Chiến tranh ngoại giao Mỹ – Trung: Chế tài của TQ không có nhiều ý nghĩa
- Tiêu Nhiên
- •
Trong lúc quan hệ Mỹ – Trung đang tiếp tục xấu đi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên vào tối ngày 11/9 đã phát biểu tuyên bố, sẽ áp dụng biện pháp hạn chế “đối đẳng” đối với quan chức Lãnh sự quán và nhân viên ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc, bao gồm cả Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Hồng Kông. Tuy nhiên, tuyên bố không nói rõ cụ thể sẽ hạn chế như thế nào.
Cái gọi là “đối đẳng”, là chỉ về tuyên bố hôm 3/9 của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong tuyên bố “Thúc đẩy ngoại giao đối đẳng Mỹ – Trung”, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã lấy ví dụ về việc phía Trung Quốc thực thi thêm nhiều hạn chế đối với quan chức ngoại giao của Mỹ. Theo quy định mới nhất, phía Mỹ sẽ thực thi hạn chế các hoạt động của quan chức ngoại giao của Trung Quốc tại Mỹ giống như những gì mà Trung Quốc đã làm. Biện pháp hạn chế bao gồm, quan chức quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc ở Mỹ trước khi đến thăm các trường đại học tại Mỹ hoặc quan chức địa phương tại Mỹ, cần phải được Bộ Ngoại giao Mỹ phê chuẩn. Đại sứ quán Trung Quốc và Lãnh sự quán Trung Quốc tổ chức các hoạt động văn hóa bên ngoài phạm vi sứ quán với số người tham dự hơn 50 người thì cũng phải được phê chuẩn. Đây cũng là hành động ngoại giao mới nhất trong hàng loạt hành động mà Chính phủ Mỹ nhắm vào ĐCSTQ.
Trong cuộc họp báo thường kỳ, ông Triệu Lập Kiên nói, cách làm của Mỹ đã phá hoại việc qua lại bình thường giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ.
Theo Bloomberg đưa tin, chế tài của phía Trung Quốc dường như không có ý nghĩa lớn so với chế tài của Mỹ đối với khoa học công nghệ và tài chính.
Từ tháng Bảy tới nay, ĐCSTQ liên tiếp tuyên bố chế tài hơn mười nhân vật chính trị của Mỹ, nhưng không có ai nhận được thông báo liên quan đến biện pháp trừng phạt. Theo phân tích của người trong nghề, Bắc Kinh tiến hành thực thi chế tài đối với công ty Lockheed Martin của Mỹ do bán hệ thống vũ khí cho Đài Loan, nhưng ảnh hưởng của việc chế tài công ty này là rất nhỏ.
Mike Pompeo: Quan chức ngoại giao Trung – Mỹ được đối xử rất không đối đẳng
Ngoại trưởng Pompeo nói trong tuyên bố rằng, nhiều năm qua, ĐCSTQ đã thiết lập chướng ngại to lớn vượt khỏi quy phạm ngoại giao đối với quan chức ngoại giao Mỹ công tác trên lãnh thổ Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc đã thực thi một trình tự thẩm duyệt không minh bạch, mục đích là ngăn cản nghiệp vụ thường ngày của quan chức ngoại giao Mỹ và cả việc thiết lập quan hệ với nhân dân Trung Quốc. Các nỗ lực tổ chức hoạt động văn hóa, tổ chức hội nghị chính thức và thăm các trường đại học của quan chức ngoại giao Mỹ thường xuyên bị ngăn cản và quấy nhiễu.
Ngược lại, quan chức ngoại giao ĐCSTQ tại xã hội Mỹ lại hưởng thụ các cuộc tiếp xúc cởi mở, và phớt lờ yêu cầu cải thiện mà phía Mỹ liên tục đưa ra.
Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ có hành động, “Đảm bảo các tài khoản mạng truyền thông xã hội chính thức của Đại sứ quán và Lãnh sự quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được gắn nhãn là tài khoản của CHND Trung Hoa một cách hợp lý, bởi vì Đại sứ quán Mỹ bị cấm sử dụng một cách tự do tài khoản mạng xã hội của CHND Trung Hoa, hơn nữa công dân Trung Quốc bị cấm sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook.
Tuyên bố nhấn mạnh, Mỹ kiên trì cho rằng, quan chức ngoại giao của Mỹ ở các nơi trên thế giới cần hưởng tiếp cận đối đẳng với các cơ quan giáo dục và văn hóa. Nếu ĐCSTQ hủy bỏ hạn chế đối với quan chức ngoại giao Mỹ, chúng tôi sẽ sẵn sàng đưa ra hồi đáp đối đẳng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cũng nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng, Trợ lý Ngoại trưởng David Stilwell và Ngoại trưởng Pompeo từng cố gắng tiến hành đối thoại về vấn đề liên quan với phía ĐCSTQ, nhưng nhiều lần bị từ chối. Hiện tại không thể không đưa ra yêu cầu mới về công bằng đối đẳng với phía Trung Quốc. Khi được hỏi đến việc, quan chức ngoại giao Mỹ liệu có được tự do đi đến Tân Cương và Tây Tạng hay không, câu trả lời của Morgan Ortagus là, “điều này dường như là không thể”. Tuy nhiên, quan chức ngoại giao của ĐCSTQ có thể đi đến bất cứ nơi nào tại Mỹ, điều này hiển nhiên là không đối đẳng.
Học giả kinh tế: Mỹ vẫn còn ít nhất 10 chiêu đối phó với ĐCSTQ
Cuối tháng Bảy, sau sự kiện Mỹ – Trung đóng cửa lãnh sự quán của nhau, quan hệ Mỹ – Trung tiếp tục nguội lạnh. Nhà kinh tế học Ngô Gia Long (Wu Jialong) cho biết, Mỹ vẫn còn ít nhất “10 chiêu” để đối phó với các thủ đoạn của ĐCSTQ, và chiêu nào cũng chí mạng.
- Truy cứu và đòi bồi thường: Truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ về dịch bệnh, liệp hợp với các nước cùng đòi bồi thường.
- Hủy bỏ miễn xá chủ quyền: Vì để người dân Mỹ có thể kiện tập thể Chính phủ Trung Quốc (chứ không chỉ là đối với ĐCSTQ) đòi bồi thường, Quốc hội Mỹ sẽ sửa đổi luật, hủy bỏ miễn xá chủ quyền của Trung Quốc.
- Gỡ bỏ tường lửa của ĐCSTQ: Một khi cư dân mạng Đại Lục có thể tự do lên mạng, thì sẽ nhận được thông tin chân thực, sự thống trị của ĐCSTQ và giám sát xã hội sẽ khó có thể duy trì được.
- Phá hủy hệ thống tỷ giá hối đoái liên kết của Hồng Kông: Mỹ có thể cắt đứt cung ứng Đô la Mỹ của Hồng Kông, dự trữ ngoại hối của Hồng Kông sẽ cạn kiệt, không đủ để chống đỡ cho hệ thống tỷ giá hối đoái liên kết.
- Loại Trung Quốc và Hồng Kông khỏi hệ thống đồng Đô la Mỹ: Ngân hàng Trung Quốc và Hồng Kông không cách nào thực hiện chuyển tiền ra vào cho khách hàng bằng đồng Đô la Mỹ.
- Khai chiến ở Biển Đông.
- Cấm vận dầu mỏ: Thúc đẩy cấm vận dầu mỏ đối với Trung Quốc ở Biển Đông và Eo biển Malacca.
- Cấm chỉ đảng viên và người nhà của họ nhập cảnh vào Mỹ, chế tài quan chức cấp cao của ĐCSTQ: Những đảng viên ĐCSTQ đã nhập cảnh vào Mỹ sẽ bị trục xuất, và đóng băng tài sản.
- Từ bỏ chính sách một Trung Quốc: Khôi phục lại bang giao với Trung Hoa Dân Quốc, thậm chí sửa đổi thành thừa nhận quan hệ ngoại giao với Đài Loan, điều này đối với ĐCSTQ mà nói là một cú đánh mạnh.
- Tổ chức lại các các cơ cấu quốc tế và tạo ra một trật tự quốc tế mới: Loại bỏ ĐCSTQ ra ngoài cơ cấu quốc tế do Mỹ chủ đạo.
Tiêu Nhiên
Xem thêm:
Từ khóa Quan hệ Mỹ - Trung Mike Pompeo Dòng sự kiện mối quan hệ Mỹ - Trung