6 thủ đoạn cưỡng chế mất tích của ĐCSTQ
- Dĩ Tâm
- •
Ngày 30/8 là “Ngày Quốc tế của Nạn nhân bị cưỡng chế mất tích” (International Day of the Victims of Enforced Disappearances). Trong cùng ngày, tổ chức nhân quyền quốc tế Safeguard Defenders do nhà báo người Thụy Điển Peter Dahlin sáng lập đã công bố báo cáo cho biết, có 6 thủ đoạn cưỡng chế mất tích được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng, hơn nữa số nạn nhân tiếp tục tăng.
Báo cáo mới nhất của tổ chức Safeguard Defenders chỉ ra, mấy năm gần đây, các trường hợp bị chính quyền ĐCSTQ “lưu giữ”, “giám sát nơi cư trú” có xu hướng tăng nhanh và mạnh, dự kiến năm 2021, số người bị ĐCSTQ “cưỡng chế mất tích” có thể lên đến hơn 50.000 người.
August 30 = #dayofthedisappeared to draw attention to what is considered one of the most heinous human rights atrocities in international law: enforced or involuntary disappearances.
Guess which State tops ranks with at least six (!) methods for State-enforced disappearances? pic.twitter.com/UpyYze9MEz
— Safeguard Defenders (保护卫士) (@SafeguardDefend) August 30, 2021
Báo cáo này đã tổng kết được 6 thủ đoạn cưỡng chế mất tích mà chính quyền ĐCSTQ sử dụng, trong đó bao gồm: Giám sát nơi ở tại khu dân cư được chỉ định; lưu giữ; bị giam giữ trong trại tạm giam nhưng lại dùng tên giả đăng ký; bắt cóc; lạm dụng giam giữ hành chính; giam giữ trên quy mô lớn đối với người dân tộc thiểu số.
Báo cáo nhấn mạnh, những phương thức cưỡng chế mất tích này đều rất khó để thu thập được số liệu chính xác, nhưng Safeguard Defenders đã kết hợp với số liệu chính thức của ĐCSTQ để phân tích và phát hiện, giám sát nơi ở tại khu dân cư được chỉ định và lưu giữ là hai thủ đoạn chính trong các thủ đoạn cưỡng chế mất tích. Năm 2019 có tổng cộng gần 20.000 trường hợp bị hại, năm 2020 có gần 30.000 trường hợp, năm nay có khả năng lên đến hơn 50.000 trường hợp.
Về vấn đề này, luật sư nhân quyền Trung Quốc tại Mỹ là ông Ngô Thiệu Bình (Wu Shaoping) cho rằng số liệu thực tế có lẽ còn nhiều hơn.
Luật sư Ngô Thiệu Bình chia sẻ với Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV): “Từ báo cáo này mà nói, chủ yếu là số liệu từ phán quyết của tòa án tối cao, ví dụ như rất nhiều khả năng bị lưu giữ, cuối cùng là dùng các kiểu danh nghĩa khác nhau để thả ra, bộ phận này thì không cách nào thống kê vào trong báo cáo được. Trường hợp nữa cũng như thế, chẳng hạn như giám sát nơi ở tại khu dân cư được chỉ định, nhốt người ta 6 tháng, thực tế về cơ bản là không chuyển sang trình tự tư pháp, nên báo cáo cũng không cách nào có được dữ liệu của những trường hợp hợp này một cách công khai.”
Báo cáo cho biết, Ủy ban giám sát quốc gia Trung Quốc thành lập năm 2018, hiện tại đã trở thành người quan trọng thực thi thủ đoạn giữ người. Theo thống kê, chỉ trong năm 2020, toàn Trung Quốc Đại Lục, số nạn nhân bị Ủy ban Giám sát quốc gia dùng thủ đoạn lưu giữ lên đến 16.890 người.
Báo cáo cho thấy, số trường hợp bị giám sát nơi ở rất có khả năng vượt qua trường hợp bị lưu giữ, trở thành hệ thống mất tích được vận dụng thường xuyên nhất, đây là do cảnh sát đã ý thức được rằng nó là một công cụ mạnh để đối phó với “mục tiêu chính trị”,vì thế mà họ gia tăng sử dụng thủ đoạn này một cách rõ ràng.
Ông Thẩm Ái Bân (Shen Aibin), một nhà hoạt động nhân quyền từng làm việc trong hệ thống quản lý thành phố Vô Tích tỉnh Giang Tô cho biết, ngày 23/1/2019, lần thứ hai ông bị phán quyết trái pháp luật và sau khi ra ngoài, ông đã trải qua hai lần bảo lãnh tại ngoại chờ xét xử, hai lần giám sát nơi ở và hai lần lập án hình sự. Ông chỉ trích: “Đối với sự thực tôi không hề phạm tội, đối với người không hề có hành vi vi phạm pháp luật mà nói, họ chính là lạm dụng công quyền, xâm phạm nhân quyền của tôi một cách trắng trợn.”
Một người tập Pháp Luân Công ở thành phố Trường Xuân là ông Vương Liên Tô (Wang Liansu) từng bị cảnh sát cưỡng chế mất tích, và bị bí mật giam giữ tại Trại giam số 1 thành phố Trường Xuân. Trong thời gian này, ông Vương Liên Tô bị dùng cực hình nghiêm trọng dẫn đến các bộ phận cơ thể của ông không thể động đậy được ngoài nhãn cầu. Trong rất nhiều người tập Pháp Luân Công bị cưỡng chế mất tích, ông Vương Liên Tô chỉ là một trường hợp.
Luật sư Cao Trí Thịnh, người được gọi là “lương tâm Trung Quốc”, là một trong những trường hợp bị ĐCSTQ cưỡng chế mất tích nổi tiếng nhất. Đến nay đã hơn 4 năm, vợ của ông Cao Trí Thịnh là bà Cảnh Hòa vẫn không nhận được thông tin nào về ông, không biết ông còn sống hay đã chết.
强迫失踪受害者国际日,8月30日:我们强烈要求中国政府公布生死不明的人权律师#高智晟 的下落,立即归还其自由,结束对他的长期残忍的政治迫害。https://t.co/Bl1nB51MgA pic.twitter.com/JLtIsEBbeg
— CHRD人权捍卫者 (@CHRDnet) August 30, 2021
(Ảnh Twitter: Luật sư Cao Trí Thịnh – ngoài cùng bên phải)
Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan đưa tin, trong ngày 30/8, Đài Loan có hơn 10 đoàn thể dân sự tổ chức họp báo bên ngoài Viện Lập pháp, cáo buộc chính quyền ĐCSTQ giam giữ ông Lý Minh Triết (Lee Ming-che, một nhà hoạt động dân chủ, làm việc cho tổ chức phi chính phủ), đồng thời lên án ĐCSTQ dùng dịch bệnh COVID-19 làm lý do không cho người nhà có bất cứ tiếp xúc nào với ông Lý đến nay đã 15 tháng. Chính quyền ĐCSTQ cũng không nói cho người nhà ông Lý về thời gian sẽ thả ông.
Do lo lắng về việc ông Lý Minh Triết mãn hạn tù sau tháng 4/2022, sẽ đối mặt với hình phạt bổ sung nên không thể nào xuất cảnh rời khỏi Trung Quốc, do đó cuộc họp báo đã kêu gọi Chính phủ Đài Loan tích cực can thiệp, đảm bảo ông Lý có thể về Đài Loan đúng thời hạn.
Đối với vấn đề nhân quyền Trung Quốc, ông Ngô Thiệu Bình cho biết, cộng đồng quốc tế vẫn luôn không có hành động thực chất nào, điều này là một trong những nguyên nhân chính tạo thành tình hình nhân quyền tại Trung Quốc mất kiểm soát. Do đó, ông kêu gọi chính phủ các nước cần đoàn kết nhất trí, tiến hành chế tài đối với hành vi xâm hại nhân quyền của ĐCSTQ, để những kẻ làm điều ác bớt hung hăng.
Ông Thẩm Ái Bân cũng nhấn mạnh: “Hy vọng quốc gia có năng lực, tổ chức có năng lực, có thể áp dụng biện pháp có hiệu quả để chế tài đối với những quan chức tham ô hủ bại có thẻ xanh, có con cái học tập, làm việc ở nước ngoài. Đối với quốc gia có năng lực thì đây là điều này có thể làm được, chỉ có làm thế mới triệt để ngăn chặn suy nghĩ làm chuyện ác của họ.”
Ngoại trưởng Mỹ Blinken trong cùng ngày cũng ra tuyên bố nhấn mạnh, lên án tất cả các sự kiện cưỡng chế mất tích, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước cần chấm dứt cưỡng chế mất tích, truy cứu trách nhiệm người chịu trách nhiệm liên quan.
Theo thông tin chính thức của Liên Hiệp Quốc, cưỡng chế mất tích là một loại chiến lược thường xuyên được dùng để reo rắc sự sợ hãi trong xã hội. Quá khứ, cưỡng chế mất tích chủ yếu là sản phẩm của chính quyền quân sự độc tài, hiện tại, nó có khả năng thực thi trong tình thế xung đột nội bộ phức tạp, đặc biệt nó là một thủ đoạn trong chính trị dùng để đàn áp đối thủ.
Dĩ Tâm, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Cao Trí Thịnh Dòng sự kiện nhân quyền Trung Quốc Ngày Quốc tế của Nạn nhân bị cưỡng chế mất tích Cưỡng chế mất tích Safeguard Defenders Pháp Luân Công