Anh Quốc ủng hộ Trump về vấn đề Iran, điều tàu chiến tới vùng Vịnh
- Như Ngọc
- •
Anh Quốc đã bày tỏ quan điểm bảo vệ những hành động của chính quyền Trump đối với Iran. Giới chức London nói rằng Mỹ “có quyền tự vệ” chống lại sự hung hăng của Iran. Anh Quốc cũng đang triển khai Hải quân Hoàng gia tới vùng Vịnh để bảo vệ tàu hàng của họ đi qua khu vực này.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Quốc Ben Wallace đã bày tỏ ủng hộ quyết định của Mỹ tiêu diệt chỉ huy Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran Qassem Soleimani, dẫn lý do ông này chống lưng cho dân quân Iraq gây bạo loạn trong suốt thời gian qua.
>>Mỹ nói đã tiêu diệt Tư lệnh lực lượng Quds, cánh tay nối dài của Iran
Tờ The The Telegraph dẫn bình luận của ông Ben Wallace cho hay: “Trong vài tháng qua lực lượng Mỹ tại Iraq – những người đồn trú tại Iraq theo lời mời của chính phủ Iraq – đã nhiều lần bị dân quân do Iran hậu thuẫn tấn công.”
“Tướng Soleimani đã đang là hạt nhân của việc Iran sử dụng các đội quân ủy nhiệm phá hoại các quốc gia láng giềng có chủ quyền và nhắm mục tiêu vào các kẻ thù của Iran. Theo luật quốc tế, Mỹ có quyền tự vệ chống lại những bên đặt ra mối đe dọa khẩn cấp đối với công dân Mỹ,” Bộ trưởng Quốc phòng Wallace kết luận.
Phản ứng với căng thẳng leo thang sau cái chết của Soleimani, Anh Quốc đã đang triển khai Hải quân Hoàng gia tới Eo biển Hormuz để bảo vệ các tàu hàng của nước này trên Vịnh Ba Tư tránh những cuộc tấn công trả đũa có thể của Iran.
Các tàu chiến Hải quân Hoàng gia chưa tuần tra Eo biển Hormuz kể từ tháng Mười Một. Trước đó, Hải quân Anh Quốc đã được triển khai tới đây để bảo vệ tàu thương mại sau khi Iran bắt giữ tàu Stena Impero treo cờ Anh Quốc vào tháng Bảy năm ngoái. Iran đã thả tàu này vào tháng Chín vừa qua.
Ngoại trưởng Anh Quốc Dominic Raab hôm 5/1 cũng nói với BBC rằng ông tán thành việc Mỹ tiêu diệt Soleimani.
“Quan điểm của tôi, qua đánh giá hoạt động do người Mỹ đã đang thực hiện, là họ có quyền tự vệ,” ông Raab nói.
“Nhiệm vụ của Tướng Soleimani được mô tả là tập hợp các đội quân ủy nhiệm, dân quân không chỉ ở Iraq mà còn ở toàn khu vực, không chỉ gây bất ổn cho các quốc gia này mà còn tấn công vào các nước phương Tây… Trong những hoàn cảnh như vậy, việc áp dụng quyền tự vệ là rõ ràng,” Ngoại trưởng Raab nói thêm.
Hôm thứ Bảy (4/1), Văn phòng Ngoại giao Anh Quốc đã khuyến cáo công dân Anh không nên di trú tới Iraq do lo ngại họ “có thể bị Iran bắt bớ và giam giữ tùy tiện”. Hiện tại, Anh Quốc vẫn đang có 400 nhân viên quân sự đồn trú tại Iraq.
Việc Anh Quốc bảo vệ hành động của Tổng thống Trump đối với Iran là hoàn toàn tương phản với phản ứng của các quốc gia Châu Âu khác. Nhiều nước Châu Âu đã tránh lên tiếng ủng hộ Mỹ tiêu diệt Tướng Soleimani.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thẳng thắn chỉ trích các nước đồng minh của Mỹ tại Châu Âu vì họ không ủng hộ vụ không kích tiêu diệt Soleimani.
“Tôi đã từng nói chuyện với các đối tác của chúng ta ở nhiều nơi khác nhau rằng chưa tốt lắm – thẳng thắn mà nói, người Châu Âu chưa hữu ích như tôi kỳ vọng họ có thể,” ông Pompeo nói.
Như Ngọc
Từ khóa quan hệ Mỹ-Anh Soleimani Donald Trump Iran