ĐCSTQ lo lắng gì khi liên tiếp đưa ra lằn ranh đỏ cho Mỹ?
- Tiêu Nhiên
- •
Trong lúc Đặc phái viên về biến đổi khí hậu của ông Biden đang thăm Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị một lần nữa yêu cầu Mỹ chú ý đến “2 lằn ranh” và “2 danh sách”. Ông Tần Cương, tân Đại sứ của Trung Quốc tại Mỹ, cũng đã đề cập đến vấn đề này trong bài phát biểu đầu tiên của mình sau khi đến Mỹ nhậm chức. Điều này thể hiện rõ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện đang đối mặt với nhiều nguy cơ.
Ngoại trưởng ĐCSTQ Vương Nghị hôm 1/9 đã có cuộc hội kiến với ông John Kerry thông qua truyền hình trực tiếp. Ông Kerry cho biết, Mỹ – Trung hợp tác để ứng phó với những thách thức biến đổi khí hậu cấp bách hiện nay là điều rất quan trọng, đồng thời cũng chỉ ra hợp tác Mỹ – Trung trong vấn đề biến đổi khí hậu không thể tách rời môi trường lớn trong mối quan hệ Mỹ – Trung, nhưng quả bóng để thúc đẩy mối quan hệ hai nước bước ra khỏi khó khăn nằm ở phía Mỹ.
Theo trang mạng của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đăng thông tin hôm 1/9 cho biết, trong cuộc đối thoại với ông Kerry, ông Vương Nghị đã nhắc đến “hợp tác về biến đổi khí hậu Trung – Mỹ không thể nào tách rời môi trường lớn của mối quan hệ Trung – Mỹ”, và quy kết nguyên nhân quan hệ Trung – Mỹ xấu đi là do phán đoán chiến lược sai lầm của phía Mỹ. Ông Vương nhấn mạnh, “Phía Mỹ cần ngừng việc coi Trung Quốc là mối đe dọa và đối thủ, ngừng việc vây chặn và chèn ép Trung Quốc trên khắp thế giới; cần coi trọng và tích cực đáp ứng ‘2 danh sách’ và ‘3 lằn ranh’ mà Trung Quốc đưa ra’, lựa chọn hành động thực tế để cải thiện mối quan hệ Trung – Mỹ.”
Trong cuộc điện đàm gần đây với Ngoại trưởng Mỹ Blinken, ông Vương Nghị cũng đề cập đến hy vọng phía Mỹ coi trọng “danh sách và lằn ranh”.
Tháng 7 năm nay, Thứ trưởng Mỹ Wendy Sherman thăm Thiên Tân, Trung Quốc, ông Vương Nghị lần đầu tiên đưa ra “2 danh sách” và “3 lằn ranh”, chẳng hạn như yêu cầu phía Mỹ không nên “can thiệp công việc nội bộ của Trung Quốc và tổn hại đến chủ quyền và an ninh của Trung Quốc” trong các vấn đề như Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan và Biển Đông, và cả việc Mỹ chế tài quan chức ĐCSTQ vi phạm nhân quyền, v.v.
Tân Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ vạch lằn ranh đỏ
Hôm 31/8, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, ông Tần Cương đã có bài phát biểu đầu tiên sau khi đến Mỹ, phản bác lại tuyên bố “Trung Quốc đang cược Mỹ thua”. Ông Tần nói rằng Trung Quốc chưa bao giờ mở rộng xâm lược, cũng không có ý thách thức và thay thế Mỹ để xưng bá thế giới. Tuy nhiên ĐCSTQ tiếp tục không hề nhắc đến chữ nào về các hành vi mà họ đang bị chỉ trích rộng rãi như xâm phạm nhân quyền, an ninh khu vực, thương mại công bằng và an ninh mạng.
Theo tin tức đăng trên trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, ông Tần Cương nói rằng chính quyền Mỹ khóa trước đã áp dụng chính sách cực đoan đối với Trung Quốc, khiến cho mối quan hệ Mỹ – Trung bị phá hoại nghiêm trọng, “Cục diện này đến nay vẫn chưa được thay đổi, thậm chí là còn tiếp diễn”. Ông Tần Cương quy kết chướng ngại của sự phát triển mối quan hệ giữa hai nước là do chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ “chèn ép Trung Quốc khắp nơi”, và các loại hiểu sai đối với Trung Quốc của những nhà hoạch định chính sách Mỹ.
Bài phát biểu của ông Tần không hiếm những từ ngữ kiểu “chiến lang”, ví dụ như nhắc đến việc “Đem kịch bản chiến tranh lạnh [Mỹ – Liên Xô] áp đặt một cách cứng nhắc cho mối quan hệ Trung – Mỹ hôm nay, và cả việc coi Trung Quốc là đối thủ và giả tưởng là thời kỳ đối địch”, ví von việc này “giống như Don Quixote thách thức cối xay gió là chuyện hoang đường và nguy hiểm”.
Ông Tần Cương hy vọng phía Mỹ cần chú trọng ở mức độ cao và nghiêm túc đối đãi với “3 lằn ranh” và “2 danh sách” mà phía Trung Quốc đưa ra, “Đặc biệt là cần cẩn thận ngôn từ và hành động trong các vấn đề liên quan đến Đài Loan, liên quan đến Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng và Biển Đông. Tôn trọng chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc. Ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, không nên thách thức lằn ranh đỏ của Trung Quốc.”
Toàn bộ bài phát biểu của vị tân Đại sứ này đều là thái độ cứng rắn, về cơ bản là lặp lại những lời lẽ “kiểu chiến lang” mà ông Tạ Phong và ông Vương Nghị nói khi hội kiến với bà Wendy Sherman. Đồng thời cảnh báo Mỹ đừng bao giờ động vào lằn ranh đỏ của ĐCSTQ.
3 nguy cơ của ĐCSTQ hiển lộ rõ
Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã dùng ông Vương Nghị và ông Tần Cương để liên tiếp đưa ra 3 lằn ranh đỏ cho phía Mỹ, vừa đúng thể hiện rõ ĐCSTQ hiện đang đối mặt với 3 nguy cơ lớn.
Lằn ranh thứ nhất của ĐCSTQ là “Mỹ không được thách thức, bôi nhọ, thậm chí cố gắng lật đổ con đường và chế độ chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, đồng thời điều mà họ nhấn mạnh là “lựa chọn của nhân dân”. Điều này có nghĩa là ĐCSTQ muốn duy trì thể chế độc tài toàn trị cũng ngày càng khó khăn, cách làm một đảng độc tài, độc quyền lợi ích kinh tế ngày càng không được người Trung Quốc chấp nhận.
Lằn ranh thứ hai, “Mỹ không được cố gắng cản trở phá rối, thậm chí là làm đứt gãy tiến trình phát triển của Trung Quốc”. Điều này có nghĩa là phía Mỹ ngăn ĐCSTQ đánh cắp công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ là đã đánh trúng chỗ đau của ĐCSTQ. Sau khi ông Biden nhậm chức, đã tiếp tục sử dụng các lệnh cấm khác nhau, đã giáng đòn nặng vào ĐCSTQ.
Lằn ranh thứ 3, “Mỹ không được xâm phạm chủ quyền quốc gia Trung Quốc, càng không thể phá hoại toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc”. Ý của ĐCSTQ là muốn nắm toàn diện Tân Cương, Tây Tạng, Hồng Kông và Đài Loan, nhất là muốn Mỹ nhượng bộ về vấn đề eo biển Đài Loan. Điều này phản ánh rằng trong hình hình quốc tế hiện nay, ĐCSTQ ngày càng cảm thấy khó trong việc chiếm đoạt Đài Loan.
Tiêu Nhiên, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Vương Nghị Dòng sự kiện mối quan hệ Mỹ - Trung Lằn ranh đỏ Tân Cương John Kerry