44 trường học San Francisco xóa tên cũ, trong đó có tên các tổng thống Lincoln, Washington, Jefferson
- Gia Huy
- •
Các trường học tại San Francisco, bang California sẽ bị tước bỏ những tên vốn vinh danh các lãnh đạo nổi tiếng của Hoa Kỳ nhưng bị Hội đồng trường học của San Francisco coi là không xứng đáng vì có liên quan đến chế độ nô lệ hoặc các mối quan hệ “ô nhục” khác, bao gồm cả các Tổng thống George Washington, Abraham Lincoln và Thomas Jefferson.
Nhà tự nhiên học John Muir, Luật sư Francis Scott Key, người viết lời cho bài quốc ca Mỹ và Linh mục Công giáo Junipero Serra cũng nằm trong danh sách xóa bỏ tên này.
Tổng cộng 44 trường sẽ bị đổi tên, bất chấp các nhà phê bình quyết định này cho rằng ủy ban có nhiệm vụ chọn các trường [để đổi tên] đã không tiếp thu đủ ý kiến từ các nhà lịch sử học và thiếu kiến thức về tên trường hiện tại
San Francisco Chronicle đưa tin: “Lấy một ví dụ, ủy ban này không biết Trường Trung học Roosevelt lấy theo tên của [Tổng thống] Theodore [Roosevelt] hay [Tổng thống] Franklin Delano [Roosevelt].”
Mặc dù nhiều người cho rằng thành phố San Francisco có nhiều vấn đề quan trọng hơn cần phải giải quyết như đại dịch virus corona, việc sử dụng ma túy quá liều tràn lan, và vấn nạn vô gia cư đang diễn ra, nhưng Hội đồng trường học của thành phố tin rằng họ có thể giải quyết nhiều vấn đề, bao gồm việc xóa bỏ lịch sử ra khỏi các trường học.
Chronicle đã đưa tin về động thái gây tranh cãi này, bao gồm cả việc tước bỏ tên của một ngôi trường mang tên Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein bởi vì khi còn là Thị trưởng thành phố, bà đã thay thế một lá cờ của Liên minh Miền Nam tại Tòa thị chính sau khi nó bị phá hoại.
Cuộc tranh luận kéo dài nhiều tháng đã thu hút sự chú ý của cả nước, với việc Tổng thống khi đó Donald Trump đăng tweet về nó, châm ngòi cho một cuộc chiến văn hóa đang diễn ra và đã gia tăng trong những tháng gần đây.
Nhiều phụ huynh ở San Francisco cũng như Thị trưởng London Breed cho rằng quyết định này không đúng lúc trong bối cảnh đại dịch đang hoành hành và sẽ ảnh hưởng đến trẻ em, đặc biệt là học sinh da màu và thậm chí đối với cả những học sinh không học tại các trường phải đổi tên. Hôm thứ Ba (26/1), một số người đã chỉ trích Hội đồng này đang tập trung vào chủ nghĩa tượng trưng hơn là vấn đề thực tế cấp bách mà học sinh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về mặt học tập, xã hội và tình cảm khi những học sinh này đang tiến gần đến một năm phải học từ xa.
Việc đổi tên trường có khả năng sẽ tốn kém. Không rõ học khu [San Francisco] sẽ chi bao nhiêu cho biển hiệu mới, việc sơn lại các sân thể thao hoặc các phòng tập thể dục, thể thao, ban nhạc hoặc đồng phục khác cũng như các chi phí hành chính khác. Tuy nhiên, dựa trên các học khu khác trên toàn quốc, San Francisco có thể tốn ít nhất 1 triệu đô la để đổi tên 44 trường và có khả năng sẽ chi phí nhiều hơn đáng kể. Học khu này phải đối mặt với thâm hụt ngân sách to lớn có thể lên đến 75 triệu đô la trong năm học tới. Chương trình làm việc tối thứ Ba (26/1) của Hội đồng không bao gồm các khoản mục liên quan đến tác động về mặt học tập hoặc sức khỏe đối với học sinh hoặc về việc mở cửa lại cho những học sinh nhỏ tuổi nhất hoặc dễ bị tổn thương nhất.
Một số tên trường từ lâu đã bị phản đối trước khi nỗ lực “văn hóa xóa sổ” này diễn ra, bao gồm Trường Trung học James Denman bởi vì ông Denman muốn từ chối các học sinh Trung Quốc vào các trường công, và Trường tiểu học Adolph Sutro vốn đặt theo tên của một người đàn ông phân biệt đối xử với người da đen.
Hội đồng cũng nhất trí bỏ phiếu để đưa ra lời xin lỗi chính thức tới các gia đình người Mỹ bản địa vì “hành vi đánh cắp đất đai cũng như nỗi đau và chấn thương do hình ảnh, sách giáo khoa và những linh vật phân biệt chủng tộc gây ra, đồng thời phân bổ 200.000 đô la cho Chương trình Giáo dục người Mỹ da đỏ của học khu”.
Hội đồng cũng sẽ yêu cầu học khu xóa bỏ tất cả các định kiến về Lễ Tạ ơn như mũ trùm đầu, và xóa bỏ “thông tin sai lệch” trong sách giáo khoa, bao gồm cả việc Pocahontas là một “tù nhân tự nguyện và tò mò.”
Hội đồng trường học của San Francisco đã bỏ phiếu để thay đổi tên của các trường sau:
1/Trường Trung học Balboa (Nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Vasco Nunez de Balboa)
2/Trường Trung học Abraham Lincoln (Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln)
3/Trường Trung học Mission (theo tên của khu định cư tôn giáo Mission Dolores)
4/Trường Trung học George Washington (Tổng thống Mỹ đầu tiên George Washington)
5/Trường Trung học Lowell (Nhà thơ/nhà phê bình James R. Lowell)
6/Trường Trung học James Denman (Nhà sáng lập trường San Francisco đầu tiên)
7/Trường Trung học Everett (chính khách người Mỹ Edward Everett)
8/Trường Trung học Herbert Hoover (Tổng thống Mỹ Herbert Hoover)
9/Trường Trung học James Lick (Nam tước/nhà bất động sản James Lick)
10/Trường Trung học Presidio (Theo tên của một đồn quân sự ở San Francisco)
11/Trường Trung học Roosevelt (Tổng thống Theodore Roosevelt hoặc Tổng thống F.D Roosevelt)
12/Trường k-8 Lawton (sĩ quan lục quân Henry Ware Lawton)
13/Trường Clair Lilienthal (Thành viên Hội đồng trường học của San Francisco Clair Lilienthal)
14/ Trường K-8 Paul Revere (nhà yêu nước cách mạng Mỹ Pau Revere)
15/Trường Tiểu học Alamo (Theo tên của một loài cây dương hoặc một địa điểm diễn ra cuộc chiến cách mạng Texas)
16/Trường Tiểu học Alvarado (Nhà chinh phục Pedro de Alvarado)
17/Trường Tiểu học Bryant (Tác giả Edwin Bryan)
18/Cộng đồng Đệ nhị Tiểu học Clarendon và Chương trình hai nền văn hóa song ngữ Nhật Bản Edward Hyde (Bá tước/chính trị gia người Anh Clarendon)
19/Trường Tiểu học El Dorado (Theo tên của Thành phố Vàng huyền thoại El Dorado)
20/Trường Tiểu học Dianne Feinstein TNS Hoa Kỳ và cựu thị trưởng San Francisco Dianne Feinstein)
21/Trường Tiểu học Garfield (Tổng thống Mỹ James Garfield)
22/Trường Tiểu học Grattan (Tác giả người Ireland William Henry Grattan)
23/Trường Tiểu học Jefferson (Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson)
24/Trường Tiểu học Francis Scott Key (Nhà soạn nhạc của bài quốc ca “Star Spangled Banner”)
25/Trường Tiểu học Frank McCoppin (Thị trưởng San Francisco Frank McCoppin)
26/Trường tiểu học McKinley Elementary (Tổng thống Mỹ William McKinley)
27/Trường Tiểu học Marshall (công nhân xưởng cưa James Wilson Marshall tại nhà máy của Sutter)
28/Trường Tiểu học Monroe (Tổng thống Mỹ James Monroe)
29/Trường Tiểu học John Muir (Nhà Tự nhiên học John Muir)
30/Trường Tiểu học Jose Ortega (Nhà khai hoang Tây Ban Nha Jose Ortega)
31/Trường Tiểu học Sanchez (Nhà truyền giáo Tây Ban Nha Jose Bernardo Sanchez)
32/Trường Tiểu học Junipero Serra (Linh mục Tây Ban Nha Junipero Serra)
33/Trường Tiểu học Sheridan (Tướng Philip Sheridan)
34/Trường Tiểu học Sherman (Tướng William Tecumseh Sherman)
35/Trường Tiểu học Commodore Sloat (Sĩ quan Hải quân John Sloat)
36/Trường Tiểu học Robert Louis Stevenson (Tác giả Robert Louis Stevenson)
37/Trường Tiểu học Sutro (Thị Trưởng San Francisco Adolph Sutro)
38/Trường Tiểu học Ulloa (Tướng người Tân Ban Nha Don Antonio de Ulloa)
39/Trường Tiểu học Daniel Webster (Chính khách Hoa Kỳ Daniel Webster)
40/Trường Giáo dục Sớm Noriega (không rõ)
41/Trường Presidio EES (Tên của một đồn quân sự ở San Francisco)
42/Trường Stockton EES (Thiếu tướng Hải quân Robert F. Stockton)
Gia Huy (Theo Breitbart News)
Xem thêm:
Từ khóa Văn hóa hủy bỏ Trường học Mỹ San Francisco Dòng sự kiện