Bầu cử tại Đức khó lường khi Elon Musk nỗ lực trợ giúp phe bảo thủ
- Dương Thiên Tư
- •
Đức sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội vào ngày 23/2, Đảng Sự Lựa chọn vì Nước Đức (AfD) cam kết tuân thủ các giá trị phổ quát bảo thủ, dù bị tất cả các đảng chính trị khác trong nước coi là hiểm họa, nhưng lại nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của tỷ phú Elon Musk – trợ thủ chính của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Musk ủng hộ phe bảo thủ tại Đức
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, sẽ có cuộc bầu cử vào ngày 23/2, và ông Elon Musk không giấu giếm sự ủng hộ đối với AfD phản đối hệ tư tưởng cánh tả.
Trong khi đó, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã có bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich hôm 14/2, chỉ trích các cuộc tấn công vào ông Musk của một số nước châu Âu, đồng thời kêu gọi Đức loại bỏ “bức tường lửa chính trị”, tức là nguyên tắc chính trị Berlin từ chối thành lập chính phủ có hiện diện của Đảng AfD.
Trước thềm cuộc bầu cử ở Đức vào ngày 23/2, ông Vance không chỉ gặp lãnh đạo AfD (thành quan chức Mỹ cấp cao nhất trong lịch sử gặp mặt lãnh đạo AfD) mà còn lạnh nhạt với Thủ tướng đương nhiệm của Đức Olaf Scholz – động thái thể hiện rõ với công luận về lập trường Chính phủ mới tại Mỹ thời Trump.
Trong chiến dịch vận động của AfD gần đây cũng có sự xuất hiện của Musk thông qua video, ông hét lên: “Cố lên các bạn! Chiến đấu cho tương lai vĩ đại của nước Đức!”
Trong khi các chính trị gia chính thống ở Berlin cảm thấy bất an đối với chính phủ mới của Mỹ thời Trump, nhưng Đảng AfD lại cổ vũ đồng minh phản đối hệ tư tưởng “văn hóa thức tỉnh” (woke) này.
Trong cuộc trò chuyện trực tiếp với ứng viên thủ tướng Alice Weidel của AfD, ông Musk nói với cử tri Đức: “Các bạn phải thay đổi, đó là lý do tại sao tôi khuyên bạn nên bỏ phiếu cho AfD”.
Mặc dù hầu hết truyền thông Đức chế giễu cuộc đối thoại này, nhưng nhà khoa học chính trị Wolfgang Schroeder của Đại học Kassel cho rằng việc ông Musk ca ngợi AfD có hiệu quả huy động và làm cho hình ảnh của đảng này có thêm điểm.
Tại sao ngày càng nhiều thanh niên Đức chuyển sang cực hữu
Hãng tin BBC của Anh ngày 11/2/2025 đã công bố bài của phóng viên trú tại Berlin, phân tích “Tại sao ngày càng có nhiều thanh niên Đức chuyển sang cực hữu”.
Nick (19 tuổi) ủng hộ AfD nói: “Những gì cha mẹ tôi dạy tôi là trong quá khứ chúng tôi vốn sống trong hòa bình và yên tĩnh ở đất nước này, không phải lo âu sợ hãi. Tôi cũng muốn sống ở một đất nước như vậy”.
AfD một năm rưỡi qua luôn đứng thứ hai trong các cuộc thăm dò ở Đức, bởi vì phe bảo thủ ở Đức và các nước châu Âu khác ngày càng thu hút nhiều người trẻ hơn.
Vấn đề nhập cư hiện là mối quan tâm hàng đầu của Nick và Dominique, dù họ không phản đối tất cả các hình thức nhập cư.
Dominique nói: “Tôi không có vấn đề gì với những người hòa nhập vào xã hội và học tập ở đây, làm công việc của họ, nhưng không thể để hệ thống tị nạn bị lợi dụng”. Nick cũng chia sẻ rằng ngày nay những nhận xét như vậy bị quy là thù địch, vì quá khứ của Đức nên bị gọi là Đức Quốc xã.
Dominique và nhiều thanh niên Đức khác cho biết, một lý do đặc biệt khiến họ bất an là số vụ tấn công ngày càng tăng ở Đức liên quan đến những người xin tị nạn bị tình nghi, gần đây nhất là vụ đâm chết một đứa trẻ và một người đàn ông trong một công viên ở thành phố Aschaffenburg bang Bayern.
Hay như trường hợp ngay thời điểm Hội nghị An ninh Munich, vào thứ Bảy (15/2) một thanh niên Afghanistan (24 tuổi) tị nạn đã lái xe đâm vào đám đông ở Munich, khiến hơn 30 người bị thương, trong đó một người mẹ 37 tuổi và con gái 2 tuổi đã thiệt mạng vì vết thương nghiêm trọng.
AfD lâu nay bị lên án trong vấn đề chống người nhập cư, nhưng gần đây đã được ủng hộ mạnh mẽ từ ông Elon Musk, người đã tổ chức các cuộc thảo luận trực tuyến với lãnh đạo đảng Alice Weidel và cũng xuất hiện trực tiếp qua video tại hoạt động của đảng này.
Chính phủ mới của Trump liên tục cảnh báo về cú sốc châu Âu
Chính quyền mới của Trump đã tuyên bố rằng Nga và Ukraine phải lập tức ngừng bắn, phát biểu “gây sốc” khác chỉ trích mối đe dọa lớn nhất của châu Âu là bên trong chứ không phải bên ngoài, đó là vấn đề khuynh hướng cực tả của toàn châu Âu.
Ngày 12/2, ông Trump nói chuyện với Tổng thống Nga Putin, còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth lần đầu tiên thăm NATO có bài phát biểu nói rõ giấc mơ Ukraine gia nhập NATO không phải là một phần của đàm phán hòa bình Nga-Ukraine, khôi phục lãnh thổ đã mất là không thực tế, cũng yêu cầu châu Âu tự gánh vác trách nhiệm phòng vệ để Mỹ có thể tập trung sức lực ứng phó với mối đe dọa cấp bách hơn từ Trung Quốc.
Tại Hội nghị An ninh Munich (MSC) hôm 14/2, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance trong bài phát biểu quan trọng đầu tiên trên trường thế giới đã cảnh báo: “Đối với châu Âu, điều tôi lo lắng nhất không phải là mối đe dọa từ Nga, Trung Quốc hay bất kỳ bên ngoài nào, mối đe dọa tôi lo lắng đến từ bên trong châu Âu – họ đã từ bỏ một số giá trị cơ bản nhất vẫn chia sẻ với Mỹ”.
Ông Vance gọi một số quan chức EU là “ủy viên chính trị” của Đảng Cộng sản thời Liên Xô cũ, cáo buộc họ kiểm duyệt công dân của mình, nhân danh đàn áp thông tin giả mạo và phát ngôn thù hận trên mạng.
Ông còn lên án Romania hủy bỏ kết quả bầu cử tổng thống ngày 24/11/2024, chỉ vì lúc đó ứng cử viên thân Nga giành được phiếu bầu cao nhất tại vòng đầu tiên, sau đó bị Tòa án Hiến pháp Romania phán quyết phiếu bầu không hợp lệ và phải bầu lại với lý do cuộc bầu cử bị Nga can thiệp.
Nhưng tối 14/2, họ đã có một cuộc họp mà cả hai đều nghĩ là rất tốt. Theo Riza, ông Vance nói sau cuộc họp: “Chúng tôi muốn chiến tranh kết thúc, chúng tôi muốn giết chóc dừng lại”. Theo hãng thông tấn Đức DW, ông Vance cũng nói rằng Mỹ muốn có một nền hòa bình lâu dài, không phải loại hòa bình sẽ dẫn đến xung đột ở Đông Âu vài năm sau đó.
Phó Tổng thống Vance chỉ trích châu Âu phản bội các giá trị dân chủ, lật đổ cuộc bầu cử ở Romania, thậm chí có ý định lật đổ kết quả bầu cử ở Đức; ông Vance chia sẻ: Hôm nay Chúng ta tập trung ở đây tất nhiên là để thảo luận về các vấn đề an ninh, điều này thường đề cập đến các mối đe dọa từ bên ngoài đối với chúng ta, hơn nữa tôi thấy có rất nhiều nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại đến đây. Tổng thống Trump rất quan tâm đến an ninh của châu Âu, cũng tin rằng Nga và Ukraine có một giải pháp hợp lý. Chúng tôi cũng cho rằng châu Âu phải mạnh mẽ tự tăng cường phòng thủ của mình. Đe dọa lớn nhất đối với châu Âu mà tôi lo lắng nhất không phải từ Nga, không phải từ Trung Quốc, không phải từ bất kỳ bên ngoài liên quan nào khác, mà là từ những người đi lùi ở châu Âu đã từ bỏ một số giá trị cơ bản được chia sẻ với Mỹ. Tôi rất sốc khi một cựu ủy viên châu Âu nói trên truyền hình rằng ông rất vui khi thấy Chính phủ Romania hủy bỏ kết quả bầu cử, ông ấy cảnh báo rằng nếu mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch, thì điều tương tự cũng sẽ xảy ra ở Đức. Loại tuyên bố có vẻ bình thường này thật đáng kinh ngạc! Mỹ đã theo dõi trong nhiều năm, chúng tôi cần thông báo rằng mọi thứ chúng tôi hỗ trợ đều được thực hiện trên cơ sở các giá trị dân chủ chung của chúng tôi. Mọi thứ từ chính sách Ukraine đến dự luật kiểm duyệt kỹ thuật số đều được thực hiện để bảo vệ nền dân chủ. Nhưng khi chúng ta thấy Tòa án Công lý châu Âu hủy bỏ kết quả bầu cử và các quan chức cấp cao đe dọa hủy bỏ các kết quả bầu cử khác [tương tự], chúng ta phải tự xem lại liệu có vấn đề gì không? Tôi nói điều này bởi vì tôi vẫn tin rằng chúng ta là những người đồng hành, nên chúng ta phải hành động thay vì chỉ bàn luận: Mỹ lần đầu tiên bày tỏ quan ngại về việc châu Âu tiến tới chế độ độc tài dưới ngọn cờ dân chủ, điều này cho thấy sự suy thoái của châu Âu đến mức mà Mỹ đã không thể chấp nhận.
Dương Thiên Tư, Vision Times
Từ khóa Elon Musk Bầu cử Đức 2025
