29 bộ HIMARS M142 mà Đài Loan đặt mua của Mỹ từ năm 2020 đến 2022 sẽ được gửi đến Đài Loan từ cuối năm nay cho đến cuối năm 2026, Thời báo Đài Bắc đưa tin theo kế hoạch của quân đội quốc đảo này.

HIMARS
Hệ thống Rocket Pháo binh Cơ động Cao HIMARS (Ảnh chụp màn hình video)

Nhu cầu HIMARS đã tăng mạnh kể từ khi chiến tranh Ukraine bắt đầu vào cuối tháng 2/2022, và sau đó Mỹ quyết định gửi vũ khí tầm xa với độ chính xác cao vào chiến trường Ukraine.

Mỹ đồng ý bán vũ khí cho Đài Loan với mục đích đảm bảo năng lực tự vệ của quốc đảo độc lập này, bất chấp mọi phản đối giận dữ từ chính quyền Bắc Kinh, chính quyền vẫn luôn tuyên bố Đài Loan là một phần của Trung Quốc của họ, trong khi trên thực tế Đài Loan chưa từng bao giờ nằm trong quản lý của nhà nước Trung Quốc cộng sản.

Đài Loan đặt mua 11 bộ HIMARS vào thời điểm trước khi chiến tranh Ukraine nổ ra. Nguyên ban đầu là định mua pháo kích M109A6 Paladin, nhưng sau đó đã đổi thành HIMARS M142.

Sau khi chiến tranh Ukraine nổ ra, Đài Loan lại đặt mua 18 bộ HIMARS nữa. Trong đơn hàng thứ hai với trị giá trên 1 tỷ USD này, ngoài 18 bộ HIMARS ra, còn có 84 tên lửa chiến thuật quân đội MGM-140 và 864 tên lửa khác.

Theo kế hoạch của quân đội, như Thời báo Đài Bắc đưa tin, lô 11 chiếc HIMARS sẽ được nhận vào cuối năm nay, và phần còn lại sẽ được nhận trước khi kết thúc năm 2026.

Lockheed Martin, hãng của Mỹ sản xuất HIMARS, cho hay họ đang rất bận rộn để sản xuất vũ khí phục vụ chiến tranh, theo RT đưa tin, và họ phải đẩy mạnh hoạt động để kịp thời hoàn thành các hợp đồng.

Tháng trước, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố đặt Lockheed Martin cùng một số hãng sản xuất vũ khí khác của Mỹ vào danh sách trừng phạt kinh tế, với lý do là những hãng này cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Động thái này của Bắc Kinh xảy ra sau khi Washington công bố hợp đồng các drone (máy bay không người lái) trị giá 360 triệu USD bán cho chính quyền Đài Bắc.

Thời báo Đài Bắc cho hay hãng sản xuất vũ khí Mỹ hiện đang rất bận rộn, không chỉ để phục vụ Đài Loan và Ukraine.

Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Hoa Kỳ (DSCA) hôm thứ Sáu tuần trước cho biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phê duyệt việc bán 16 bộ HIMARS cho Na Uy. Gói bán vũ khí trị giá 580 triệu USD này còn bao gồm 15 bộ bệ phóng tên lửa M30A2, 15 bộ bệ phóng tên lửa M31A2 và 100 bệ phóng MGM-140, kèm theo hỗ trợ hậu cần, đào tạo, và kỹ thuật.

Cả tên lửa M30A2 và M31A2 đều được dẫn đường bằng GPS, giúp chúng đánh trúng mục tiêu chính xác hơn rất nhiều so với tên lửa truyền thống.

Tầm bắn tối đa của chúng là khoảng 92 km.

Tên lửa M30A2 được thiết kế với đầu đạn con, trong khi tên lửa M31A2 được trang bị một đầu đạn nổ mạnh. Tên lửa MGM-140 được Na Uy mua không chỉ có tầm bắn lên tới 300 km mà còn có độ chính xác cực cao, với sai số số học vòng tròn chỉ 9 m.

Chính phủ Na Uy hồi đầu năm nay đã thông báo rằng họ sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên 600 tỷ kroner (55,7 tỷ USD) trong 12 năm tới, đồng thời bổ sung rằng ngân sách quốc phòng của họ sẽ đạt 1,624 nghìn tỷ kroner vào năm 2036.

Gói vũ khí này “sẽ hỗ trợ các mục tiêu chính sách đối ngoại và mục tiêu an ninh quốc gia của Mỹ bằng cách cải thiện an ninh của một đồng minh NATO, một lực lượng quan trọng cho sự ổn định chính trị và tiến bộ kinh tế ở châu Âu,” DSCA cho hay.

“Thương vụ được đề xuất sẽ cải thiện khả năng của Na Uy trong việc đáp ứng các mối đe dọa hiện tại và tương lai, đồng thời tăng cường khả năng tương tác với Mỹ và các lực lượng đồng minh khác. Nó cũng sẽ tăng cường khả năng pháo binh và hỏa lực tầm trung của Na Uy”, cơ quan này cho hay, và nói thêm rằng tuy Mỹ bán vũ khí vào Châu Âu nhưng việc ấy sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực.

Nhật Tân