Bầu cử Mỹ: Xu hướng áp đảo của đảng Dân chủ đã qua?
- Chân Du
- •
Ngày bỏ phiếu bầu cử tổng thống Mỹ (3/11) sắp đến và các diễn biến mới giữa hai đảng vẫn tiếp diễn. Vụ bê bối của gia đình ứng viên Biden liên quan đến nội dung trong ổ cứng máy tính gây chú ý của công luận. Vision Times đã kết nối với nhà bình luận chính trị Từ Tư Viễn (Xu Siyuan) người Mỹ gốc Hoa và được cho biết xu hướng áp đảo của Đảng Dân chủ đã qua, đồng thời phân tích tại sao ứng viên Biden luôn chiếm ưu thế trong các bản tin của truyền thông chính thống Mỹ.
Phóng viên (PV): Ngày bầu cử Tổng thống Mỹ sắp đến và thực tế hiện đã xuất hiện nhiều tình huống mới, ví dụ như về “bất ngờ tháng 10” là vụ bê bối tham nhũng của gia đình ứng viên Biden, chúng tôi muốn hỏi ông về tình hình cơ bản của cuộc bầu cử Mỹ hiện nay.
Từ Tư Viễn: Tôi nghĩ theo tình hình hiện tại, dựa trên quan điểm của tôi, tất nhiên ưu thế của Đảng Dân chủ đã qua đi, và tình hình đối với họ là không tốt. Kết quả khảo sát hôm trước tại bang chiến trường Florida về cơ bản cho thấy, Đảng Cộng hòa đã thắng thế. Ngay cả những tổ chức điều tra ý dân lâu năm cũng phải thay đổi quan điểm, cho thấy có thể tình hình rất bất lợi cho phe Dân chủ.
Ngoài ra, vấn đề hỗn loạn mà bạn đề cập vừa rồi, tôi nghĩ điều này sẽ chỉ làm trầm trọng thêm nỗi sợ hãi của người Mỹ, sẽ chỉ dẫn đến tình hình bầu cử thậm chí còn tồi tệ hơn.
PV: Thực tế, chúng ta có thể thấy một hiện tượng rất kỳ lạ. Tại sao trong chiến dịch tranh cử của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa được truyền thông chính thống tại Mỹ phát sóng, thì tình hình luôn có lợi thế cho ông Biden? Đây cũng có thể là một trong những khía cạnh khiến cuộc bầu cử lần này hấp dẫn hơn, vì đúng là có rất nhiều ẩn số, không biết ông nghĩ sao?
Từ Tư Viễn: Tôi nghĩ, điều đó có nghĩa là không có phân biệt nhiều giữa cơ quan thăm dò ý dân với giới tinh anh ở Mỹ. Tôi đã nghiên cứu sâu trong 6 tháng qua về vấn đề, vì sao toàn bộ xã hội Mỹ ngày nay lại theo khuynh hướng cánh tả, vừa rồi đã xem lại bài phát biểu của con trai cả của ông Trump tại Đại hội Đảng Cộng hòa và thấy rất hay.
Anh ấy nói rằng trước đây, cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều có cùng một triết lý, đều có cùng một mục tiêu, chỉ khác nhau về cách nghĩ đạt được mục tiêu đó. Nhưng ngày nay, các nền tảng của xã hội Mỹ, bao gồm lòng khoan dung tôn giáo cũng như quyền tự do ngôn luận… đang bị thử thách và sụp đổ. Vì thế tôi đã làm nhiều chương trình, chỉ ra chủ nghĩa cộng sản đã dần dần phát triển ở Mỹ từ những năm 1930, và nó ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, sau đó lại thêm chủ nghĩa xã hội phúc lợi, bao gồm cả Nga…, gây ảnh hưởng đến xã hội Mỹ. Về cơ bản, hiện họ kiểm soát các phương tiện truyền thông, các trường đại học và các tổ chức thăm dò dân ý của Mỹ.
Theo quan điểm của nhà kinh tế nổi tiếng Hayek (Friedrich Hayek), điều đó có nghĩa là nhiều người trong số họ nghĩ rằng, kiến thức là giới hạn cho những người được học hành bài bản. Họ thường kiêu ngạo vì rằng họ đã được đào tạo đại học, cho kiểu đào tạo kiến thức đó được gọi là có kiến thức. Ví dụ, nếu bạn mở một nhà hàng hay quán café ở đâu đó trên một góc phố, những thứ này không được gọi là tri thức. Thực tế, sự kết hợp của những thứ này mới gọi là tri thức, tri thức của con người là kết quả của sự tổng hợp những thứ này.
Ví dụ, nếu xem dự báo thời tiết thấy rằng, vào một đêm nào đó tuyệt đối không thể có sông băng xuất hiện trên biển, nhưng các thủy thủ của tàu Titanic có thể biết rõ rằng có thể có sông băng, chỉ cần có tình huống bất ngờ là gây hậu quả mang tính đảo ngược. Trên thực tế, tôi cho rằng kiểu thăm dò ý kiến này, hay phương tiện truyền thông chính thống bôi nhọ ông Trump, thực sự là sự kiêu ngạo của những người cho rằng họ có loại kiến thức như vậy. Họ nghĩ rằng dự báo thời tiết chỉ ra là không thể có sông băng thì đó là kiến thức, còn loại hiểu biết của các thủy thủ cho rằng có thể có sông băng trong chuyến đi thì không phải kiến thức. Vì vậy, họ luôn bị lật tàu hết lần này đến lần khác. Tôi tin lần này cũng không ngoại lệ, chắc chắn họ sẽ lặp lại những sai lầm của năm 2016.
Các cuộc thăm dò ở Florida mà tôi vừa nói đến đã bắt đầu đảo chiều. Một trong những yếu tố dẫn đến sự đảo ngược này là nhiều người đã bắt đầu cân nhắc xem có thể sống được sau cuộc bầu cử hay không. Nếu muốn sống thì phải tự cho mình cơ hội. Vì vậy, các cuộc thăm dò dân ý ngày càng bình thường hơn, nhưng vẫn có một khoảng cách lớn so với thực tế.
Năm 2016, Rasmussen dự đoán chiến thắng của ông Trump, điều này khá đúng đắn. Cuộc thăm dò của Rasmussen lần này về cơ bản là bình thường. Cuộc thăm dò quốc gia được công bố mới đây cũng như thế, 52% người Mỹ khẳng định hiệu quả công việc của Trump, trong số 52% đó thì 25% thực sự là người thuộc Đảng Dân chủ, 49% là cử tri độc lập và 44% là người da đen. Con số 44% này là bất ngờ kinh khủng, còn 25% người thuộc Đảng Dân chủ có nghĩa là những người này bị khuất phục phải không?
44% người da đen thật bất ngờ kinh khủng, bởi vì trước đây thành phần này chỉ có 8% người ủng hộ Trump, còn bây giờ con số đó là 44%. Vì vậy, sự khác biệt lớn nhất giữa xã hội Mỹ và nhiều xã hội khác của nhân loại là xã hội Mỹ có ý thức chung, và cuối cùng thì ý thức chung này đánh bại cái gọi là kiêu ngạo tinh hoa hay kiêu ngạo trí tuệ.
PV: Chúng ta cũng đã thấy một sự cố bất ngờ trong cuộc tổng tuyển cử này. Đó là tin đồn tham nhũng trong gia đình ứng viên Biden. Chúng ta cũng thấy rằng, sau khi những tin đồn như vậy xuất hiện thì phản ứng của ông Biden rất kém, cho rằng những tin đồn này là nhằm bôi nhọ và dựa trên sự thao túng bầu cử của Nga. Vì vậy, tôi có hai câu hỏi: thứ nhất là ông nghĩ gì về vụ bê bối của gia đình Biden, thứ hai là vụ bê bối này ảnh hưởng đến cuộc bầu cử như thế nào?
Từ Tư Viễn: Tôi nghĩ tác động bây giờ sẽ lớn hơn. Điểm đầu tiên là tôi không nghĩ vụ bê bối về gia đình Biden là kỳ lạ, bởi vì mọi người đều sẽ tham nhũng, chúng ta hiểu điều này nếu chúng ta có kiến thức về chính trị Anh và Mỹ. Đó là lý do tại sao cần có chính phủ. Không phải chính phủ chỉ để ngăn chặn sự suy thoái của con người sao? Nhưng nếu chính phủ trở nên tồi tệ thì sao? Đó là lý do tại sao những người sáng lập nước Mỹ đã thiết kế một cấu trúc thể chế phức tạp như vậy, nhưng vấn đề vẫn lại xảy ra, dù với một cấu trúc chính trị phức tạp như vậy vẫn không thể ngăn chặn các chính trị gia tham nhũng. Hơn nữa, lần tham nhũng này gây sốc đến mức khó tin. Hệ thống chính trị với sự kiểm tra và cân bằng quyền lực do những người sáng lập thiết kế rõ ràng không có nhiều tác dụng đối với họ.
Ông Biden không còn cách nào để thoát khỏi tình huống đầy tai tiếng này, đành phải cho rằng loại nước bẩn là do đối thủ tung ra, ví dụ như đoạn ghi âm được tung ra gần đây rất gây sốc. Nếu cho rằng đối thủ cố ý bôi nhọ thì hãy ra mặt phủ nhận rằng đoạn ghi âm này là giả. Đoạn ghi âm đó cho thấy rất rõ rằng Hunter Biden đã nói rằng đối tác kinh doanh lừa gạt anh ta, đó là nhân chứng bẩn thỉu, nhưng vấn đề là nhân chứng có thể liên quan đến người cha của anh ta, vì trong điện thoại anh ta đã liên tục nhắc đến “cha” của mình. Có một vấn đề ở đây là liệu người cha có liên quan đến vụ việc hay không.
Sau đó là nói chuyện với kẻ lừa dối người Trung Quốc là Diệp Giản Minh (Ye Jianming). Diệp Giản Minh không thuần túy là lừa dối, thực sự ông ta rất giàu có. Một đoạn ghi âm ngắn ngủi đã cho thấy xấu xa như vậy, thế giới này cho chúng ta thấy làm thế nào mà nền chính trị Mỹ có thể bị băng hoại đến mức độ như vậy. Nghĩa là mọi người đánh mất một thứ giá trị niềm tin nhất định nào đó, hoàn toàn chỉ vì tranh giành quyền lực, hậu quả sau đó là không loại chế độ nào có thể ngăn chặn được. Và một khi quyền lợi có thể bị mất thì họ sẽ áp dụng nhiều phương tiện xấu xa khác nhau, làm nổi bật bản chất con người họ không có giới hạn nào kiềm chế được, kể cả việc kích động các cuộc bạo loạn sắc tộc ở khắp mọi nơi.
PV: Một vấn đề nữa là vài ngày trước, ông Biden đã nói về Trung Quốc và Nga, ông ấy tin rằng Nga là kẻ thù số một của Mỹ, còn Trung Quốc chỉ là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Mỹ. Tôi không biết quan điểm của ông ấy có cơ sở trong tổng thể xã hội Mỹ hay không. Tại sao vào thời điểm quan trọng này ông ta lại cố tình đảo ngược vấn đề khi Mỹ đã chỉ định ĐCSTQ là kẻ thù số một?
Từ Tư Viễn: Nga là kiểu chuyên chế đơn thuần, còn Trung Quốc là chuyên chế kiểu tập thể nhưng có thêm yếu tố “vương quyền”, cho nên khoảng cách giữa hai thứ này là rất khác nhau.
Cho dù Putin của Nga có tệ đến đâu thì ông ta cũng không dám bãi bỏ Quốc hội hay làm gián đoạn cuộc bầu cử, có một số điều vẫn phải kiềm chế. Những cuộc biểu tình phản đối Putin và những lời chỉ trích trên các mặt báo vẫn luôn có, dù đã nhiều phóng viên bị ám sát nhưng vẫn không chấm dứt được những lời chỉ trích gay gắt dành cho Putin. Ở Trung Quốc mà như vậy thì khó mà tồn tại được. Bạn hãy xem, có nước nào trên thế giới mà không có người Trung Quốc vì vấn đề ngôn luận phải chạy ra khỏi quốc gia của mình để tỵ nạn ở nước khác không. Bóng tối của ĐCSTQ gần như vô tận, nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc không chỉ đàn áp ngôn luận, mà cũng không buông tha cho tất cả các nhóm người, bất kỳ điều gì gây thách thức quyền lực của nhà cầm quyền thì phải bị áp chế ngay, nhưng nhiều trường hợp ngay cả khi không có vấn đề thách thức thì cũng không được buông tha. Trong trường hợp này mà đổ nước bẩn lên đầu người Nga thì không có đạo lý gì.
Ngày nay, tình trạng rối loạn của xã hội Mỹ nhằm quay trở lại với các giá trị và đạo đức truyền thống, giá trị truyền thống và quan niệm tự do ở Mỹ đang được tái thiết. Nhưng trong quá trình này, ông Biden và nhóm của ông ta vẫn ôm mơ mộng theo chủ nghĩa xã hội. Vì vậy họ có xu hướng ngả về Trung Quốc và phủ nhận Nga cũng có lý do này. Nguyên nhân thứ hai là như vậy.
Nguyên nhân thứ ba đơn thuần là tính toán cá nhân. Ông Biden tính toán tinh vi, bởi vì bản thân quá nhiều bê bối, đều liên quan đến Trung Quốc, vì vậy vu khống cho Nga là phương cách an toàn nhất, nhưng cứ xem vào thực tế thì thấy, làm sao Nga có thể là kẻ thù lớn nhất của Mỹ? Cho dù có thể như vậy thì cũng không phải là hiện tại mà chỉ là tương lai. Tôi cho rằng, giả sử Mỹ muốn loại bỏ kẻ thù thì Nga chỉ xếp hạng năm, sáu hoặc bảy hoặc tám, bởi vì vẫn còn rất nhiều nước kinh khủng hơn, tất nhiên Trung Quốc (ĐCSTQ) phải thuộc hạng nhất, đây là vấn đề không có gì phải nghi ngờ.
Chân Du
FBI triệu tập nhân chứng vụ bê bối liên quan gia đình ông Joe Biden
Đại diện Pháp Luân Công: New York Times bôi nhọ tín ngưỡng để tấn công tờ báo khác
GĐ Tình báo QG Mỹ: Thông tin về laptop của Hunter Biden không phải là tin sai lệch từ Nga
Từ khóa Email Hunter Biden Máy tính Hunter Biden Joe Biden Bầu cử Mỹ bầu cử tổng thống Mỹ 2020 Dòng sự kiện Hunter Biden