Ẩn tình đằng sau việc Bắc Hàn phát triển tên lửa và ván bài của Trung Quốc
- Thành Đô
- •
Bắc Triều Tiên vừa phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mà các chuyên gia nhận định có thể đã vươn được tới tiểu bang Alaska, Hoa Kỳ. Tại sao một quốc gia nghèo khó và bị cô lập trong suốt nhiều thập kỷ qua lại có thể sở hữu được kỹ thuật tên lửa tiên tiến như vậy? Chắc hẳn chế độ Bình Nhưỡng phải có các thế lực chống lưng? Bài viết dưới đây sẽ giải mã phần nào những ẩn tình đó.
1. Kỹ thuật vũ khí hạt nhân
Kỹ thuật bí mật của Trung Quốc
Đã từ lâu Bắc Triều Tiên đã mong muốn có thể sở hữu vũ khí hạt nhân. Mặc dù đây là một quốc gia thiếu hụt nguồn năng lượng, trong nước không sản xuất được dầu mỏ, trữ lượng than đá có hạn, nhưng ngược lại lại có mỏ Uranium phong phú, có trữ lượng than chì cũng nổi danh hàng đầu thế giới.
Dựa trên thế cục quốc tế thì điều Bắc Triều Tiên cần là, kiên định quyết tâm tiến hành nghiên cứu hạt nhân. Năm 1953, chiến tranh vừa kết thúc, ông Kim Nhật Thành nói với các lãnh đạo cấp cao Bắc Triều Tiên rằng, nhất định phải có vũ khí hạt nhân, từ đó nước này bắt đầu thăm dò phát triển loại vũ khí hủy diệt này.
Một nguồn tin giấu tên cho hay căn cứ vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên là toàn bộ công xưởng hạt nhân ở Hành Dương, Trung Quốc chuyển sang. Ngày 31 tháng 5 năm 1958, Tổng bí thư đương thời của Trung Ương ĐCSTQ, ông Đặng Tiểu Bình đã phê phán phương án tiêu điểm “5 xưởng 3 mỏ” mà cơ bộ 2 báo cáo lên, đó là xưởng Uranium Hành Dương (xưởng 272), xưởng nhiên liệu hạt nhân nguyên kiện Bao Đầu (xưởng 202), xưởng làm giàu Uranium Lan Châu (xưởng 504), xí nghiệp liên hợp năng lượng nguyên tử Tửu Tuyền (xưởng 404), căn cứ chế tạo vũ khí hạt nhân Tây Bắc (xưởng 221) và mỏ Uranium huyện Sâm tỉnh Hồ Nam (mỏ 711), mỏ Uranuim Đại Phổ Hành Dương (mỏ 712), mỏ uranium ở Thượng Nhiêu Giang Tây (mỏ 713).
Công ty TNHH Uranium 272 Trung Quốc (nguyên là xưởng công nghiệp hạt nhân 272, sau gọi tắt là xưởng 272). Xưởng 272 nằm ở Hành Dương Hồ Nam, nằm ở đoạn sông cong hình chữ S chạy qua Hồ Nam của sông Tương, các phía Nam, Tây, Bắc đều bị sông Tương bao quanh, Nam cách sông Tương 3 km, Tây cách sông Tương 5 km, Bắc cách sông Tương ước khoảng 2km, đông cách tuyến đường sắt Bắc Kinh Quảng Châu, quốc lộ 107 và đường cao tốc Kinh Chu ước chừng 3km. Công xưởng có tuyến đường sắt chuyên dụng riêng và có kết nối với tuyến đường sắt Quảng Châu Bắc Kinh, giao thông hết sức thuận tiện.
Là xưởng tinh lọc uranium cỡ lớn đầu tiên của Trung Quốc, khởi công xây dựng vào tháng 8 năm 1958. Xưởng 272 là hạng mục trọng điểm nhất trong kế hoạch “2-5” của Trung Quốc mà trong đó Liên Xô viện trợ, là xưởng uranium có quy mô sản xuất lớn nhất, sản xuất hoàn chỉnh nhất, hệ thống nhất trong hệ thống các xưởng uranium của Trung Quốc. Các tài liệu nhiệm vụ thiết kế sơ bộ, quy trình công nghệ sản xuất đều do viện thiết kế Mat-xcơ-va Liên Xô đề xuất và lên kế hoạch, các thiết bị then chốt là do Liên Xô cung cấp. Là xưởng tinh lọc uranium đầu tiên của Trung Quốc, xưởng 272 đảm nhận nhiệm vụ luyện ra uranium dioxide từ quặng uranium và quặng uranium tinh. Vào tháng 10 năm 1962, xưởng đã sản xuất ra lô sản phẩm đầu tiên với nguyên liệu quặng lấy ở mỏ quặng uranium Lâm Châu.
Từ năm 1997 đến hiện nay, xưởng 272 lần lượt tiến hành hoàn thiện và mở rộng đối với tuyến sản xuất tinh lọc uranium, để thích ứng với sự thay đổi của kết cấu nguyên liệu và đáp ứng nhu cầu nguyên liệu hạt nhân không ngừng tăng trưởng. Hiện nay đã hình thành hai tuyến sản xuất hoàn chỉnh tinh lọc uranium nồng độ cao và nồng độ thấp. Xưởng tuyến 1 thì đi vào sản xuất vào tháng 8 năm 1963, sau đó thì vào tháng 6 năm 1964, tháng 5 và tháng 11 năm 1965, thì lại có xưởng tuyến 2, tuyến 3, tuyến 4 đi vào sản xuất, do sự điều chỉnh của kết cấu hệ thống sản xuất uranium của xưởng 272, nên tuyến nung chảy uranium của xưởng 272 ngừng hoạt động vào năm 1994, và vào năm 2005 thì bắt đầu giải tán, hiện nay đã nghiệm thu. Kho chất thải quặng thì được thiết kế vào tháng 8 năm 1958, tháng 11 năm 1963 đi vào sử dụng, tháng 12 năm 1994 ngừng sản xuất và giải tán, kho chất thải xử lý giai đoạn một xung quanh đập và công trình bờ đê ngăn nước bùn năm 2009 do cục khoa học công nghiệp quốc phòng tổ chức hoàn thành và nghiệm thu. Ngoài ra, năm 2008 lại triển khai công trình chỉnh lý an toàn cho kho chất thải uranium, và hoàn thành nghiệm thu. Hiện nay bộ máy sản xuất hiện tại của xưởng 272 chủ yếu là ở tuyến sản xuất tinh lọc uranium, kho 305, hiện đang vận hành thử có tuyến sản xuất chuyển hoá uranium. Xưởng 272 hiện có chính thức 1168 nhân công.
Mỏ 712, nằm tại huyện Hành Đông tỉnh Hồ Nam nằm trong dải đồi núi màu nâu của Đại Phổ, năm 1958 bắt đầu khai thác quặng, được mệnh danh là ngọn núi có 10 dặm quặng, có 5 khu công nghiệp, thời kỳ huy hoàng nhất có hơn 1 vạn người, cấp bậc rất cao, cấp chuyên gia địa chất, thuộc vào cơ bộ số 2 trực thuộc xí nghiệp lớn. Khu vực mỏ cách đường sắt Bắc Kinh Quảng Châu khoảng 5km. Mỏ uranium sớm nhất của Trung Quốc là ẩn tàng ở đây. Uranium, nguyên liệu cho bom nguyên tử, vật chất có tính phóng xạ, có hại rất lớn đối với cơ thể người, thuộc đơn vị công nghiệp quân đội, đánh số là 712. Năm 1985 ngừng sản xuất. Năm 2003 phá sản. Năm 2009 thì toàn bộ chuyển đến khu Đại Hoa thành phố Hành Dương. Mỏ uranium 712 của Hành Dương là đơn vị quốc phòng bảo mật, địa chỉ nhận thư là “ hộp thư số 20 thành phố Hành Dương”, trên bản đồ thì rất khó tìm được tung tích của nó.
Vài năm trước, Wikileaks từng cung cấp tình hình cụ thể về giao dịch Trung – Triều trong thời gian ngắn, sau đó thì bị xoá đi. Wikileaks tiết lộ rằng, thủ hạ điệp viên của Phó Thủ tướng Trung Quốc, ông Tiền Kỳ Sâm mật báo với Mỹ rằng, Bắc Hàn căn bản không có vũ khí hạt nhân, đều là Bắc Kinh bí mật bố trí, mục đích là cân bằng ảnh hưởng với Mỹ tại Đài Loan. Hai nước Trung – Triều hát song ca, thông qua “hội đàm sáu bên” vĩnh viễn nghị mà không quyết, quyết mà không làm để đấu tranh cho việc Mỹ buông bỏ Đài Loan, nếu không thì sẽ phải đối diện với chiến tranh mà “đại lý hạt nhân” Bắc Hàn phát động. ĐCSTQ có thể đứng ngoài cuộc, ngồi thu thành quả chiến tranh.
Trước đây, nhân viên thông tin của bộ công nghiệp hạt nhân Trung Quốc tiết lộ, nhân viên kỹ thuật hạt nhân Bắc Hàn vẫn luôn được huấn luyện ở Trung Quốc, những kỹ thuật tối tân nhất đều đến từ Trung Quốc. Trung Quốc trên thực tế là khống chế những kỹ thuật và nguyên liệu then chốt, nhân viên kỹ thuật tối tân của kỹ thuật hạt nhân Bắc Hàn, thậm chí là một số thực nghiệm đều là được hoàn thành bí mật ở các cơ sở hạt nhân tại Trung Quốc.
Chiều muộn ngày 11 tháng 2 năm 2013, trang web của quốc hội nước Mỹ chính thức công bố “biện pháp ngăn chặn khuyếch tán [vũ khí hạt nhân] tới Iran, Bắc Hàn và Syria”, thực thi chế tài ngăn chặn đối với xí nghiệp và cá nhân của nhiều nước, trong đó bao gồm công ty TNHH Bội Thông thành phố Thẩm Quyến, công ty xuất nhập khẩu máy móc tinh vi Trung Quốc, công ty Thịnh Huy Đại Liên, các xí nghiệp và cá nhân trong Trung Quốc Đại Lục của tập đoàn Bảo Lợi. Ngoài ra nguồn tin còn cho hay, sau khi Bắc Hàn nắm được kỹ thuật hạt nhân mà Trung Quốc cung cấp, thì còn chuyển giao kĩ thuật hạt nhân, tài liệu hạt nhân cho Iran, đi qua vùng biển quốc tế thì không cách nào qua, đều là thông qua không phận và lãnh thổ Trung Quốc mà tiến hành.
Chuyên gia của Liên Xô sang Bắc Triều Tiên
Năm 1962 chuyên gia của Liên Xô cũ là Kedorov và những người khác nhận lời mời đến vùng núi phía bắc của Bắc Triều Tiên, kiến tạo công trình ứng dụng năng lượng hạt nhân một cách hoà bình – Trung tâm nghiên cứu năng lượng hạt nhân Yongbyon, ở đây tập trung hơn 100 nhân viên nghiên cứu kỹ thuật hạt nhân, trong đó đại đa số đều là những người trẻ tuổi từng được tu nghiệp vật lý hạt nhân ở Liên Xô. Khi Kedorov trả lời phỏng vấn sau thời kỳ chiến tranh lạnh, thì nói rằng ở đây ông và các chuyên gia Liên Xô khác truyền thụ kỹ thuật hạt nhân cho Bắc Triều Tiên. Các chuyên gia Liên Xô bí mật kiến tạo một mô hình nghiên cứu lò phản ứng nước nhẹ mang số hiệu IRT-2000, dưới yêu cầu mạnh mẽ của Bắc Triều Tiên, trong các văn kiện liên hệ hai bên, thì kế hoạch giúp đỡ xây dựng này được dùng với biệt hiệu là “công xưởng gia cụ”. Hạng mục này ở Bắc Triều Tiên cũng được đưa vào hàng cơ mật nhất, nghiêm cấm tin tức tiết lộ ra ngoài. Năm 1965 thì lò phản ứng hạt nhân xây xong, các chuyên gia Liên Xô rời Yongbyon về nước.
Mục đích của việc Bắc Triều Tiên xây dựng lò phản ứng nước nhẹ là để chuẩn bị chế tạo vũ khí hạt nhân, nhưng trong lò phản ứng nước nhẹ lại khó mà chắt lọc ra được nguyên liệu phải có để chế tạo vũ khí hạt nhân – plutonium, do vậy, đối với Bắc Triều Tiên mà nói, lò nước nhẹ chỉ là bắt đầu một kế hoạch to lớn. Sự hoàn thành của lò phản ứng nước nhẹ cũng khiến cho Mỹ chú ý, từ những năm 60 của thế kỷ trước thì Mỹ đã bắt đầu giám sát trọng điểm trung tâm hạt nhân Yongbyon, lò phản ứng nước nhẹ mà nhóm của Kedorov xây dựng vào năm 1965 thì đã bị vệ tinh trinh sát của Mỹ chụp được, sau đó năm 1967, năm 1970, 1975 thì các công trình hạt nhân mới của Yongbyon không ngừng gia tăng, nhưng những tin tức này lại không thu hút được sự quan tâm đầy đủ của nước Mỹ. Căn cứ theo một báo cáo 350 trang của CIA về việc Bắc Triều Tiên bí mật phát triển hạt nhân, cho đến năm 1984 thì Mỹ mới thực sự lo lắng về tình huống vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Bởi vì họ phát hiện ra rằng Bắc Triều Tiên đang xây dựng lò phản ứng chì đen có thể chế tạo plutonium- nguyên liệu có thể chế tạo vũ khí hạt nhân.
Trên tổng thể mà nói, hiện nay không có tài liệu cho thấy, nghiên cứu hạt nhân của Bắc Triều Tiên vào những năm 80 đạt được tính đột phá tiến triển gì. Năm 1991 Liên Xô giải thể, mới mang đến một cơ hội tốt lần thứ 2 cho chế độ nhà Kim trong việc phát triển vũ khí hạt nhân, rất nhiều nhân viên khoa học nghiên cứu vũ khí hạt nhân của Liên Xô cũ được Bắc Triều Tiên bí mật thuê về. Tháng 12 năm 1992, Bộ trưởng An ninh của Nga là Victor Balanikov khi nói ở Quốc hội thì tiết lộ rằng, bộ phận mà ông lãnh đạo, đã ngăn cản 64 chuyên gia tên lửa, đi về “nước thứ 3”, chế tạo “tên lửa có thể phát xạ đầu đạn hạt nhân.” “Nước thứ 3 này”, chính là Bắc Triều Tiên – Căn cứ theo tin mà “The Sunday Times” đưa, ngày 8 tháng 12 năm đó, bộ đội đặc nhiệm của Nga đã tập kích bất ngờ một máy bay dường như là máy bay bay từ Mat-xcơ-va, trên máy bay có 36 chuyên gia vũ khí hạt nhân của Nga, “những chuyên gia này là Bắc Triều Tiên chọn ra từ những sở nghiên cứu vũ khí hạt nhân tuyệt mật trên núi Ural, họ là vì mức lương từ 1500 cho đến 3000 USD/tháng mà nhận lời mời về làm việc cho kế hoạch vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.”
Rốt cuộc có bao nhiêu chuyên gia vũ khí hạt nhân của Liên xô cũ mà Bắc Triều Tiên thuê được, thì hiện nay không có tài liệu nào có thể nói rõ. Nhưng điều có thể tham khảo là: Theo ước lượng của Cục chuyên trách Trung Quốc của nước Mỹ, sau khi Liên Xô giải thể, “ước chừng khoảng 900 nghìn người bị thanh trừ khỏi công nghiệp hạt nhân, trong đó có khoảng 2000 nhà khoa học nắm giữ tường tận tri thức thiết kế vũ khí hạt nhân, 3000 đến 5000 nhân viên kỹ thuật biết làm thế nào để sản sinh ra nguyên liệu phân hạch nồng độ cao.” Hơn nữa, những nhà khoa học may mắn giữ được việc làm thì đại bộ phận cũng đối mặt với hoàn cảnh khó khăn là đãi ngộ sụt giảm thậm chí bị thiếu nợ tiền lương thời gian dài. Những nhà khoa học và nhân viên kỹ thuật này, không còn nghi ngờ gì nữa, đều là đối tượng mà Bắc Triều Tiên vô cùng mong muốn giành được.
Pakistan chế tạo kỳ thực cũng là Trung Quốc chế tạo
Bắc Triều Tiên còn kiến lập quan hệ với “cha đẻ về đạn hạt nhân” của Pakistan là Abdul Qadeer Khan. Sau khi bị bắt thì người này tự miệng công nhận, sau năm 1990 ông đã từng bán cho Bắc Triều Tiên khoảng 20 máy phân ly li tâm làm giàu uranium thuộc hai loại là P-1 và P-2, ông còn đã từng viếng thăm Bắc Triều Tiên, tham quan các công trình hạt nhân ở đây. Các nhân viên nghiên cứu hạt nhân của Bình Nhưỡng cũng từng bí mật ghé thăm Pakistan. Các chuyên gia về cơ cấu năng lượng nguyên tử quốc tế từng chỉ ra, kỹ thuật sản xuất Plutonium của lò phản ứng hạt nhân Yongbyon chỗ nào cũng có dấu vết của “Pakistan chế tạo”
Tổng thống cũ của Pakistan là Musharraf tiết lộ, chính quyền Bắc Triều Tiên và hệ thống mạng lưới hạt nhân ngầm do Abdul Qadeer Khan chủ trì có tồn tại giao dịch bí mật về kỹ thuật hạt nhân. Qadeer Khan là tiến sỹ ngành luyện kim, từng làm việc ở một công ty làm giàu uranium ở Châu Âu, năm 1975 mang theo bản vẽ của “máy phân ly li tâm” rồi bí mật về nước, chủ trì nghiên cứu vũ khí hạt nhân, sau đó được tô vẽ thành “cha đẻ về đạn hạt nhân” của Pakistan. Musharraf thừa nhận, dưới sự chủ trì của Qadeer Khan, vũ khí hạt nhân của Pakistan phát triển, trong thời gian dài “thông qua một mạng lưới ngầm hoạt động ở các quốc gia phát triển Châu Âu để lấy được những nguyên liệu và kỹ thuật cần thiết.”
Sau đó không lâu, Qadeer Khan cũng tự lập ra mạng lưới hạt nhân ngầm của mình, Bắc Triều Tiên là khách hàng chủ yếu của ông. Musharraf nói: “Năm 1999 tôi nhận được một báo cáo, nói một số chuyên gia hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã đóng giả thành các kỹ sư tên lửa rồi đến phòng thí nghiệm của Qadeer Khan, lắng nghe báo cáo cơ mật liên quan đến máy phân ly ly tâm, thậm chí còn đến cơ sở tiến hành tham quan…… kết quả điều tra cho thấy rõ rằng, Qadeer Khan đã bắt đầu các hoạt động phi pháp của mình từ năm 1987, mới nhất là với Iran. Từ năm 1994 đến năm 1995, Qadeer Khan hạ lệnh sản xuất 200 máy phân ly ly tâm loại P-1 mà Pakistan đã vứt bỏ vào những năm 80 của thế kỷ 20, những máy phân ly ly tâm này được chuyển đến Dubai, rồi lại chuyển đến những nơi khác trên thế giới. Trên tổng thể mà nói, sự việc được tiết lộ ra khiến người ta phải lo lắng: Qadeer Khan lấy cơ sở ở Dubai làm trung tâm, kinh doanh một mạng lưới truyền bá kỹ thuật hạt nhân ngầm mang tính toàn cầu….Qadeer Khan cung cấp cho Bắc Triều Tiên hai loại máy phân ly ly tâm là P-1 và P2, ông còn cung cấp cho chế độ nhà Kim máy đo và một số máy phân ly ly tâm và dầu chuyên dụng, hơn nữa còn truyền thụ kỹ thuật máy phân ly ly tâm, bao gồm việc dẫn người đi tham quan phân xưởng phân ly ly tâm cơ mật tối cao.”
Qadeer Khan là “anh hùng dân tộc” của Pakistan, Musharraf thừa nhận mình không có năng lực dùng Pháp luật để xử lý ông ta. Kết quả thoả hiệp của hai bên là: Qadeer Khan thừa nhận trên đài truyền hình trung ương rằng bản thân mình là người lãnh đạo của mạng lưới hạt nhân ngầm đối với quốc tế, Musharraf thì dựa vào lý do là Qadeer Khan đã có cống hiến to lớn đối với quốc gia mà xá miễn cho ông ta. Mạng lưới ngầm của Qadeer Khan to lớn như vậy, khiến cho Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tham dự điều tra phải kinh ngạc, “ước chừng có khoảng hơn 30 công ty của 30 quốc gia đặt chân vào thị trường hạt nhân đen này.” Tổng giám đốc cũ IAEA là Mohamed El-Baradei cho rằng, trong quá trình Bắc Triều Tiên có các hoạt động ngầm về hạt nhân, “Qadeer Khan có thể chỉ là một mắt xích trong việc hợp tác giữa các quốc gia”, bởi vì trong thư tay tịch thu được, Qadeer Khan tiết lộ, các lãnh đạo cấp cao của quân đội Pakistan từng chỉ thị cho ông ta hợp tác với Bắc Triều Tiên.
Thượng tá không quân Mỹ là Charles D.Lutes đã nói trong bài báo “kẻ khuyếch tán vũ khí hạt nhân mới”, rằng Pakistan thông qua tổ chức ngầm, để bán ra kỹ thuật hạt nhân cho các quốc gia là Bắc Triều Tiên, Iran. Học giả Hà Thanh Liên nói, vũ khí của Bắc Hàn là do thời kỳ Giang Trạch Dân giúp đỡ phát triển, nhưng vùng biên giới của Trung – Triều đã sớm trở thành chỗ chất đống phế liệu hạt nhân. Kết quả của việc ‘nuôi sói là nó lại cắn vào tay người cho ăn’, những hậu quả và điều rắc rối này là Bắc Kinh không thể thừa nhận với bên ngoài cho dù thế nào đi nữa.
Nhưng kỹ thuật hạt nhân của Pakistan lại là từ đâu đến? ông Hoàng Từ Bình cựu nhân viên sở nghiên cứu nguyên tử Trung Quốc nói: “Những năm 1980, tôi làm ở sở nghiên cứu năng lượng nguyên tử Trung Quốc, một trong những công việc mà chúng tôi làm, là truyền kỹ thuật hạt nhân cho Pakistan và các quốc gia khác. Chuyên gia của họ đến học tập, Trung Quốc (bao gồm cả sở của chúng tôi) cũng phái chuyên gia chuyên môn đi Pakistan để cung cấp chỉ đạo kỹ thuật.”
Ngoại trừ kỹ thuật hạt nhân, còn có nguyên liệu hạt nhân. Năm 2009, tờ Washington Post (Mỹ) đã trích dẫn lời của “cha đẻ về đạn hạt nhân” của Pakistan là Abdul Qadeer Khan nói rằng: “Năm 1982 Trung Quốc đã cung cấp cho Pakistan 50 kg uranium đã làm giàu cấp vũ khí, đủ để chế tạo hai quả bom hạt nhân. Tháng 9 năm 2001, công ty thiết bị luyện kim Trung Quốc (MECC), đã bị Mỹ phạt vì bán ra phụ kiện tên lửa cho Pakistan. Ông Hoàng Từ Bình nói: “bởi vì Trung Quốc và Ấn Độ có quan hệ không tốt, do vậy Trung Quốc giúp Pakistan (phát triển vũ khí hạt nhân), để đối kháng với Ấn Độ. Tận mắt chứng kiến những cách làm không có trách nhiệm này, tôi bắt đầu nghĩ việc những kỹ thuật tiên tiến này rốt cuộc sẽ mang lại phúc lợi hay tai họa cho nhân loại, nó đã trở thành một vấn đề rất lớn”.
2. Kỹ thuật tên lửa
Chuyển nhượng Kỹ thuật của Liên Xô
Tuần báo “sứ giả công nghiệp quân sự” của Nga, kỳ 10 năm 2016, có đăng bài viết của tác giả Vasily Kashen là cứu viên cấp 1 của viện nghiên cứu viễn, có tiêu đề: viễn đông nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo. Bài viết hồi tưởng lại bước khởi đầu và phát triển kỹ thuật tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên, đều cập đến việc Trung Quốc và Liên Xô cũ chuyển nhượng kỹ thuật tên lửa cho Bình Nhưỡng: “Chính quyền Bắc Triều Tiên đã xảo diệu lợi dụng hứng thú của Trung Quốc và Liên Xô trong việc duy trì một vùng đệm cho các quốc gia chủ nghĩa xã hội trên bán đảo Triều Tiên và sự đấu tranh kịch liệt giữa hai nước Liên Xô và Trung Quốc đề ra chiến thuật vũ khí tên lửa, sau đó là chuyển nhượng kỹ thuật sản xuất, trở thành cơ sở sớm nhất cho việc Bắc Triều Tiên nắm vững nghiên cứu tên lửa và kỹ thuật chế tạo. Những năm 70, Trung Quốc giúp Bắc Triều Tiên tổ chức vài loại hệ thống cải tiến, kéo dài tuổi thọ và chăm sóc những vũ khí tên lửa chiến thuật do Liên Xô chế tạo, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không S-75 và hệ thống tên lửa chống chiến hạm P-15. Năm 1971, hai nước ký kết hiệp nghị hợp tác khoa học kỹ thuật, Bắc Triều Tiên có được sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật và huấn luyện cán bộ.
Theo phỏng đoán (chưa qua chứng thực), năm 1972 Bình Nhưỡng đã có được từ Liên Xô một chút hệ thống tên lửa 9K72 (sử dụng tên lửa R-17). Trong nhiều năm Bắc Triều Tiên vẫn luôn có thể lấy được loại vũ khí này, nhưng vì thiếu tin tưởng lẫn nhau, nên Liên Xô hạn chế ở mức chuyển nhượng hệ thống “mặt trăng” và “mặt trăng-M” không tiên tiến lắm, sử dụng tên lửa không điều khiển. Cùng năm đó, Bình Nhưỡng dưới sự giúp đỡ của Bắc Kinh đã tự sản xuất S-75 và bản sao của tên lửa P-15 (chính xác mà nói thì là phiên bản Trung Quốc – HQ-2 và HY-1). Như vậy, Bắc Triều Tiên đã gặt hái được những kinh nghiệm trang bị tương đối phức tạp. Chế độ Bình Nhưỡng bắt đầu bắt chước loại hình tên lửa chiến thuật và những cái khác của Liên Xô, ví dụ như hệ thống tên lửa chống tăng “hài nhi” và hệ thống tên lửa phòng không cơ động “Tiễn”. Khi cần thì mua về các hàng mẫu từ các quốc gia đang phát triển đã mua vũ khí của Liên Xô, đầu tiên là Ai Cập, để nghiên cứu và bắt chước.
Trung Quốc tiếp tục chuyển nhượng kỹ thuật. Hai nước từng có ý đồ liên hợp thực thi chiến dịch hạng mục tên lửa chiến thuật, nhưng chưa thành công. Cuối cùng, vào năm 1976 Bắc Triều Tiên lại mua một lô tên lửa R-17, lần này thì nước bán là Ai Cập. So với những giao dịch với Liên Xô thì không giống, vụ giao dịch với Cairo năm 1972 thì xác định là không còn nghi ngờ gì nữa. Cấu tạo của lô tên lửa này là rất có ích đối với việc nghiên cứu và bắt chước của Bắc Triều Tiên.” Theo tin đưa từ Hàn Quốc, vào những năm 60 Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu tên lửa bắn ngầm “Sóng lớn số 1”, phải qua hơn mười năm mới gặt hái được thành công. Tên lửa bắn ngầm “Bắc Cực Tinh” mà Bắc Triều Tiên bắn ra và “sóng lớn-1” có ngoại hình và độ dài tương tự, đều là hoả tiễn nhiên liệu thể rắn cấp 2, hơn nữa hai loại tên lửa này phần thân sau khi bay khỏi mặt nước thì phương thức kích nổ cũng tương tự. Bình luận viên phòng vệ Hàn Quốc suy đoán, không loại trừ khả năng Bắc Triều Tiên lấy được ống phát xạ hoặc kỹ thuật động cơ nhiên liệu rắn từ Trung Quốc.
Ngày 13 tháng 4 năm 2017 tờ Washington post đã tiết lộ, trong tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên có ảnh hưởng của rất nhiều công ty Trung Quốc. Bài báo có nói, cho dù ở trường hợp công khai thì Trung Quốc nói cần phải ức chế thái độ của Bắc Triều Tiên, nhưng các xí nghiệp Trung Quốc đã ngấm ngầm cung cấp cho Bình Nhưỡng các nguyên vật liệu và kỹ thuật có thể dùng để nghiên cứu phát triển tên lửa, bao gồm các vật phẩm và phần mềm nhạy cảm mà Hội đồng bảo an LHQ đã có biện pháp chế tài và mệnh lệnh cấm. Tháng 2 năm ngoái, Bắc Triều Tiên dùng tên lửa “Ngân hà số 3” để đưa một vệ tinh đi vào quỹ đạo. Quân đội Hàn Quốc vớt lên từ biển Hoàng Hải một xác tên lửa được bảo tồn hoàn hảo. Bộ phận tình báo của Mỹ – Hàn sau khi tiến hành phân tích xác của tên lửa thì phát hiện, mặc dù vỏ ngoài của tên lửa là do tự Bắc Triều Tiên chế tạo, nhưng bên trong lại có rất nhiều bộ phận, bao gồm bộ cảm ứng áp lực, bộ truyền cảm, đường dây diện là vận chuyển từ phương Tây vào Bắc Triều Tiên thông qua công ty Trung Quốc.
Bài báo nói, không rõ là Bắc Kinh không biết về vấn đề này, hay là lựa chọn chiến thuật “mắt nhắm, mắt mở’. Nhưng khi Bắc Kinh đối mặt với những lời đề cập như vậy thì thông thường là cự tuyệt không thừa nhận, yêu cầu đối phương cung cấp chứng cứ cụ thể, bao gồm thời gian, địa điểm phát sinh, thông qua người có danh tính là gì v.v. Một phần của báo cáo nói, về phần Bình Nhưỡng thì thường lợi dụng các xí nghiệp Trung Quốc làm người trung gian, từ Châu Âu dẫn về những sản phẩm, vật tư và kỹ thuật trong danh sách cấm vận. Những xí nghiệp Trung Quốc này thường tìm ra phương pháp và đường tắt để tránh chế tài, vận chuyển những vật phẩm và kỹ thuật bị cấm vận vào Bắc Triều Tiên. Báo cáo còn chỉ đích danh công ty THHH Thẩm Dương năm 2015 vi phạm nghị quyết của LHQ, đưa về kỹ thuật mẫn cảm từ Châu Âu rồi cải tiến một chút, sau đó xuất khẩu cho Bắc Triều Tiên.
Ai Cập cung cấp tên lửa Scud do Liên Xô chế tạo
Tháng 6 năm 1973, một đoàn cố vấn quân sự Bắc Triều Tiên với khoảng 1500 người đã đi đến Ai Cập, hỗ trợ phòng không không quân Ai Cập thao tác tên lửa đất đối không ở khu căn cứ phía tây Cairo. Để cảm ơn, năm 1977 Ai Cập chuyển nhượng cho Bắc Triều Tiên hai quả tên lửa R-17E (Scud-B) và ít nhất một chiếc xe bệ phóng 9P117, những vũ khí này đều là năm xưa Liên Xô viện trợ cho Ai Cập. Thế là Bắc Triều Tiên lệnh cho “xưởng cơ giới 25 tháng 1” ( tên gọi đối với bên ngoài là “xưởng chăn heo Bình Nhưỡng”) tiến hành phỏng theo đó chế tạo, tên lửa được làm theo đó được mệnh danh là “Hoá thành số 5”, lô đầu tiên gồm 6 quả được bắn thử vào năm 1984, từ đó khởi phát ngành tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên. Tên lửa Hoá thành số 5 thì có một số cải biến nhỏ đối với thiết kế của tên lửa R-17E nguyên thuỷ, như tăng thêm nhiên liệu, khi sử dụng đầu đạn 1 tấn thì gia tăng tầm bắn từ 280 km lên thành 320 km. Bắc Triều Tiên cải tiến xong thì tiếp tục sản xuất tên lửa đạn đạo 5, đã thay thế hệ thống định vị quán tính Strapdown bằng hệ thống định vị quán tính do tự mình phát triển, tiến hành cải tiến đối với bộ phát động của tên lửa 9D21, còn nghiên cứu chế tạo ra nhiều loại đầu đạn, như đầu đạn nổ cao, đầu đạn chùm và đầu đạn vũ khí sinh hoá.
Tên lửa Hoá thành – 5 là đủ để tấn công 2/3 khu vực của Hàn Quốc, nhưng đối với khu vực phía nam của Hàn Quốc thì vẫn ngoài tầm với. Năm 1988, Bắc Triều Tiên tiến hành cải tiến tên lửa, trên cơ sở của Hoá thành 5 thì làm dài phần đầu đạn hơn, tăng thêm nhiên liệu, đồng thời giảm khối lượng của đầu đạn xuống còn 770kg, cải tiến hệ thống quỹ đạo, nâng cao độ chính xác tấn công. Năm 1990 Bắc Triều Tiên tiến hành bắn thử tên lửa, gọi một cách mỹ miều là Hoá thành 6, tầm bắn của nó đạt tới 500-600 km, có thể bao phủ toàn bộ Hàn Quốc.
Sau khi bắt chước thành công tên lửa Scud, năm 1998 chế độ Bình Nhưỡng nghiên cứu phát triển tên lửa với tầm bắn xa hơn nữa, đây chính là Nodong, tên lửa đạn đạo tầm trung, đây là tên lửa đạn đạo đầu tiên do Bắc Triều Tiên độc lập thiết kế. Cũng giống như tên lửa Scud, tên lửa Nodong cũng sử dụng thiết kế bộ phận phát động lỏng đơn cấp, nhưng tên lửa ngắn, lực đẩy của bộ phận phát động và trọng lượng bắn đi lớn hơn, việc phóng lớn đơn giản như vậy thì khiến độ khó thiết kế nhỏ đi. Tên lửa Nodong dài khoảng 16 m, tổng khối lượng khoảng 16 tấn, khi khối lượng đầu đạn khoảng 1000 kg thì tầm bắn là vào khoảng 1000 đến 1300 km, từ Bắc Triều Tiên bắn thì có thể bao phủ đại bộ phận lãnh thổ Nhật Bản. Năm 1990, vệ tinh trinh sát của Mỹ phát hiện tên lửa Nodong trên bệ phóng, nhưng cho đến tháng 5 năm 1993, Bắc Triều Tiên mới phóng thành công tên lửa Nodong, nghe nói lần phóng thử này có mời cả các quan chức Iran tham quan, tên lửa bắn hướng về phía vùng biển Nhật Bản.
Sau khi Bắc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa Nodong thành công, thì liền nhanh chóng chuyển nhượng kỹ thuật lại cho Iran. Iran tiến hành phát triển trở thành sản phẩm trong nước, rồi đặt tên là tên lửa đạn đạo tầm trung Sao Băng 3, cho đến ngày nay, tên lửa Sao Băng 3 vẫn là vũ khí quan trọng nhất của bộ đội tên lửa của Iran. Sau đó năm 1994, Bắc Triều Tiên tiến một bước để tiến hành thử nghiệm thực tế tên lửa Nodong, vào năm 1995 quân đội nhân dân Bắc Triều Tiên chính thức bắt đầu bố trí tên lửa Nodong. Năm 1993 thủ tướng Pakistan, ông Benazir Bhutto viếng thăm Bình Nhưỡng, trong số nhân viên đi theo có cả “cha đẻ về đạn hạt nhân” A.Q.Khan. Năm 1994, Bắc Triều Tiên xuất khẩu cho Pakistan 10 đến 15 tên lửa đạn đạo, và giúp đỡ về thiết bị và kỹ thuật. Pakistan bắt chước thành công tên lửa Nodong được gọi là Cao Li 1, mà dựa trên cơ sở khác Pakistan mở rộng phạm vi nguyên cứu để chế tạo được tên lửa gọi là Cao Li 2, với tầm bắn mở rộng đến 2000 km.
Đến năm 2003, Mỹ lại phát hiện ra một loại trên lửa kiểu mới được phát triển dựa theo kỹ thuật tên lửa thời kì 1970 của Liên Xô. Thế là theo thường lệ dựa theo địa điểm phát hiện thì đặt tên nó là tên lửa Musudan. Tên lửa này có thể đặt tại bệ phóng trên xe một cách cơ động, đợi lệnh phóng ra bất cứ lúc nào, cự li bắn có thể đạt tới 2500 km. Bắc Triều Tiên có thể chế tạo tên lửa cao cấp như vậy chứng tỏ rằng nước này có đầy đủ năng lực kỹ thuật để nguyên cứu chế tạo tên lửa xuyên lục địa. Ban đầu sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, Bắc Triều Tiên bằng cách nào đó đã lấy được tài liệu về tên lửa đạn đạo bắn ngầm R-27 của Liên Xô, dùng tài liệu này phát triển ra tên lửa tầm trung Musudan. Tên lửa đạn đạo bắn ngầm của Liên Xô có độ dài 9,65m, mà tên lửa Musudan dài khoảng 12m, đây là bởi vì tên lửa Musudan phóng trên lục địa nên không cần bộ phát động của tên lửa bắn ngầm để rút ngắn chiều dài, mà trình độ kỹ thuật của tự thân Bắc Triều Tiên cũng làm cho tên lửa thay đổi độ dài nhiều, tên lửa Musudan cũng là tên lửa đơn cấp nguyên liệu lỏng, nhưng sử dụng động cơ đẩy N2O4 + Dimethylhydrazine ((CH3)2NNH2), động cơ thiết kế cũng tiên tiến hơn, có tỷ xung tốt hơn, ngoài ra tên lửa Musudan nhỏ hơn tên lửa Nodong, sử dụng xe tam dụng vận chuyển phóng thẳng đứng khiến cho khả năng sống sót lớn hơn, vỏ thân ngoài tiên tiến, kỹ thuật phòng nhiệt đầu đạn nâng cao tỷ lệ thành công khi phóng, khi bố trị tại vùng núi phía bắc của Bắc Triều Tiên có thể bao phủ hoàn toàn Nhật Bản.
Ngày 1/5/2005 Bắc Triều Tiên thí nghiệm bắn một tên lửa tầm ngắn hướng về phía bờ biển Nhật Bản. Tên lửa này đã rớt xuống vùng biển này, tầm bắn của tên lửa từ 100km đến 120km. Tên lửa này được gọi là tên lửa KN-02, một loại cải biến của tên lửa đạn đạo tầm ngắn chấm tròn 9K79 của Nga (Nato gọi là SS-21 Scarab), chủ yếu là tên lửa được năng cao tầm bắn dựa trên cơ sở ban đầu. Kì thực từ năm 1983, Syria giành được tên lửa SS-21 từ Liên Xô. Vào năm 1996 Syria cung cấp kỹ thuật tên lửa SS-21 cho Bắc Triều Tiên, thuyền của Syria vận chuyển tới Bắc Triều Tiên tên lửa hành trình SS-21 tầm bắn khoảng 70km. Sự xuất hiện của tên lửa KN-02 chứng minh rằng Bắc Triều Tiên đã nắm giữ trình độ kỹ thuật tên lửa tiên tiến của thời kỳ 1980 của thế kỉ 20, độ chính xác của tên lửa này khá cao, tỉ lệ sai lệch khoảng 100m.
Bởi vì cấu tạo thiết kế của hỏa tiễn (roket) và tên lửa (missile) có mối quan hệ liên hệ với nhau rất lớn, cho nên khi nói về thực lực tên lửa của Bắc Triều Tiên, thì tính năng của hoả tiễn Bắc Triều Tiên có giá trị tham khảo rất lớn, mà so với tên lửa đạn đạo bí mật của Bắc Triều Tiên, thì hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên càng “rầm rộ” hơn một chút, đồng thời dưới đây chúng ta sẽ nói về sức mạnh của hỏa tiễn Bắc Triều Tiên.
Ngày 31/8/1998. Bắc Triều Tiên tuyên bố phóng thành công vệ tinh “Sao sáng-1”, nhưng căn cứ theo quan sát và phân tích, tầng thứ nhất của hỏa tiễn Bắc Triều Tiên rớt xuống biển Nhật Bản, tầng thứ hai rớt xuống gần Nhật Bản, sau khi hỏa tiễn bay được 1646 km thì động cơ của tầng thứ ba xuất hiện sự cố khiến cho vệ tinh không thể bay lên quỹ đạo. Lần phóng tên lửa này bay qua quần đảo Nhật Bản, gây ra hoang mang không ít cho Nhật Bản, công chúng Nhật Bản bắt đầu ủng hộ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Đối với lần này, Mỹ cho rằng Bắc Triều Tiên trên thực tế là lấy việc phóng vệ tinh để kiểm tra một loại tên lửa đạn đạo mới, và căn cứ theo địa điểm phóng thử hỏa tiễn thì gọi là tên lửa Taepodong. Tên lửa Taepodong là một loại tên lửa hành trình tầm trung nguyên liệu lỏng hai tầng, dùng tên lửa Nodong làm đạn thể tầng thứ 1, dùng tên lửa Hóa thành 6 lắp ghép đơn giản rồi làm thành thân đạn thể tầng thứ 2, khối lượng của tên lửa Taepodong -1 khoảng 23 tấn, có thể mang theo đầu đạn 700kg, tầm bắn có thể đạt được khoảng 2500km. Loạt hỏa tiễn Taepodong tại Bắc Triều Tiên được gọi là tên lửa vận chuyển “Ngân Hà”, dùng tiêu chuẩn của tên lửa mà xem xét sẽ phát hiện rất nhiều sai sót. Điểm nổi bật nhất là thân tên lửa dài và nhỏ quá mức, không thể thẳng đứng toàn bộ lên được, nhất định phải lắp ráp tại bệ phóng tên lửa thì mới có thể phóng. Nếu như dùng để tác chiến, trước khi lắp ráp hoàn thành đối phương đã có thể dễ dàng phá hủy toàn bộ trạm phóng tên lửa, vì vậy có vẻ như nó thích hợp hơn khi dùng để phóng vệ tinh.
Năm 2009, Bắc Triều Tiên thí nghiệm tên lửa Ngân Hà 2, tầng thứ nhất của hoả tiễn này được nguyên cứu chế tạo đặc biệt, dùng bốn động cơ đẩy của tên lửa Nodong. Ngoài ra còn có tầng hai và tầng ba của hoả tiễn được nghiên cứu chế tạo đặc biệt, trong đó tầng thứ hai của hoả tiễn cũng dùng động cơ của hỏa tiễn Nodong, tầng thứ ba có thể là động cơ thể rắn của tên lửa KN-02. Hệ thống châm lửa của tên lửa tầng ba thất bại, phóng vẫn chưa thành công, vệ tinh rớt xuống biển. Vào năm 2012 khi Bắc Triều Tiên phóng hoả tiễn Ngân Hà 3, đã tiến hành điều chỉnh thiết kế. Làm tầng một của tên lửa to hơn để chứa nhiều nhiên liệu hơn. Sau đó là tầng hai và tầng ba của tên lửa đổi thành động cơ nguyên liệu lỏng khá hiện đại được dùng trên tên lửa Musudan, và nâng cao độ tin cậy. Có thể nói “Ngân Hà 3” là một tập hợp kỹ thuật hỏa tiễn hoàn thiện nhất, tiên tiến nhất mà Bắc Triều Tiên đang sở hữu, điều này nói rõ rằng Bắc Triều Tiên đã nắm giữ được kỹ thuật hạt nhân thiết kế hoả tiễn.
Từ năm 2002 khi Bắc Triều Tiên duyệt binh thì bắt đầu trình diễn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, khi đó họ không chỉ trình diễn “KN-08”, mà còn thông qua đường bí mật mà lấy được xe vận tải tên lửa 16 bánh Đông phong của Trung Quốc để cải tạo thành công cụ vận chuyển có bệ phóng. Tên lửa đầu tiên được lắp đặt trên bệ phóng được cho là giả, nhưng thuận theo thời gian, Bắc Triều Tiên đã tiến hành cải tiến. Lần này khi duyệt binh, Bắc Triều Tiên đã trình diễn hai loại tên lửa xuyên lục địa nhiên liệu rắn. Sản phẩm mới có biến hoá rất lớn trên cơ sở “KN-08”. Năm 2015, chế độ Bình Nhưỡng đã trình diễn tên lửa xuyên lục địa mới là “KN-14”. Năm 2016, Truyền thông Bắc Triều Tiên phát đi tất cả ảnh và video của các linh kiện của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Lời kết: Chiêu bài của tập đoàn phe Giang Trạch Dân của ĐCSTQ
Dù sao thì quốc lực của Bắc Triều Tiên cũng có hạn, tên lửa đạn đạo tầm xa nhiều tầng có kỹ thuật phức tạp và giá cả đắt đỏ, lượng phí tổn để triển khai là điều mà Bình Nhưỡng không thể gánh vác, đây cũng là nguyên nhân mà Mỹ quyết định ngừng gia tăng số lượng của tên lửa đánh chặn tầm trung phóng từ mặt đất. Bắc Triều Tiên cũng không có ý định dùng tên lửa tầm xa để phá huỷ nước Mỹ, mà chỉ là con bài để làm giá với nước Mỹ, cũng vì vậy đây cũng là ý đồ thực sự của việc Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân.
Tập đoàn phe Giang Trạch Dân của ĐCSTQ lợi dụng con bài Bắc Triều Tiên này, mỗi khi Mỹ muốn trừng phạt ĐCSTQ về hành vi phi nhân tính mổ cướp nội tạng các tù nhân lương tâm, trong đó đa phần là học viên Pháp Luân Công, thì ĐCSTQ lại xúi giục Bắc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo hoặc thực hiện nổ hạt nhân, khiến cho Mỹ phải nhờ Trung Quốc trừng phạt Bắc Triều Tiên, từ đó dịch chuyển sự chú ý của nước Mỹ và các nước trên thế giới, chạy thoát khỏi sự cáo buộc về vấn đề nhân quyền, kỳ thực đều là chiêu bài của tập đoàn phe Giang Trạch Dân trong ĐCSTQ.
Chẳng qua ĐCSTQ và Bắc Triều Tiên cũng là ‘bê đá mà đá rơi và vào chân’. Mỹ đã thu xếp xong cục diện ở Trung Đông, hiện giờ đang đến Đông Á để xử lý toàn diện, nếu lấy vấn đề vũ khí hạt nhân của ba đời gia đình họ Kim, thì quả là lý do tốt!
Thành Đô
Xem thêm:
Từ khóa Bắc Triều Tiên vũ khí hạt nhân Tên lửa