Wall Street Journal tiết lộ, tại một cuộc họp bí mật giữa Mỹ và Trung Quốc ở Geneva vào tháng 12/2024, quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thừa nhận rằng Bắc Kinh đứng sau một loạt các cuộc tấn công mạng gây sốc vào cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ.

hacker trung quoc
(Ảnh minh họa: TY Lim/Shutterstock)

Theo báo cáo của Wall Street Journal trích dẫn nguồn tin thân cận, mục tiêu tấn công của ĐCSTQ vào Hoa Kỳ không chỉ bao gồm các cảng biển và sân bay, mà còn cả ngành công nghiệp viễn thông và công nghệ, có thể dễ dàng tấn công vào các mạng máy tính trong cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ.

Để đáp lại, chính quyền Trump cho biết Hoa Kỳ cũng sẽ tiến hành nhiều cuộc tấn công mạng hơn vào Trung Quốc.

Năm ngoái, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cảnh báo rằng ĐCSTQ có thể dễ dàng tấn công vào hàng chục cảng, lưới điện và cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ.

Theo những người này, nhiều năm qua, đoàn đại biểu Trung Quốc xâm nhập mạng máy tính các cảng, cơ sở cấp nước, sân bay và các mục tiêu khác của Hoa Kỳ với sự ủng hộ ngày càng tăng của Hoa Kỳ đối với Đài Loan.

Wall Street Journal dẫn lời các quan chức Hoa Kỳ đương nhiệm và trước đây nắm rõ vấn đề này cho biết, tại một cuộc họp ở Geneva, Thuỵ Sĩ, Vương Lỗi, một quan chức an ninh mạng cấp cao tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chỉ ra rằng các cuộc tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng là hậu quả của việc Hoa Kỳ hỗ trợ quân sự cho Đài Loan.

Quan chức Hoa Kỳ cho biết, Vương Lỗi và các quan chức Trung Quốc khác không trực tiếp nói rằng Trung Quốc chịu trách nhiệm về vụ tấn công mạng, nhưng các quan chức Hoa Kỳ có mặt và những người nghe báo cáo về cuộc họp sau đó đều đồng ý rằng những bình luận này xác nhận vai trò của Bắc Kinh, nhằm mục đích đe dọa Hoa Kỳ không được can thiệp nếu xung đột nổ ra ở eo biển Đài Loan.

Hơn chục đại diện từ Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tham dự cuộc họp cấp cao này, bao gồm các quan chức cấp cao từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Hội đồng An ninh Quốc gia, Lầu Năm Góc và các cơ quan tình báo Hoa Kỳ.

Trên thực tế, từ lâu ĐCSTQ đã thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công mạng vào Hoa Kỳ. Mục tiêu của các cuộc tấn công trải dài từ cảng, sân bay đến các cơ sở hạ tầng khác. Nguyên nhân là do Hoa Kỳ và Đài Loan đang xích lại gần nhau hơn, khiến ĐCSTQ cảm thấy bất an.

Trước đây, vấn đề này chưa từng được truyền thông đưa tin. Các quan chức cho biết phái đoàn Hoa Kỳ do ông Nate Fick, lúc đó là đặc phái viên về chính sách không gian mạng và kỹ thuật số của chính quyền Biden, dẫn đầu.

Nguồn tin cho biết, cả Nhà Trắng của ông Biden và nhóm chuyển giao của ông Trump đều được thông báo về cuộc họp và sau đó đã cung cấp báo cáo chi tiết.

Cựu quan chức Hoa Kỳ cho biết trước khi Vương Lỗi phát biểu tại hội nghị Geneva, Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng phía Trung Quốc dường như không hiểu được những nguy hiểm của việc tấn công mạng vào các cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng, mà Hoa Kỳ coi động thái này là một hành động chiến tranh.

Vị quan chức này cũng cho biết, chính quyền Biden có ý định truyền đạt sự nghi ngờ về việc liệu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức chính trị, quân sự cấp cao khác có biết đầy đủ về các hoạt động tấn công mạng hay không.

Một cựu quan chức Hoa Kỳ hiểu về cuộc họp lưu ý rằng tuyên bố của các quan chức ĐCSTQ tại cuộc họp vào tháng 12/2024 là gián tiếp và có phần mơ hồ, nhưng hầu hết đại diện Hoa Kỳ tại cuộc họp đều hiểu đây là sự thừa nhận của Bắc Kinh và là lời cảnh báo Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan.

Vài tháng sau, quan hệ Mỹ-Trung xuống mức thấp nhất và bước vào cuộc chiến thương mại lịch sử.

Tại hội nghị thượng đỉnh ở Geneva với chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, lần đầu tiên ĐCSTQ gửi tín hiệu như vậy, khiến các quan chức Mỹ bị sốc. Họ đã quen với việc quan chức Trung Quốc đổ lỗi cho các tổ chức tội phạm như Volt Typhoon, hoặc cáo buộc Hoa Kỳ đã tưởng tượng quá mức.

Năm ngoái, quan chức Hoa Kỳ đã công khai đưa ra những cảnh báo nghiêm khắc khác thường về Volt Typhoon. Họ đã công khai đổ lỗi cho những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giành được chỗ đứng trong mạng lưới máy tính của Hoa Kỳ, cho phép quân đội Trung Quốc nhanh chóng phát động các cuộc tấn công mạng mang tính phá hoại trong một cuộc xung đột trong tương lai.

Quan chức ĐCSTQ chỉ thừa nhận tấn công mạng nếu được lãnh đạo cấp cao của chính phủ Tập Cận Bình chỉ đạo

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không bình luận về cuộc họp nhưng cho biết, Hoa Kỳ đã nói rõ với Bắc Kinh rằng họ sẽ có hành động đáp trả hoạt động mạng độc hại của Trung Quốc, và mô tả chiến dịch tấn công mạng này là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng và dai dẳng nhất đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

Quan chức Hoa Kỳ tin rằng tin tặc Trung Quốc đã nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự trong những năm gần đây và phát động các cuộc tấn công, trở thành một trong những mối đe dọa an ninh khó khăn nhất mà chính quyền Trump phải đối mặt.

Ông Dakota Cary, chuyên gia về Trung Quốc tại công ty an ninh mạng SentinelOne của Hoa Kỳ, cho biết ngay cả khi ở chế độ riêng tư quan chức Trung Quốc có thể chỉ thừa nhận các cuộc tấn công mạng theo chỉ đạo của các nhà lãnh đạo cấp cao trong Chính phủ Tập Cận Bình.

Ông cho biết sự chấp thuận như vậy có ý nghĩa quan trọng, vì nó có thể phản ánh quan điểm của Bắc Kinh rằng nguyên nhân có khả năng xảy ra xung đột quân sự với Hoa Kỳ nhiều nhất là vấn đề Đài Loan. Do đó cần phải gửi một tín hiệu trực tiếp hơn tới chính quyền Trump.

Ông Cary cho biết, người Trung Quốc muốn các quan chức Hoa Kỳ hiểu rằng họ có khả năng này và sẵn sàng sử dụng nó.

Các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết, Lầu Năm Góc sẽ tìm cách tấn công mạng mạnh mẽ hơn vào Trung Quốc.

Các quan chức và nhà lập pháp Hoa Kỳ tin rằng Bắc Kinh vẫn tiếp tục tấn công vào mạng lưới viễn thông của Hoa Kỳ thông qua một nhóm tin tặc có tên là Salt Typhoon.

Chính quyền Trump cũng có kế hoạch sa thải hàng trăm nhân viên an ninh mạng như một phần của đợt sa thải hàng loạt sau khi thay thế giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và phó giám đốc của ông vào tuần trước.

Ngoài ra, 6 quốc gia gồm Anh, Hoa Kỳ, Úc và New Zealand cũng đưa ra cảnh báo rằng một công ty có tên là “Công nghệ bảo mật mạng Tứ Xuyên Dianke (Điện Khoa), có trụ sở chính tại Thành Đô, Tứ Xuyên, đã sử dụng 2 phần mềm độc hại là “Bad Market” “Moonlight” để theo dõi từ xa các hoạt động độc lập của Đài Loan, người Duy Ngô Nhĩ Tây Tạng và các hoạt động độc lập của Hồng Kông, đồng thời có thể lấy được các tệp âm thanh, ảnh, thậm chí cả thông tin vị trí của người dùng.

Dương Thiên Tư / Vision Times