ĐCSTQ đứng sau việc Ả Rập Xê Út đang chế tạo tên lửa đạn đạo?
- Cổ Vọng Cầm
- •
Đánh giá của cơ quan tình báo Mỹ cho rằng Ả Rập Xê Út đang tích cực chế tạo tên lửa đạn đạo với sự giúp đỡ của ĐCSTQ. Theo thông tin CNN nhận được, quá trình chế tạo tên lửa đạn đạo của Vương quốc này được thể hiện trong các bức ảnh vệ tinh có thể gây ra phản ứng dây chuyền lớn trên khắp Trung Đông. Điều này khiến cho nỗ lực hạn chế dã tâm của Iran của chính quyền Biden trở nên phức tạp.
Ngày 23/12, CNN dẫn 3 nguồn thạo tin tiết lộ, Ả Rập Xê Út trước đây đã mua tên lửa đạn đạo từ Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ), nhưng chưa bao giờ có thể tự chế tạo tên lửa. Tuy nhiên giờ đây, không chỉ các nguồn tin mà cả những bức ảnh vệ tinh do CNN thu được cũng có thể quan sát rõ rằng Ả Rập Xê Út hiện đang chế tạo loại vũ khí này ở ít nhất một địa điểm.
Theo 2 nguồn tin thân cận với đánh giá mới nhất, quan chức nhiều cơ quan của Mỹ, trong đó có Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, được thông báo trong những tháng gần đây rằng: Trung Quốc và Vương quốc Ả Rập Xê Út đã nhiều lần chuyển giao công nghệ tên lửa đạn đạo nhạy cảm. Tổ chức Sáng kiến Đe dọa Hạt nhân (NTI) ở Washington hồi tháng 10 năm nay cũng tiết lộ, Ả Rập Xê Út đã nhập khẩu tên lửa đạn đạo DF-2 tầm bắn 2.000 km từ Trung Quốc vào cuối những năm 1980. Hiện có khả năng Ả Rập Xê Út sẽ phát triển tên lửa đạn đạo nội địa của mình dưới sự giúp đỡ của Trung Quốc.
Theo Wikipedia, sau khi tên lửa đạn đạo tách khỏi tên lửa, đường bay của nó tuân theo quy luật đạn đạo và không thể tự thay đổi. Trong số đó, tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa trên 1.000 km thường được sử dụng để ném đầu đạn hạt nhân; vì nếu chúng được trang bị vũ khí thông thường thì cơ số đạn không đủ để tiêu diệt mục tiêu, và nếu chúng được trang bị vũ khí sinh học và hóa học, chúng không thể chịu được ma sát và nhiệt cao vào tầng khí quyển.
CNN chỉ ra rằng chính quyền Biden hiện đang phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề cấp bách – liệu việc phát triển tên lửa đạn đạo của Ả Rập Xê Út có làm thay đổi lớn sự cân bằng sức mạnh của Mỹ ở Trung Đông? Nó sẽ làm phức tạp các mục tiêu chung của Mỹ, châu Âu, Israel và các nước vùng Vịnh? Điều này đề cập đến việc mở rộng các điều khoản của thỏa thuận hạt nhân Iran bao gồm các hạn chế đối với công nghệ tên lửa của Iran.
Iran và Ả Rập Xê Út là kẻ thù không đội trời chung, và nếu Ả Rập Xê Út đã bắt đầu sản xuất tên lửa đạn đạo, Tehran khó có thể đồng ý ngừng sản xuất.
Chuyên gia vũ khí Jeffrey Lewis, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury (Middlebury Institute of International Studie), nói với CNN: “Mọi người đang rất chú ý đến chương trình tên lửa đạn đạo quy mô lớn của Iran, nhưng việc phát triển và sản xuất tên lửa đạn đạo của Ả Rập Xê Út không phải chịu mức độ giám sát tương tự.”
Ông Lewis nói thêm: “Việc Ả Rập Xê Út sản xuất tên lửa đạn đạo cho thấy rằng bất kỳ nỗ lực ngoại giao nào nhằm kiểm soát sự phổ biến tên lửa đều cần có sự tham gia của các nước khác trong khu vực, chẳng hạn như những nước sản xuất tên lửa đạn đạo của riêng họ như Ả Rập Xê Út và Israel.”
CNN đưa tin rằng bất kỳ phản ứng nào từ Mỹ cũng có thể trở nên phức tạp do cân nhắc ngoại giao với chính quyền Trung Quốc, vì chính quyền Biden đang cố gắng tái tiếp xúc với Bắc Kinh về một số vấn đề chính sách ưu tiên ở mức độ cao khác, bao gồm khí hậu, thương mại và phát triển kinh tế và đại dịch.
Ông Ankit Panda, một chuyên gia về chính sách hạt nhân và vũ khí tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie Endowment (Carnegie Endowment for International Peace), chỉ ra: “Thông thường, Mỹ sẽ gây áp lực buộc Ả Rập Xê Út không theo đuổi những năng lực này. Tuy nhiên, những dấu hiệu đầu tiên cho thấy Ả Rập Xê Út theo đuổi những năng lực này ở đất nước họ từ thời ông Trump, nhưng chính phủ lúc đó không quan tâm đến việc trấn áp Riyadhm (thủ đô Ả Rập Xê Út) về những vấn đề này.”
Nhiều nguồn tin nói với CNN rằng một số nhà lập pháp đã nghe được thông tin tình báo mới về việc chuyển giao công nghệ tên lửa đạn đạo giữa Ả Rập Xê Út và Trung Quốc trong vài tháng qua. Các nguồn tin nói với CNN rằng chính quyền Biden đang chuẩn bị trừng phạt một số tổ chức liên quan đến vụ chuyển nhượng, nhưng một số người dân trên Đồi Capitol lo lắng rằng Nhà Trắng không muốn áp đặt các biện pháp trừng phạt lớn đối với hành động của Chính phủ Ả Rập Xê Út.
Với hiện trạng các cuộc đàm phán với Iran, chương trình tên lửa của Ả Rập Xê Út có thể khiến một vấn đề vốn đã hóc búa lại càng trở nên khó khăn hơn. Chuyên gia về chính sách hạt nhân và vũ khí Ankit Panda nói với CNN: “Chương trình tên lửa của Ả Rập Xê Út sẽ mang lại những thách thức mới nhằm hạn chế các chương trình tên lửa khác ở Trung Đông. Tên lửa Iran là mối quan tâm chính của Mỹ. Nếu không có những hạn chế đối với chương trình ngày càng tăng của Ả Rập Xê Út, tương lai Iran sẽ khó hạn chế hơn.”
Chứng cứ rõ ràng đầu tiên
Các hình ảnh vệ tinh mới do CNN có được cho thấy, Ả Rập Xê Út đã chế tạo tên lửa đạn đạo tại các địa điểm do Trung Quốc hỗ trợ trước đó. Theo chuyên gia phân tích, những bức ảnh này và nguồn tin chứng thực đã phản ánh tiến triển sự nhất trí với đánh giá tình báo mới nhất của Mỹ.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury cho biết, các bức ảnh vệ tinh do công ty hình ảnh thương mại Planet chụp trong khoảng thời gian từ ngày 26/10 đến ngày 9/11 cho thấy một sự cố xảy ra tại một cơ sở gần Dawadmi ở Ả Rập Xê Út. Họ nói với CNN, đây là “bằng chứng rõ ràng đầu tiên cho thấy cơ sở này đang hoạt động để sản xuất tên lửa đạn đạo”.
CNN: "US intelligence agencies have assessed that Saudi Arabia is now actively manufacturing its own ballistic missiles with the help of China, CNN has learned, a development that could have significant ripple effects across the Middle East."https://t.co/t1f1iRm0eq
— Vivian Nereim (@viviannereim) December 23, 2021
Khi được hỏi liệu có bất kỳ sự chuyển giao công nghệ tên lửa đạn đạo nhạy cảm nào gần đây giữa Trung Quốc và Ả Rập Xê-út hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với CNN trong một tuyên bố rằng 2 nước là “đối tác chiến lược toàn diện” và “duy trì hợp tác hữu nghị trong mọi lĩnh vực bao gồm cả trong lĩnh vực thương mại quân sự.” Tuyên bố nêu rõ: “Hợp tác kiểu này không vi phạm bất kỳ luật quốc tế nào, cũng như không liên quan đến việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.”
Tổng thống Biden đối diện với thách thức mới
CNN lần đầu tiên đưa tin vào năm 2019 rằng các cơ quan tình báo Mỹ biết rằng Ả Rập Xê Út đang hợp tác với Trung Quốc để thúc đẩy chương trình tên lửa đạn đạo. Chính quyền Trump ban đầu đã không tiết lộ thông tin cho các thành viên chủ chốt của Quốc hội, điều này khiến các đảng viên Dân chủ, những người đã phát hiện ra thông tin nằm ngoài các kênh của Chính phủ Mỹ, tức giận. Họ cho rằng thông tin tình báo đã được cố tình bỏ qua trong một loạt cuộc họp báo cáo ngắn gọn và không được đệ trình. Điều này làm gia tăng sự chỉ trích của Đảng Dân chủ đối với chính quyền Trump vì quá yếu kém trước Ả Rập Xê-út. Các chuyên gia về phổ biến vũ khí hạt nhân cho biết, việc ông Trump không đáp trả đã mang lại cho Ả Rập Xê Út can đảm để tiếp tục mở rộng chương trình tên lửa đạn đạo của họ.
Chuyên gia về vũ khí, giáo sư Jeffrey Lewis chỉ ra: “Bằng chứng quan trọng là cơ sở này đang vận hành với các hố đốt để xử lý nhiên liệu rắn dùng cho tên lửa còn sót lại từ quá trình sản xuất tên lửa đạn đạo.” Ông giải thích: “Các cơ sở sản xuất tên lửa đẩy rắn thường có các hố đốt, đúc phần chứa nhiên liệu đẩy còn lại do động cơ tên lửa tạo ra thường được đốt trong hố đốt, vì vậy, hoạt động đốt cho thấy cơ sở này đang tích cực đúc động cơ tên lửa rắn.”
Tuy nhiên, người ta biết rất ít về các tên lửa đạn đạo mà Ả Rập Xê Út chế tạo tại căn cứ, bao gồm các chi tiết quan trọng như tầm bắn và trọng tải.
Ông Lewis nói rằng cơ sở được xây dựng với sự hỗ trợ của chính quyền ĐCSTQ và các đánh giá tình báo mới cho thấy Ả Rập Xê Út gần đây đã mua công nghệ tên lửa đạn đạo nhạy cảm từ Trung Quốc. Do đó, các tên lửa đang được sản xuất ở đó có thể do Bắc Kinh thiết kế. Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho thấy Ả Rập Xê Út cũng đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ các quốc gia khác trong việc phát triển các dự án tên lửa đạn đạo trong những năm gần đây. Do đó, rất khó xác định cơ sở sản xuất mà Vương quốc Ả Rập Xê Út đang xây dựng rốt cuộc là hệ thống vũ khí nào.
Cổ Vọng Cầm, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Tên lửa đạn đạo Ả Rập Xê-út Dòng sự kiện