hoặc suy nhược tinh thần có tác dụng cải thiện rất tốt.
4. Gối hình trụ giải quyết vấn đề về đốt sống cổ
Phơi khô vỏ quýt đến mức độ nhất định, có thể làm ruột gối, giúp khôi phục trạng thái bình thường của đốt sống cổ, hơn nữa loại gối này lại không quá cứng, nên vừa có tác dụng mát xa lại vừa không phải lo lắng sẽ ảnh hưởng đến đốt sống cổ.
Cách làm gối vỏ quýt:
Lấy tờ giấy sạch để đựng vỏ quýt và và đem ra nắng phơi, đến khi gần khô thì cắt thành sợi nhỏ, tiếp tục phơi khô rồi nhồi vào vỏ gối là được.
Cần chú ý:
- Vỏ quýt chưa phơi khô khó cắt nhỏ thành sợi, do đó phơi gần khô rồi hãy cắt sẽ dễ dàng hơn.
- Tốt nhất là lót trên giấy hoặc trên vải khi phơi, vừa có thể thoát khí, lại không dễ bị hút ẩm và nhanh khô. Không nên dùng nilon phơi vì như thế sẽ dễ đọng hơi nước, và không thoáng khí, sẽ lâu khô và dễ bị mốc.
- Vải làm vỏ gối nên chọn loại vải dày, như thế có thể tránh dùng lâu một thời gian vỏ quýt bị lộ và có thể rơi ra.
- Vỏ quýt để trong nhà lâu ngày dễ hút ẩm và bị mốc, khi đó vỏ quýt sẽ không thể sử dụng được nữa, do đó cần định kỳ làm vệ sinh và thay mới.
Các tác dụng khác của vỏ quýt
Chống say xe
Trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, lấy vỏ quýt tươi gấp đôi lại cho rồi đưa lên mũi sau đó lấy ngón tay bóp cho tinh dầu trong vỏ quýt bắn vào mũi đồng thời hít vào, trên xe cũng tiếp tục làm như vậy sẽ có tác dụng chống say xe.
Trị ho
Dùng 5g vỏ quýt khô, cho vào khoảng 2 cốc nước rồi đun sôi, sau đó cho thêm một ít gừng giã nhỏ và đường để uống khi còn nóng. Cũng có thể lấy vỏ quýt tươi với lượng thích hợp, cắt nhỏ rồi ngâm nước sôi, cho thêm đường trắng uống thay trà có tác dụng tiêu đờm, trị ho.
Trị hôi miệng
Lấy 30g vỏ quýt, đun nước uống thay trà có thể trị hôi miệng.
Trị đau dạ dày
Vỏ quýt phơi khô không những có mùi đặc biệt, mà còn có tác dụng chống viêm, điều tiết chức năng của ruột và dạ dày. Ăn uống không đúng giờ giấc hoặc ăn quá no khiến cho dạ dày đau, bụng khó chịu, lúc này hãy uống chút nước vỏ quýt sẽ có tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng trên.
Trị phong hàn cảm mạo
Vỏ quýt tươi, gừng tươi, cho thêm lượng đường đen thích hợp đun thành nước uống, có thể trị phong hàn, cảm mạo, buồn nôn, ho.
Trị nứt nẻ da
Trước tiên nướng chín vỏ quýt, sau đó nghiền thành bột, rồi trộn lẫn với dầu thực vật bôi lên vết nẻ.
Vỏ quýt có thể cho vào món ăn và pha trà
Nấu cháo, xào rau, pha trà có thể cho thêm vài miếng vỏ quýt, không những có hương vị ngon miệng mà còn có thể kích thích ăn uống và không có cảm giác ngấy do dầu mỡ.
Nấu cháo cho thêm vỏ quýt: khi nấu cháo gạo, trước khi cháo sôi hãy cho thêm vài miếng vỏ quýt, khi cháo nhừ sẽ có mùi vị thơm, đối với người bị ho nhiều có tác dụng rất tốt.
Canh vỏ quýt: khi làm món canh thịt hoặc canh sườn, cho thêm vài miếng vỏ quýt sẽ giúp cho món canh có vị mới lạ và mùi thơm nhạt của quýt, không có cảm giác ngấy.
Trà vỏ quýt: rửa sạch vỏ quýt rồi cắt thành sợi nhỏ, có thể pha riêng với nước sôi hoặc cũng có thể pha cùng trà xanh, không chỉ có mùi thơm mà còn có tác dụng kích thích ăn uống, thông khí, hưng phấn tinh thần.
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa Chống say xe Trị hôi miệng Bị cảm giấc ngủ Gối vỏ quýt ngụ ngôn Vỏ quýt khô đau dạ dày trị ho Nhồi mãu não Vỏ quýt Xơ vữa mạch máu Trị nẻ da