ĐCSTQ đóng vai trò gì trong cuộc xung đột Palestine – Israel?
- Dương Uy
- •
Trong những ngày gần đây, xung đột quân sự giữa Israel và Hamas vẫn tiếp diễn. Tất cả các nước trên thế giới đều hy vọng có thể dập tắt càng sớm càng tốt và giảm thiểu thương vong. Chính phủ các nước đang tiến hành nhiều cuộc hòa giải ngoại giao khác nhau. Trong tháng này, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tình cờ trở thành chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nhưng biểu hiện kỳ lạ của họ đã khiến mọi người phải đặt câu hỏi về động cơ thực sự của ĐCSTQ trong vụ việc này. Rốt cuộc vai trò của ĐCSTQ là gì?
Ngày 7/5, sau cuộc đụng độ giữa người Palestine và cảnh sát Israel tại Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa ở Jerusalem, Hamas bắt đầu phóng một lượng lớn tên lửa vào Israel. Israel sau đó đã tiến hành một cuộc không kích nhằm vào các thủ lĩnh cấp cao của Hamas.
Cuộc xung đột giữa hai bên trong nhà thờ Hồi giáo có lẽ là ngòi nổ, nhưng Hamas đã dẫn đầu trong một cuộc tấn công quân sự. Tổng thống Mỹ Biden nhanh chóng bày tỏ hy vọng xung đột quân sự sẽ kết thúc càng sớm càng tốt, “Nhưng Israel có quyền tự vệ.” Sau đó, ông Biden đã cử Phó trợ lý Ngoại trưởng Israel và Palestine làm đặc phái viên hòa giải ở Trung Đông.
Phản ứng của các nước phương Tây về cơ bản là giống nhau
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken nói: “Người Israel và người Palestine xứng đáng được hưởng tự do, an ninh, phẩm giá và thịnh vượng. Sự công nhận này sẽ tiếp tục thúc đẩy chính sách của chúng tôi.” Nhưng ông cũng nói rằng Israel có quyền tự bảo vệ mình và lên án Hamas đã phóng tên lửa. Ông cũng nói rằng Israel có nghĩa vụ đặc biệt trong việc tránh thương vong cho dân thường.
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Hòa bình Trung Đông tuyên bố rằng cái giá phải trả của cuộc chiến ở Gaza mang tính hủy diệt và phải “ngừng bắn ngay lập tức”.
Tổng thống Pháp Macron đã điện đàm với Chủ tịch Chính quyền Palestine Mahmoud Abbas, lên án mạnh mẽ Hamas và các tổ chức khủng bố khác đã bắn phá Israel. Sau đó, ông quyết định cấm các cuộc biểu tình ở Paris ủng hộ Palestine, nhằm ngăn chặn tình trạng trật tự công cộng trở nên hỗn loạn.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố rằng “các cuộc tấn công bằng tên lửa của Hamas là hoàn toàn không thể chấp nhận được”, “bạo lực và các cuộc tấn công phải chấm dứt ngay lập tức.”
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Maas đã lên án các cuộc tấn công của Hamas vào Israel, hành động này “không thể khoan nhượng hoặc chấp nhận được”, và các cuộc tấn công bằng tên lửa phải dừng lại.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Israel và Thủ tướng Palestine. Ông nói: “Chúng tôi lo lắng về cái chết của dân thường ở tất cả các bên”, “chúng tôi kêu gọi sự bình tĩnh và chấm dứt cuộc tấn công bằng tên lửa của Hamas và sự leo thang bạo lực ở tất cả các bên.”
Ngày 15/5, Tổng thống Mỹ Biden đã có cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo Israel và Palestine. Đồng thời ông hy vọng rằng Jerusalem sẽ đạt được việc chung sống hòa bình giữa những người thuộc mọi tín ngưỡng và thành phần. Ông nhấn mạnh rằng Hamas cần ngừng phóng tên lửa vào Israel và tin rằng giải pháp hai nhà nước có thể đạt được thông qua đàm phán, là cách tốt nhất để giải quyết cuộc xung đột Palestine-Israel một cách công bằng và lâu dài. Đồng thời TT. Biden đã quyết định nối lại hỗ trợ kinh tế và nhân đạo cho người dân Palestine.
Ông Biden cũng nhắc lại sự ủng hộ mạnh mẽ của mình đối với quyền tự vệ của Israel và lên án các cuộc tấn công vào các thành phố và thị trấn của Israel. Đồng thời, nhà ngoại giao của các nước Ả Rập cũng đang thúc đẩy nỗ lực ngoại giao nhằm khôi phục hòa bình.
Phản ứng của ĐCSTQ rất khác biệt
Vào ngày 7/5, ngày xảy ra xung đột nhà thờ Hồi giáo giữa Israel và Palestine, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị một lần nữa nói về “chủ nghĩa đa phương” trong một cuộc họp video của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ông tiếp tục nói rằng các quy tắc quốc tế nên “do mọi người cùng tạo ra”, chứ không phải bằng sáng chế và đặc quyền của một vài quốc gia. Thậm chí ông cho biết “năm nay là kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ”, “cùng nhau thúc đẩy việc tổ chức lại Liên Hợp Quốc rồi mới khởi hành, và cùng nhau xây dựng một cộng đồng nhân loại chung vận mệnh!”
Sau xung đột quân sự Palestine-Israel, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã họp kín vào ngày 12/5, nhưng không đưa ra tuyên bố, có lẽ vì không đạt được sự đồng thuận. Trong khi các quốc gia khác bận làm trung gian ngoại giao ở Trung Đông, thì từ ngày 12 đến ngày 13/5, Bộ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ Vương Nghị lại bận họp với các Ngoại trưởng của 5 nước Trung Á. Sau đó, ông Vương Nghị dường như không có việc gì làm và chỉ điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan vào ngày 15/5.
Ngày 14/5, Tân Hoa xã đưa tin “Bộ Ngoại giao cảnh báo Mỹ: Tính mạng của người Hồi giáo Palestine đều quý giá như nhau.” Trên thực tế ĐCSTQ không thể làm gì nhiều để ngăn chặn xung đột Palestine-Israel, cũng như không thực sự chú ý đến các nạn nhân trong cuộc xung đột Palestine-Israel. Thay vào đó, ĐCSTQ đã nhân cơ hội này đổ lỗi cho Hoa Kỳ.
Đồng thời ĐCSTQ cũng chỉ trích hội nghị Liên Hợp Quốc về các vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, rằng: “Hoa Kỳ cũng hợp tác với một số nước ít ỏi như Đức, Anh và các đồng minh cá biệt” trong “trò hề chính trị” này. Tiếp đó, ông Vương Nghị còn nói: “Tính mạng của người Hồi giáo Palestine đều quý giá như nhau.”
ĐCSTQ không lên án các cuộc tấn công bằng tên lửa do Hamas kích động, không đề cập đến thương vong của người Israel, và không tin rằng Israel nên có quyền tự vệ. Nhưng lại mượn vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, chắp hoa ghép cành đề cập đến “Tính mạng của người Hồi giáo Palestine”. Thái độ gián tiếp này thực sự cho thấy ĐCSTQ ủng hộ tổ chức khủng bố Hamas.
Ngày 15/5, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Vương Nghị đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pakistan và trực tiếp tiết lộ lập trường của mình. Ông Vương Nghị nói: “Nguyên nhân sâu xa khiến tình hình xấu đi là do vấn đề Palestine đã không được giải quyết một cách công bằng suốt một thời gian dài”. “Hoàn cảnh của người dân Palestine ngày càng khó khăn hơn”. “Ngày nào vấn đề Palestine không được giải quyết, thì Palestine-Israel và Trung Đông sẽ không thể đạt được hòa bình thực sự”. “Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên định ủng hộ người dân Palestine trong nỗ lực khôi phục các quyền dân tộc của họ.”
Ông Vương Nghị cũng nói “ngưng bắn, dừng bạo loạn”, nhưng vẫn không lên án việc Hamas đã tấn công trước. Điều này càng giống như đang khích lệ Hamas.
Cần có câu trả lời cho lý do tại sao việc điều tiết 2 cuộc tham vấn khẩn cấp của Liên Hợp Quốc lại gặp khó khăn. Ngày 16/5, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ thảo luận lại, theo lập trường hiện tại của ĐCSTQ, kết quả sẽ không mấy lạc quan. Trong tháng này, ĐCSTQ đã đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an.
ĐCSTQ lần đầu tiên công khai cạnh tranh giành quyền bá chủ tại Liên Hợp Quốc, nhưng lại không làm gì khi đối mặt với xung đột Palestine-Israel. ĐCSTQ không chỉ thiếu nghiêm trọng, khả năng giao tiếp với các nước khác, mà còn đi chệch hướng một cách trầm trọng trong lập trường công bằng của mình. Đồng thời ĐCSTQ sử dụng điều này như một chiến trường để đối phó với Hoa Kỳ và các nước phương Tây.
Vai trò phía sau có thể có của ĐCSTQ
Tuyên bố của ĐCSTQ đã nhiều lần tiết lộ sự ủng hộ của họ đối với Hamas. Nhiều năm qua, Hamas thường xuyên thực hiện các cuộc tấn công vũ trang vào Israel, gồm cả các vụ đánh bom liều chết. Hamas bị Israel và các nước phương Tây coi là tổ chức khủng bố. ĐCSTQ không lên án Hamas vì việc tổ chức đã dẫn đầu cuộc tấn công bằng tên lửa, mà còn nói sẽ “tiếp tục ủng hộ vững chắc người dân Palestine.”
Israel và Palestine đã xung đột suốt một thời gian dài và ĐCSTQ vẫn luôn lặp lại những tuyên bố tương tự. Một số kênh truyền thông đưa tin rằng tên lửa của Hamas là do ĐCSTQ cung cấp. Nhiều tên lửa không thể bắn trúng mục tiêu, ngược lại còn làm chính người Palestine bị thương. Hiệu suất và chất lượng như vậy thực sự phù hợp với tình trạng công nghệ vũ khí hiện tại của ĐCSTQ.
Tháng 8/2020, ĐCSTQ đã phóng 4 tên lửa Đông Phong, nhưng chỉ nói rằng họ đã phóng 2 tên lửa, đến nay không ai biết 2 tên lửa kia đã đi đâu. Gần đây, ĐCSTQ đã cao giọng tiến hành một vụ phóng các bộ phận của trạm vũ trụ, nhưng lại để mặc tên lửa Long March 5B va chạm và rơi tự do. Đây dường như là một bằng chứng vô cùng xác đáng.
Hầu hết các quốc gia hy vọng rằng xung đột Palestine-Israel sẽ lắng dịu. Nhưng trên thực tế ĐCSTQ lại đang khuyến khích Hamas tiếp tục các cuộc tấn công của mình. Hamas đã dẫn đầu trong cuộc tấn công này, một cuộc tấn công quy mô và liên tục chưa từng có. Người ta nghi ngờ liệu ĐCSTQ có đứng sau hậu trường hay không.
Bề ngoài, ĐCSTQ đang đối đầu với Hoa Kỳ, nhưng họ biết rằng thực lực của bản thân không đủ. Nhìn thấy quân đội Hoa Kỳ đang chuẩn bị rút khỏi Trung Đông và tăng cường triển khai ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, tự nhiên ĐCSTQ sẽ cảm thấy bối rối.
Trước đây, ĐCSTQ đã hy vọng có được sự giúp đỡ của Nga. Trên thực tế ông Putin kỳ thực cũng đã nắm giữ được biên giới của Ukraine, nhưng ngay sau đó lại rút quân. Điều này đã đặt ĐCSTQ vào tuyến đầu đối đầu với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Mỹ-Nga sắp tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6.
ĐCSTQ có lẽ cũng tin tưởng rằng Iran sẽ phá vỡ tình hình ở Trung Đông, nhưng Mỹ và Iran đang đàm phán. Nếu Iran có được một con bài thương lượng tốt, đương nhiên họ sẽ sẵn sàng đồng thuận với Mỹ và các tính toán của ĐCSTQ có thể thất bại. ĐCSTQ cũng khuyến khích Triều Tiên gây rắc rối, nhưng Hoa Kỳ cũng vươn một cành ô liu (biểu tượng hòa bình) cho Triều Tiên. Gần đây, Kim Jong-un dường như không có mấy động tĩnh.
Những nỗ lực của ĐCSTQ nhằm đánh lạc hướng Hoa Kỳ khó có thể đạt được. Về cơ bản, điều này phù hợp với thông lệ thường thấy của ĐCSTQ là khuyến khích Hamas kích động chiến tranh. Sau cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, lập trường của ĐCSTQ quá rõ ràng và dường như đang đổ thêm dầu vào lửa.
Tin rằng chính phủ của các nước có lẽ nên lĩnh giáo một cách thiết thực các mánh khóe của ĐCSTQ. Việc đối phó với chế độ ĐCSTQ có lẽ ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Dương Uy, Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Hamas Vương Nghị Dòng sự kiện Hội đồng bảo an LHQ Xung đột Israel - Hamas Người Hồi giáo Xung đột Palestine - Israel Israel Palestine