Trong cuốn sách dày 150 trang với nhan đề “Chúng ta hãy cùng mơ ước”, Giáo hoàng Francis đã lên tiếng bảo vệ những người biểu tình ủng hộ George Floyd, nói rằng các cuộc biểu tình đó như một trận chiến vì “nhân phẩm”; trong khi đó ông phê phán biểu tình chống lại các biện pháp hạn chế do COVID-19.

Embed from Getty Images

Trong cuốn sách, Giáo hoàng đã đề cập đến Floyd, một người đàn ông da đen đã chết sau khi bị cảnh sát đè đầu gối lên cổ trong vài phút.

“Bạo hành là sự vi phạm trắng trợn nhân phẩm con người mà chúng ta không thể cho phép và chúng ta phải tiếp tục đấu tranh chống lại điều đó,” ông viết về Floyd và làn sóng phản đối nổ ra khắp thế giới sau cái chết của người đàn ông da màu.

Tuy vậy, người đứng đầu Vatican lại chỉ trích những người biểu tình chống phong tỏa do COVID-19 “như thể các biện pháp chính phủ phải áp dụng vì lợi ích của nhân dân lại tạo thành một kiểu tấn công chính trị về quyền tự chủ hoặc tự do cá nhân!”

“Bạn sẽ không bao giờ thấy những người như vậy phản đối cái chết của George Floyd, hoặc tham gia biểu tình vì có những khu ổ chuột nơi trẻ em thiếu nước hoặc thiếu giáo dục,” ông viết. “Họ biến nó thành trận chiến văn hoá, mà trên thực tế là một nỗ lực để bảo vệ sự sống.”

Cuốn sách 150 trang được chấp bút bởi người viết tiểu sử bằng tiếng Anh của ông, Austen Ivereigh, sẽ ra mắt vào ngày 1/12. 

Dù Giáo hoàng khen ngợi các nhà báo đưa tin về việc đại dịch tác động đến những người nghèo khổ, ông lại chỉ trích các tổ chức truyền thông đã “sử dụng cuộc khủng hoảng này để thuyết phục mọi người là những người nước ngoài mới đáng khiển trách, rằng virus corona chỉ hơn cảm cúm một chút, và rằng những hạn chế cần thiết để bảo vệ người dân là một mệnh lệnh không chính đáng của sự can thiệp nhà nước.”

“Có những chính trị gia rao bán những cách nói này để thu lợi riêng. Nhưng họ không thể thành công nếu không có một số hãng truyền thông tạo ra và lan truyền chúng,” ông viết.

Trong cuốn sách, Giáo hoàng Francis nói rằng ông đồng cảm với các bệnh nhân COVID-19 đang đấu tranh cho sự sống của họ vì ông đã bị cắt một phần phổi khi còn là sinh viên ở Buenos Aires 63 năm trước.

“Tôi biết cảm giác của những người bị bệnh do virus corona, vật lộn để thở trong khi bị cột vào một cái máy thở,” ông nói thêm rằng trải nghiệm sức khoẻ đó khiến ông cảm giác như đang bị“treo lơ lửng giữa sự sống và cái chết.”

“Trong nhiều tháng trời, tôi không biết tôi là ai, tôi sẽ sống hay sẽ chết, thậm chí các bác sĩ cũng không biết. Tôi nhớ có một ngày đã ôm mẹ và hỏi bà liệu có phải tôi sắp chết,” Giáo hoàng nói.

Ngân Hà, theo Fox News

Trận chiến giữa những Đứa con của Ánh sáng và Bóng tối

Xem thêm: