Elon Musk: Đến lúc VOA phải đóng cửa vì “biến thành công cụ của cánh tả cực đoan”
- Dương Thiên Tư
- •
Ông Elon Musk, người phụ trách “Bộ Hiệu quả Chính phủ Mỹ” (DOGE), gần đây đã thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm thanh trừng các cơ quan liên bang Hoa Kỳ. Sau mục tiêu xóa bỏ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Giáo dục, mới đây ông đã đề xuất đóng cửa Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và Đài Châu Âu Tự do/Đài Tự do (RFE/RL). Hai cơ quan truyền thông này từ lâu đã được Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ.
Musk: Đã đến lúc Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và Đài Châu Âu Tự do phải đóng cửa
Vào ngày 9/2 (giờ địa phương), người đứng đầu Bộ Hiệu quả Chính phủ Hoa Kỳ (DOGE) Elon Musk đã đăng trên trang X rằng: “Các cơ quan truyền thông như Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và Đài Châu Âu Tự do (RFE) đang lãng phí số tiền khổng lồ của người nộp thuế, tất cả đều nên đóng cửa.”
Cùng ngày, Mario Nawfal, một blogger và người dẫn chương trình nổi tiếng trên mạng xã hội X cho biết, những người nộp thuế ở Mỹ đã tài trợ cho “các phương tiện truyền thông quốc gia cực tả”, “đã đến lúc phải đóng cửa chúng”.
Nawfal dẫn lời đặc phái viên của Tổng thống Trump, Richard Grenell, nói: “‘Đài Châu Âu Tự do’ và ‘Tiếng nói Hoa Kỳ’ là các tổ chức truyền thông được tài trợ bởi những người đóng thuế ở Hoa Kỳ. Họ là cơ quan truyền thông nhà nước. Những phương tiện truyền thông này chứa đầy các nhà hoạt động cực tả. Tôi đã làm việc với các phóng viên của các kênh truyền thông này trong nhiều thập kỷ. Họ là vấn đề di lưu của lịch sử. Chúng ta không cần các phương tiện truyền thông do chính phủ tài trợ.”
Ông Musk đã tweet lại dòng tweet và đồng ý: “Đúng vậy, hãy đóng chúng đi.”
Trả lời ông Richard Grenell, ông Musk cũng liệt kê lý do đóng cửa Đài Châu Âu Tự do và Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Ông nói: “Thứ nhất, Châu Âu đã tự do rồi (nếu bạn không tính những bộ máy quan liêu cứng nhắc đó), được chứ?; Thứ hai, không còn ai nghe những chương trình này nữa; Thứ ba, nó giờ đây chỉ là một công cụ để phe cánh tả cấp tiến nói những lời của chính mình, nhưng nó đốt cháy số tiền 1 tỷ USD của người nộp thuế Mỹ mỗi năm.”
Yes, shut them down.
1. Europe is free now (not counting stifling bureaucracy). Hello??
2. Nobody listens to them anymore.
3. It’s just radical left crazy people talking to themselves while torching $1B/year of US taxpayer money. https://t.co/PnmN4erD91
— Elon Musk (@elonmusk) February 9, 2025
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ là hệ thống phát sóng bên ngoài của Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ, được thành lập trong Thế chiến II và luôn là cơ quan ngôn luận đối ngoại của Chính phủ Hoa Kỳ. Đài này tập trung vào việc kể về “những câu chuyện của Mỹ” và thúc đẩy “dân chủ và tự do”. Mãi đến năm 2013, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama mới ký ban hành luật bãi bỏ các hạn chế đối với việc Chính phủ Hoa Kỳ truyền bá thông điệp tuyên truyền, vốn trước đây chỉ dành cho khán giả quốc tế, tới công chúng trong nước.
Đài Châu Âu Tự do được thành lập vào năm 1949, tòa nhà trụ sở chính hiện đặt tại Praha, thủ đô của Cộng hòa Séc.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ từng tóm tắt mục đích thành lập của mình trong một chương trình: “Nếu không vì lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ thì người dân Hoa Kỳ đã không đồng ý bỏ ra nhiều tiền như vậy để mở Đài Tiếng nói Hoa Kỳ”.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và Đài Châu Âu Tự do/Đài Tự do (RFE/RL) trực thuộc Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ và được thành lập nhằm mục đích tuyên truyền trong Chiến tranh Lạnh. Các đài tiếp tục phát sóng ở những khu vực hạn chế quyền tự do báo chí, bao gồm Nga, Iran và một số khu vực ở Trung Á.
Chính quyền Trump trước đó đã cố gắng cắt giảm nguồn tài trợ cho truyền thông quốc tế và nước ngoài, một động thái bị các nghị sĩ Đảng Dân chủ trong Quốc hội phản đối mạnh mẽ. Kể từ năm 2020, chính quyền Trump đã nhiều lần nhắm vào Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, cho rằng đài này đã tiêu tiền của người nộp thuế để kể những câu chuyện không hay về Hoa Kỳ, thậm chí còn giúp đỡ việc tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Trump khen quyết định cắt giảm USAID của ông Musk: “Làm tốt lắm”
Ông Musk trước đây cũng đã chỉ trích dòng tiền liên bang chảy vào các phương tiện truyền thông trực tuyến Politico, Reuters, Associated Press và tờ báo tự do The New York Times. Tổng thống Trump ngày 7/2 đã hết sức ủng hộ ông Musk, tuyên bố bước tiếp theo sẽ nhắm vào Bộ Giáo dục và Bộ Quốc phòng.
Mới đây, DOGE do ông Elon Musk điều hành đã sa thải gần 10.000 người tại Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (US Agency for International Development, USAID).
Sau cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tại Nhà Trắng, ông Trump cho biết trước câu hỏi của giới truyền thông tại một cuộc họp báo, rằng ông đã chỉ thị cho ông Musk xem xét Bộ Giáo dục và Lầu Năm Góc: “Thật đáng tiếc, một số điều rất tồi tệ chắc chắn sẽ bị phát hiện”.
Trump cho biết ông đã chỉ thị cho ông Musk xem xét Bộ Giáo dục và Bộ Quốc phòng, “và họ phát hiện ra rất nhiều hành vi gian lận, lạm dụng, lãng phí, v.v.”
Các phương tiện truyền thông chủ lưu như New York Times đều bị mua chuộc, ông Trump gọi đây là bê bối lớn nhất lịch sử
Cùng với việc thành lập Bộ Hiệu quả Chính phủ do ông Musk lãnh đạo, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã trở thành cơ quan liên bang đầu tiên bị đóng cửa. Trụ sở chính của cơ quan này tại thủ đô Washington đã bị đóng cửa, và hàng chục tỷ USD viện trợ nhân đạo quốc tế đã bị đóng băng.
Hôm 6/2, ông đăng bài nói rằng “Việc USAID tài trợ cho các cơ quan truyền thông này là vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử! Hàng tỷ đô la đã bị đánh cắp từ USAID và các cơ quan chính phủ khác, phần lớn trong số đó được trao cho Truyền thông Tin tức giả để đổi lấy việc tạo ra những câu chuyện hay có lợi cho Đảng Dân chủ. Phương tiện truyền thông cánh tả POLITICO dường như đã nhận được 8 triệu USD. Tờ New York Times có nhận được tiền không? ? ? Còn ai nữa? ? ? Đây có lẽ là vụ bê bối lớn nhất, có thể là vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử! Đảng Dân chủ không thể che giấu điều này. Nó quá lớn và quá bẩn! “
- New York Times, Politico và các kênh truyền thông khác được tiết lộ đã nhận tiền của USAID
- New York Times và hàng thập kỷ đưa tin bóp méo về Trung Quốc
Nhà báo cánh hữu Ian Miles Cheong đã tiết lộ thông tin trên X rằng Chính phủ Hoa Kỳ đã tài trợ hàng chục triệu USD cho New York Times trong 5 năm qua, gây ra tranh cãi lớn.
Theo bài đăng của ông Cheong, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ là nhà tài trợ lớn nhất, được cung cấp 26,9 triệu USD, tiếp theo là Quỹ Khoa học Quốc gia với 19,15 triệu USD. Điều đáng chú ý là chỉ trong tháng 8/2024, Chính phủ Hoa Kỳ đã phân bổ 4,1 triệu USD cho New York Times.
Ông bày tỏ lo ngại về khoản tài trợ, cho rằng nó được sử dụng để “chống đỡ” cho một tờ báo đang gặp khó khăn để đăng nội dung phù hợp với các chương trình nghị sự chính trị nhất định, chẳng hạn như luận điệu ủng hộ Ukraine, chống Trump và chống Elon Musk.
Dương Thiên Tư, Vision Times
Từ khóa Elon Musk VOA Bộ Hiệu quả Chính phủ USAID
![](https://trithucvn2.net/wp-content/themes/trithucvn_v2/images/ajax-loader.gif)