305 người và tổ chức được đề cử Giải Nobel Hòa bình năm 2023
- Bình Minh
- •
Ngày 22/2 theo giờ địa phương (ngày 23/2 theo giờ Việt Nam), Ủy ban Nobel Na Uy cho biết, tổng cộng đã có 305 ứng cử viên cho giải Nobel Hòa bình năm 2023, gồm 212 cá nhân và 93 tổ chức, nhưng chưa công bố danh sách chi tiết.
Tổ chức có trụ sở tại Oslo này cho biết, con số này đã giảm so với 343 ứng cử viên của năm ngoái và đây là số lượng ứng cử viên đăng ký thấp nhất kể từ năm 2019.
Giống như năm ngoái, tính đến nay phần lớn những người được đề cử mà Viện Nobel công khai đều liên quan đến cuộc chiến Nga-Ukraine, hoặc là đối thủ của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Những người được đề cử gồm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Các ứng cử viên khác gồm chính trị gia đối lập người Nga Alexei Navalny đang ngồi tù, và nhà báo kiêm nhà hoạt động chính trị người Nga Vladimir Kara-Murza cũng đang đứng sau song sắt.
Theo báo cáo toàn diện của truyền thông nước ngoài, theo quy định của Ủy ban Nobel Na Uy, danh sách các ứng cử viên được gửi đến sẽ được giữ bí mật trong vòng ít nhất 50 năm.
Tuy nhiên, những người được đề cử đủ điều kiện, gồm cả những người từng đoạt giải, các nghị sĩ và quan chức nội các, cũng như một số giáo sư đại học, được tự do tiết lộ các ứng cử viên hoặc tổ chức mà họ đề cử.
Ngoài ra, người ta tin rằng các nhóm hoặc nhà dân chủ Trung Quốc và Hồng Kông cũng được đề cử, gồm cựu phó chủ tịch Liên minh Hồng Kông, cô Châu Hạnh Đồng (Chow Hang-tung), và Tòa án Duy Ngô Nhĩ, một tổ chức chuyên điều tra hoàn cảnh khó khăn của người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc.
Tổng thống Zelensky được đề cử vì sự đúng đắn chính trị ở phương Tây?
Theo xu hướng đúng đắn về chính trị ở phương Tây, người ta tin rằng Tổng thống Ukraine Zelensky là nhân vật mới được Viện Nobel yêu thích.
Có những nghi ngờ từ thế giới bên ngoài cho biết, ông Zelensky nói dối rằng quân đội Nga đã tiến hành một cuộc tấn công tên lửa vào Ba Lan, nhằm kéo NATO phát động Thế chiến III. Một người muốn khơi mào cho chiến tranh thế giới sao có thể đủ tư cách nhận giải Nobel Hòa bình?
Ngoài ra, sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, ông Jens Stoltenberg, Tổng thư ký NATO cũng không hề vẻ vang.
Ông liên tục khuyến khích các nước thành viên vận chuyển vũ khí cho Ukraine, dẫn đến tình trạng xung đột Nga-Ukraine leo thang và kéo dài. Trong giai đoạn này, cả Nga và Ukraine đều tổn thất rất nhiều binh sĩ, và bi kịch đã xảy ra.
Giải Nobel Hòa bình là một trong 5 giải Nobel được thành lập theo di chúc của Nobel vào năm 1895. Giải thưởng này nhằm tôn vinh những người đã nỗ lực hết mình, hoặc có đóng góp lớn nhất trong việc duy trì hòa bình thế giới.
Giải Nobel Hòa bình được trao tại thủ đô Oslo của Na Uy, trong khi các giải thưởng khác được trao tại Stockholm, thủ đô của Thụy Điển, theo nguyện vọng của người sáng lập giải Alfred Nobel.
Năm 1939, Hitler cũng được đề cử giải Nobel Hòa bình. Đến thời hiện đại, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng từng đoạt giải Nobel Hòa bình. Khi còn là Tổng thống, ông ấy đã ra lệnh cho quân đội Mỹ tiến hành nhiều chiến dịch quân sự.
Các giải thưởng của phương Tây, trong đó có giải Nobel Hòa bình, đã trở thành công cụ của tư tưởng theo khuynh hướng cánh tả. Nói cách khác, những giải thưởng này không còn nhằm mục đích duy trì hòa bình thế giới hay bảo vệ lợi ích chung của nhân loại.
Từ khóa Nobel Hoà Bình